Trịnh Đình Dũng – Wikipedia Tiếng Việt

Bài viết hoặc đoạn này cần được wiki hóa để đáp ứng tiêu chuẩn quy cách định dạng và văn phong của Wikipedia. Xin hãy giúp sửa bài viết này bằng cách thêm bớt liên kết hoặc cải thiện bố cục và cách trình bày bài.
Bài viết hoặc đoạn này cần người am hiểu về chủ đề này trợ giúp biên tập mở rộng hoặc cải thiện. Bạn có thể giúp cải thiện trang này nếu có thể. Xem trang thảo luận để biết thêm chi tiết.
Trịnh Đình Dũng
Trịnh Đình Dũng năm 2018
Chức vụ
Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam(Phụ trách công nghiệp, xây dựng, năng lượng.)
Nhiệm kỳ9 tháng 4 năm 2016 – 7 tháng 4 năm 20214 năm, 363 ngày
Thủ tướngNguyễn Xuân PhúcPhạm Minh Chính
Tiền nhiệmHoàng Trung Hải
Kế nhiệmLê Văn Thành
Vị trí Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Việt Nam
Nhiệm kỳ3 tháng 8 năm 2011[1] – 8 tháng 4 năm 20164 năm, 249 ngày
Thứ trưởngBùi Phạm KhánhPhan Thị Mỹ Linh (từ 7/2012)Lê Quang Hùng (từ 16/8/2014)
Tiền nhiệmNguyễn Hồng Quân
Kế nhiệmPhạm Hồng Hà
Vị trí Việt Nam
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Việt Nam
Nhiệm kỳ16 tháng 5 năm 2010 – 3 tháng 8 năm 20111 năm, 79 ngày
Bộ trưởngNguyễn Hồng Quân
Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc
Nhiệm kỳtháng 6 năm 2004[2] – 16 tháng 5 năm 2010
Tiền nhiệmChu Văn Rỵ
Kế nhiệmPhạm Văn Vọng
Phó Bí thư Tỉnh ủyChủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc
Nhiệm kỳtháng 10 năm 2001 – tháng 6 năm 2004
Thông tin cá nhân
Sinh25 tháng 8, 1956 (68 tuổi)Yên Lãng, Vĩnh Phúc, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Nơi ởHà Nội
Dân tộcKinh
Tôn giáokhông
Đảng chính trị Việt Nam[3]
Họ hàng
  • Nguyễn Quế Lâm (con rể)
  • Trần Thu Hương (con dâu)
Con cái2:
  • Trịnh Mai Linh (gái)
  • Trịnh Hoàng Lâm (trai)
Học vấnKĩ sư
Alma materĐại học Xây dựng
Websitetrinhdinhdung.chinhphu.vn

Trịnh Đình Dũng (sinh ngày 25 tháng 8 năm 1956) là một chính trị gia người Việt Nam. Ông nguyên là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, XI, XII, Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam (2016–2021). Ông cũng từng là Bộ trưởng Bộ Xây dựng (2011–2016), Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2004–2010).

Xuất thân

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh ngày 25 tháng 8 năm 1956, người làng Yên Nhân, xã Tiền Phong, huyện Yên Lãng, tỉnh Vĩnh Phúc, nay thuộc huyện Mê Linh, Hà Nội.

Giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Từ năm 1970 đến 1973, học sinh Trường Phổ thông cấp 3 Thạnh Phú, huyện Mê Linh (nay là Trường Trung học Phổ thông Yên Lãng, Mê Linh).
  • Từ năm 1973 đến 1978, Sinh viên Trường Đại học Xây dựng[4].

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tháng 12 năm 1978 – tháng 10 năm 1980: Tổ trưởng bộ môn tại Xí nghiệp Khảo sát Thiết kế xây dựng tỉnh Vĩnh Phú.
  • Tháng 11 năm 1980 – tháng 4 năm 1988: Xưởng trưởng thiết kế công trình, Xí nghiệp Khảo sát thiết kế xây dựng Vĩnh Phú.
  • Tháng 4 năm 1988 – tháng 10 năm 1992: Phó phòng rồi Trưởng phòng Tổ chức Lao động, Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Phú; học tiếng Nga tại trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội và học lớp quản lý kinh tế Bộ Xây dựng.
  • Tháng 10 năm 1992 – tháng 12 năm 1996: Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Phú.
  • Tháng 1 năm 1997 – tháng 11 năm 1999: Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh kiêm Chủ tịch Hội Kiến trúc sư tỉnh Vĩnh Phúc
  • Tháng 12 năm 1999 – tháng 9 năm 2001: Tỉnh ủy viên rồi Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.
  • Tháng 10 năm 2001 – 6 năm 2004: Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc. Đại biểu Quốc hội Khoá XI.[5]
  • Tháng 7 năm 2004 – tháng 5 năm 2010: Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Phúc.

