Trình Bày Tình Hình Phát Triển Ngành Nông Nghiệp ở Vùng Đồng Bằng ...
Có thể bạn quan tâm
Câu 1:
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước.
Lúa được trồng chủ yếu ở các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng và Tiền Giang. Bình quân lương thực theo đầu người toàn vùng đạt 1066,3 kg, gấp 2,3 lần trung bình cả nước (năm 2002). Nhờ đó, Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta. Nhiều địa phương đang đẩy mạnh trồng mía đường, rau đậu. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới: xoài, dừa, cam, bưởi,... Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh. Vịt được nuôi nhiều nhất ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh.
Trong tổng sản lượng thuỷ sản cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 50%, nhiều nhất là các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau và An Giang. Nghề nuôi trồng thủy sản, đặc biệt nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu, đang phát triển mạnh.
Nghề rừng cũng giữ vị trí rất quan trọng, đặc biệt là trồng rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau. Các địa phương đang có biện pháp tích cực phòng chống cháy rừng, bảo vệ sự đa dạng sinh học và môi trường sinh thái rừng ngập mặn.
Câu 2:
* Thuận lợi và khó khăn trong phát triển ngành đánh bắt nuôi trồng hải sản và du lịch biển
a) Thuận lợi:
+)Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
- Bờ biển dài 3260km và vùng đặc quyền kinh tế rộng khoảng 1 triệu km2
- Nguồn lợi hải sản khá phong phú, có những loài có giá trị xuất khẩu cao(trữ lượng hải sản 3.9-4.0 triệu tấn)
- Có 4 ngư trường trọng điểm là:
+ Ngư trường Cà Mau-Kiên Giang
+ Ngư trường Ninh Thuận-Bình Thuận-Bà Rịa-Vũng Tàu
+ Ngư trường Hải Phòng-Quảng Ninh
+ Ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa
- Ở một số hải đảo có các rạn đá, là nơi tập trung nhiều loại thủy sản có giá trị kinh tế. Ven bờ có nhiều đảo và vụng, vịnh tạo điều kiện cho các bãi cá đẻ
- Nước ta có nhiều sông suối, kênh rạch, áo hồ, ở vùng đồng bằng có các ô trũng có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt.
-Nước ta có khoảng 1.2 triệu ha diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy hải sản (nước ngọt, nước mặn, nước lợ)
+) Điều kiện kinh tế-xã hội
- Nhân dân ta có kinh nghiệm và truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản
-Kỹ thuật nuôi tôm đi từ quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh công nghiệp
- Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn
-Những đổi mới trong chính sách của Nhà nước đã và đang có tác động tích cực tới sự phát triển ngành thủy sản
- Thị trường xuất khẩu được mở rộng (Hoa Kì, EU..)
b) Khó khăn:
- Hằng năm có tới 9-10 cơn bão xuất hiện ở biển Đông và khoảng 30-35 đợt gió mùa Đông Bắc.
- Ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thủy hải sản cũng bị đe dọa suy giảm.
- Việc chế biến thủy sản, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế
- Tàu thuyền, các phương tiện đánh bắt nói chung còn chậm được đổi mới.
- Hệ thống các cảng cá còn chưa đáp ứng được yêu cấu
Từ khóa » đặc điểm Nông Nghiệp đbscl
-
Top 15 đặc điểm Nông Nghiệp đbscl
-
Ngành Nông Nghiệp Đồng Bằng Sông Cửu Long Thích Nghi Với BĐKH
-
Nêu đặc điểm Nông Nghiệp Của đồng Bằng Sông Cửu Long
-
Đặc điểm Ngành Sản Xuất Nông Nghiệp Của Vùng Đồng Bằng Sông ...
-
Trình Bày đặc điểm Ngành Nông Nghiệp Vùng đồng Bằng Sông Cửu ...
-
Tình Hình Phát Triển Kinh Tế đồng Bằng Sông Cửu Long
-
Nghị Quyết 148-CP - Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn
-
Nông Nghiệp Đồng Bằng Sông Cửu Long Tăng Trưởng Với Tốc độ Cao
-
Nông Nghiệp Đồng Bằng Sông Cửu Long Muốn Bền Vững Thì Phải ...
-
Thúc đẩy Phát Triển Nông Nghiệp ĐBSCL - Báo Hậu Giang
-
Phát Triển Kinh Tế Nông Nghiệp Bền Vững Và Thích ứng Biến đổi Khí ...
-
Thủ Tướng Yêu Cầu Thúc đẩy Phát Triển Nông Nghiệp Và Nông Thôn ...
-
Nông Nghiệp Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long Phát Triển Vượt Bậc
-
Đồng Bằng Sông Cửu Long | Trung Tâm Xúc Tiến Đầu Tư