Ngày 25 tháng 4 năm 2006, Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; đại biểu Quốc hội Khoá XII, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc.[6]

  • Với quan điểm phát triển công nghiệp nhưng không làm bần cùng hoá nông dân, Vĩnh Phúc là tỉnh đầu tiên thực hiện chính sách cấp đất dịch vụ khi thu hồi đất để thực hiện dự án. Năm 2005, khi khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật về đất đai ở Vĩnh Phúc, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Mai Ái Trực đã khẳng định:" Áp dụng chính sách cấp đất cho dân làm dịch vụ khi thu hồi đất để phục vụ phát triển công nghiệp, tỉnh Vĩnh Phúc đã giúp cho Trung ương bài học giải phóng mặt bằng".
  • Hơn 13 năm giữ cương vị chủ chốt của tỉnh Vĩnh Phúc, ông Trịnh Đình Dũng đã đưa ra nhiều chính sách, quan điểm mới góp phần đưa Vĩnh Phúc từ một tỉnh nghèo trở thành một trong những tỉnh có tốc độ phát triển hàng đầu cả nước, đơn cử như:

– Giải quyết được các mối quan hệ giữa phát triển kinh tế thị trường và công bằng xã hội; Giữa phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân và phát triển công nghiệp, đô thị.

– Với quan điểm phải lấy công nghiệp làm nền tảng để thúc đẩy phát triển nông nghiệp và dịch vụ; Giải quyết nhiều lao động để giảm lao động nông nghiệp và giảm nông dân. Tạo nguồn thu ngân sách lớn để đầu tư phát triển và hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân.

  • Tháng 5 năm 2010 – tháng 8 năm 2011: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (tháng 1 năm 2011), được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Tại Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XIII (3 tháng 8 năm 2011) được Quốc hội phê chuẩn làm Bộ trưởng Bộ xây dựng

  • Ngày 26 tháng 1 năm 2016, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông tiếp tục được bầu làm ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 12 nhiệm kì 2016–2021.
  • 9 tháng 4 năm 2016: Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, ông được Quốc hội phê chuẩn, Chủ tịch nước bổ nhiệm giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ.[7]
  • 27 tháng 7 năm 2016, Tại kỳ họp thứ 1, Quốc hội khóa XIV, ông được Quốc hội phê chuẩn, Chủ tịch nước bổ nhiệm giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ.
  • Ngày 7 tháng 4 năm 2021, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, ông được Quốc hội phê chuẩn, Chủ tịch nước miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ (2016 – 2021) theo đề nghị của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Ông có nhiệm vụ giúp Thủ tướng:

  • a) Giúp Thủ tướng Chính phủ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác:
– Công nghiệp, nông nghiệp và phát triển nông thôn, thương mại – Xuất nhập khẩu, xây dựng, giao thông vận tải, tài nguyên và môi trường. – Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài. – Chỉ đạo bảo đảm năng lượng và Tiết kiệm năng lượng. – Các công trình trọng Điểm quốc gia, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản theo phân cấp của Luật đầu tư và Luật đầu tư công. – Các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất. – Công tác phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn.
  • b) Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi và chỉ đạo: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
  • c) Làm nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước; Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các Dự án trọng Điểm về dầu khí; Trưởng Ban Chỉ đạo Tổ chức Điều phối phát triển các Vùng kinh tế trọng Điểm; Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu; Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản; Chủ tịch các Hội đồng quốc gia, Trưởng các Ban Chỉ đạo khác theo lĩnh vực liên quan.
  • d) Các công việc khác theo sự phân công, ủy nhiệm của Thủ tướng Chính phủ.

Quan điểm

[sửa | sửa mã nguồn]
Trịnh Đình Dũng năm 2023

Phát biểu với báo giới sau khi nhận chức:

  • "Có 3 nhiệm vụ trọng tâm mà tôi phải tập trung. Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng nhằm sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực, đặc biệt là tài nguyên đất đai, vốn đầu tư xây dựng và nguồn nhân lực trong quá trình đầu tư xây dựng. Với trách nhiệm được giao, Bộ sẽ tập trung rà soát các quy định liên quan đến đầu tư xây dựng để trực tiếp hoặc phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tham mưu, đề xuất với Chính phủ, Quốc hội trong việc soạn thảo, sửa đổi, bổ sung các chính sách, pháp luật liên quan đến đầu tư xây dựng.Thứ hai, tập trung nhiều hơn đến lĩnh vực phát triển đô thị. Thứ ba, chú trọng vào lĩnh vực phát triển nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nhà ở của người dân thuộc mọi đối tượng, chú trọng hướng tới các đối tượng ít có điều kiện tiếp cận với nhà ở giá cao".
  • "Thời gian tới chúng ta cần phát triển mạnh nhà ở xã hội. Đây là nhà dành cho những người không có điều kiện tiếp cận với nhà ở thị trường hàng hóa, như đội ngũ công chức, viên chức, người nghèo ở đô thị, công nhân các khu công nghiệp, sinh viên, người không có thu nhập. Nhà ở xã hội sẽ phân ra nhiều nhóm, gồm căn hộ chung cư bán giá rẻ, căn hộ cho thuê và trả góp giá rẻ, căn hộ cho thuê giá rẻ và nhà cho những người không có tiền để thuê (như người tàn tật, người cô đơn không nơi nương tựa, người mất sức lao động không có thu nhập...). Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có thu nhập trung bình là những đối tượng có thể mua hoặc thuê nhà giá rẻ".
  • Đánh giá về phát biểu của Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng với báo chí sau khi nhậm chức, trong chương trình "sự kiện bình luận" phát trực tiếp trên VTV1 ngày 20 tháng 8 năm 2011, GS.TS Trần Ngọc Đường – Viện nghiên cứu Lập pháp khẳng định: "Đó là người có tư duy mới".
  • Giữ lời hứa với dân và báo giới sau khi nhậm chức, Bộ trưởng đã dành trí lực vào việc soạn thảo Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Từ đề xuất của Bộ trưởng, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược này bằng Quyết định số 2127 ngày 30 tháng 11 năm 2011. Đây là lần đầu tiên chúng ta có Chiến lược phát triển nhà ở kể từ khi đất nước giành được độc lập, là một bước cụ thể để hiện thực hóa đường lối của Đảng về phát triển một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó dùng phương tiện thị trường để thực hiện các mục tiêu xã hội chủ nghĩa – đó là mục tiêu vì con người, mục tiêu tiến bộ và công bằng xã hội. Một điểm mới nữa là Chiến lược đã minh bạch và cụ thể hoá chính sách cho từng nhóm đối tượng (8 nhóm) khó khăn về nhà ở cần được Nhà nước hỗ trợ. Ngoài Chiến lược phát triển nhà ở, Bộ trưởng còn đưa ra nhiều quan điểm mới góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển đúng quy luật cung – cầu, có sự kiểm soát của Nhà nước; ngăn chặn tình trạng phát triển đô thị thiếu quy hoạch, kế hoạch, tự phát, không đồng bộ, thiếu kết nối hạ tầng, lãng phí tài nguyên đất đai và vốn đầu tư của xã hội;...

Giới khoa học và chuyên gia kinh tế đánh giá cao những tư tưởng mới của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, còn báo chí thì bình chọn đó là chính sách gây ảnh hưởng lớn đến người dân.

  • Quan điểm xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Xây dựng dựa trên nguyên tắc: Tránh chống chéo, không bỏ trống, đúng đối tượng và tiết kiệm nguồn lực.
  • Các doanh nghiệp sử dụng lao động phải coi việc đầu tư nhà ở công nhân là nhân tố tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đảm bảo doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, phát triển bền vững và là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Đồng thời sẽ có biện pháp để các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tham gia mạnh mẽ vào phát triển nhà ở xã hội đặc biệt là nhà ở công nhân.
  • Phải có cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nhà ở phi hàng hóa để giải quyết chỗ ở cho các nhóm đối tượng chính sách xã hội gặp khó khăn về chỗ ở nhưng không đủ khả năng thanh toán theo cơ chế thị trường, gồm: Người có công với cách mạng; hộ nghèo khu vực nông thôn; người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị; cán bộ, công chức, viên chức, nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; công nhân lao động tại các khu công nghiệp; sinh viên, học sinh các trường đại học,cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề.
  • Phát triển được loại hình nhà ở phi hàng hóa (nhà ở xã hội) là con đường gần nhất để đi đến mục tiêu mọi người dân đều có quyền có chỗ ở.
  • "Thẳng thắn nhìn nhận, cởi mởi trao đổi và chia sẻ, trước những câu hỏi của nhiều doanh nghiệp và báo chí" – đó là nhận xét của báo chí sau khi Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng hoàn thành việc trả lời trực tiếp gần 90 câu hỏi "chất vấn" của doanh nghiệp và báo chí tại Hội nghị doanh nghiệp ngành Xây dựng năm 2011.
  • Tập trung quản lý, kiểm soát, phát triển bền vững để người dân sống hạnh phúc hơn, yên tâm hơn.
  • Sửa Luật Xây dựng để kiểm soát, để giữ tiền cho Nhà nước, cho nhân dân. Luật Xây dựng không phải chỉ làm cho ngành xây dựng mà làm cho đất nước.
  • Luật Xây dựng (sửa đổi) với đổi mới căn bản là phân định các dự án sử dụng các nguồn vốn khác nhau thì có phương thức, nội dung và phạm vi quản lý khác nhau. Trong đó, đối với các dự án có sử dụng vốn nhà nước thì các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành sẽ quản lý chặt chẽ theo nguyên tắc "tiền kiểm" thông qua việc thẩm định dự án (mà nội dung trọng tâm, cốt lõi là thiết kế cơ sở), thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng, cũng như thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu trước khi đưa công trình vào khai thác sử dụng, nhằm nâng cao chất lượng công trình, chống thất thoát, lãng phí và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
  • Luật Xây dựng (sửa đổi) cũng đưa ra các quy định để đổi mới mô hình tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước, theo đó thay vì tổ chức các ban quản lý theo từng dự án đơn lẻ như hiện nay, thì sẽ thành lập những ban quản lý chuyên nghiệp theo khu vực hoặc theo chuyên ngành, thực hiện quản lý nhiều dự án, đây là một giải pháp nhằm nâng cao năng lực và tính chuyên nghiệp của ban quản lý, qua đó góp phần bảo đảm chất lượng, tiến độ và hiệu quả của dự án đầu tư.

Đề nghị kỷ luật

[sửa | sửa mã nguồn]

Chiều 19/1/2024, dẫn thông tin từ Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng cho hay ủy ban này đề nghị hai cơ quan hàng đầu của đảng là Bộ Chính trị và Ban Bí thư xem xét trách nhiệm, xử lý kỷ luật Ban cán sự đảng Bộ Công Thương các nhiệm kỳ 2016-2021, 2021-2026 và một số cá nhân.

Những quan chức bị đề nghị kỷ luật gồm ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương; ông Trịnh Đình Dũng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban cán sự đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; và ông Mai Tiến Dũng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tóm tắt tiểu sử Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng Lưu trữ 2014-01-22 tại Wayback Machine Cổng thông tin điện tử Chính phủ Việt Nam
  • Tân Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Những dấu ấn từ Bí thư đến Bộ trưởng Đình Chúc – báo Lao động 11:14 AM, 09 tháng 4 năm 2016
  • Từ địa văn hóa Vĩnh Phúc đến tầm nhìn chính khách Nguyễn Tham Thiện Kế. Báo Xây dựng 19:51, 9 tháng 4 năm 2016
  • TÓM TẮT TIỂU SỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHOÁ XI TỈNH VĨNH PHÚC Trịnh Đình Dũng tỉnh Vĩnh Phúc Lưu trữ 2017-07-01 tại Wayback Machine
  • Tóm tắt tiểu sử Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng Lưu trữ 2017-01-03 tại Wayback Machine Bộ Xây dựng 00:00 03 tháng 8 năm 2011
  • Tiểu sử tóm tắt của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng Chính phủ 4:14 PM, 09 tháng 4 năm 2016
  • [1]
Tiền nhiệm:Nguyễn Minh Đăng Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc2001–2004 Kế nhiệm:Nguyễn Ngọc Phi
Tiền nhiệm:Nguyễn Văn Bình Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc2004–2010 Kế nhiệm:Nguyễn Văn Chức
Tiền nhiệm:Chu Văn Rỵ Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc2004–2010 Kế nhiệm:Phạm Văn Vọng
Tiền nhiệm:Nguyễn Hồng Quân Bộ trưởng Bộ Xây dựng2011–2016 Kế nhiệm:Phạm Hồng Hà
  • x
  • t
  • s
Chính phủ Việt Nam khóa XIV (2016 – 2021)
Thủ tướng Việt NamNguyễn Xuân Phúc Ủy viên Bộ Chính trịThủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân PhúcPhó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình
Phó Thủ tướng
  1. Trương Hòa Bình Ủy viên Bộ Chính trị
  2. Phạm Bình Minh Ủy viên Bộ Chính trị
  3. Vũ Đức Đam
  4. Trịnh Đình Dũng
Ban Cán sự Đảng
  1. Nguyễn Xuân Phúc
  2. Trương Hòa Bình
  3. Phạm Bình Minh
  4. Vũ Đức Đam
  5. Trịnh Đình Dũng
  6. Ngô Xuân Lịch
  7. Tô Lâm
  8. Lê Vĩnh Tân
  9. Mai Tiến Dũng
Bộ trưởng các bộ
01. Bộ Ngoại giaoPhạm Bình Minh
02. Bộ Quốc phòngĐại tướng Ngô Xuân Lịch
03. Bộ Công anĐại tướng Tô Lâm
04. Bộ Nội vụPhạm Thị Thanh Trà
05. Bộ Tài chínhĐinh Tiến Dũng
06. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônNguyễn Xuân Cường
07. Bộ Công ThươngTrần Tuấn Anh
08. Bộ Giáo dục và Đào tạoNguyễn Kim Sơn
09. Bộ Tài nguyênTrần Hồng Hà
10. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchNguyễn Văn Hùng
11. Bộ Khoa học và Công nghệChu Ngọc Anh • Huỳnh Thành Đạt
12. Bộ Kế hoạch và Đầu tưNguyễn Chí Dũng
13. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hộiĐào Ngọc Dung
14. Bộ Tư phápLê Thành Long
15. Bộ Xây dựngPhạm Hồng Hà
16. Bộ Giao thông Vận tảiNguyễn Văn Thể
17. Bộ Thông tin Truyền thôngNguyễn Mạnh Hùng
18. Bộ Y tếNguyễn Thanh Long
Các cơ quan ngang bộ
19. Văn phòng Chính phủMai Tiến Dũng
20. Ủy ban Dân tộcĐỗ Văn Chiến
21. Ngân hàng Nhà nướcLê Minh Hưng • Nguyễn Thị Hồng
22. Thanh tra Chính phủLê Minh Khái
Các cơ quan khác trực thuộc
Ủy ban Quản lý vốn Nhà nướcNguyễn Hoàng Anh
Đài Tiếng nói Việt NamNguyễn Thế Kỷ
Đài Truyền hình Việt NamTrần Bình Minh
Thông tấn xã Việt NamNguyễn Đức Lợi
Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệChâu Văn Minh
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hộiBùi Nhật Quang
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí MinhNguyễn Xuân Thắng
Đại học Quốc gia Hà NộiNguyễn Kim Sơn
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí MinhHuỳnh Thành Đạt • Vũ Hải Quân
Bảo hiểm Xã hội Việt NamNguyễn Thế Mạnh
  1. ^ Tóm tắt tiểu sử Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng Lưu trữ 2017-01-03 tại Wayback Machine Bộ Xây dựng 00:00 03/08/2011
  2. ^ Tóm tắt tiểu sử Đại biểu Quốc hội khóa XII tỉnh Vĩnh Phúc Lưu trữ 2017-01-03 tại Wayback Machine Tỉnh Vĩnh Phúc. 01/07/2007
  3. ^ Đồng chí Trịnh Đình Dũng Lưu trữ 2017-01-03 tại Wayback Machine Đảng cộng sản. Cập nhật 15h34, Ngày 11/04/2016
  4. ^ “Chúc mừng ông Trịnh Đình Dũng – Cựu sinh viên Trường Đại học Xây dựng được bầu làm Phó Thủ tướng Chính phủ”. huce.edu.vn. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2024.
  5. ^ “Thông tin đại biểu Quốc hội khóa 11: Trịnh Đình Dũng”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2017.
  6. ^ “Thông tin đại biểu Quốc hội khóa 12: Trịnh Đình Dũng”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2017.
  7. ^ “Trình phê chuẩn ba Phó thủ tướng, 18 bộ trưởng và thành viên Chính phủ”. Báo tuổi trẻ. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2016.

Từ khóa » Tiểu Sử ông Chu Văn Rỵ