Trình độ Học Vấn Của Người Việt Nam Hiện Nay

1.1. Định nghĩa về trình độ học vấn là gì?

Trình độ học vấn bạn có hiểu là gì không? Khi nói đến cụm từ này thì ai cũng có thể trả lời được như nào được coi là trình độ học vấn. Tuy nhiên, định nghĩa về trình độ học vấn không phải ai cũng định nghĩa được trình độc học vấn là gì? Đó làm cụm từ dùng để chỉ đến mức độ, cấp học của bạn hay chính là nói đến các bậc học của bạn. Mỗi con người sẽ có trình độ học khác nhau, và hiện nay trình độ học vấn trung của nước ta hầu hết đều tốt nghiệp cấp 2 trở lên. Chỉ còn các vùng sau, vùng xa và những vùng còn khó khăn thì hiện nay vẫn chưa được đi học hoặc có trình độ học vấn còn khá thấp.

Nội dung chính Show
  • 1.1. Định nghĩa về trình độ học vấn là gì?
  • 1.2. Các bậc học ở nước ta hiện nay?
  • 2. Trình độ học vấn, trình độ văn hóa có khác nhau không?
  • 3. Bật mí một số nghề nghiệp nên chọn cho tương lai
  • 3.1. Công nghệ thông tin
  • 3.2. Ngành marketing
  • 3.3. Ngành quản trị kinh doanh
  • 3.4. Ngành xây dựng
  • 1. Trình độ học vấn là gì?
  • 2. Phân biệt trình độ học vấn và trình độ chuyên môn
  • 3. Phân biệt các yếu tố gây nhầm lẫn trong sơ yếu lí lịch
  • 3.1. Nơi sinh và nguyên quán
  • 3.2. Địa chỉ thường trú và nơi đăng kí hộ khẩu thường trú
  • 3.3. Địa chỉ tạm trú
  • 3.4. Nơi cư trú

Trình độ học vấn ở trình độ bạn đạt được trong quá trình học tập của mình tại trường lớp là cấp bậc nào. Ví dụ như: Trình độ học vấn của bạn là đại học, trình độ học vấn của bạn là trung học cơ sở, trình độ học vấn của bạn là trung học phổ thông.

Trình độ học vấn của một người là thể hiện sự hiểu biết của người đó về một lĩnh vực chuyên sâu nào đó được tạo tạo ở mức nào. Nếu bạn là học nghề thì mức độ đào tạo chuyên sâu của bạn sẽ ở mức là trung cấp, cao đẳng, đại học, hay cao học. Trình độ học vấn thể hiện mức độ chuyên môn của bạn và con ảnh hưởng đến công việc của bạn sau nay. Để có được một công việc tốt với một mức lương hấp dẫn thì bạn cần có bậc học và năng lực chuyên môn phù hợp. Đặc biệt với các ngành đặc thù như nghiên cứu thì trình độ học vấn chính là sự thể hiện năng lực của bạn cũng như sự hiểu biết về chuyên môn nghề nghiệp.

Khi nào thì bạn sẽ được hỏi về trình độ học vấn của mình? Trình độ học vấn của bạn sẽ được dùng trong các buổi phỏng vấn xin việc, hoặc khi viết bất kỳ hồ sơ hay tài liệu gì có liên quan đến việc kê khai, trình báo về thông tin cá nhân của bạn.

Xem thêm: Học truyền thông ra làm gì

1.2. Các bậc học ở nước ta hiện nay?

Cơ cấu nền giáo dục nước ta hiện nay chia thành những bậc học như sau:

+ Giáo dục mầm non

+ Giáo dục cơ bản:Giáo dục tiểu học; Giáo dục trung học cơ sở; Giáo dục trung học phổ thông

+ Giáo dục chuyên biệt: Trung học phổ thông chuyên, trung học phổ thông năng khiếu; Trung tâm giáo dục thường xuyên; Trường phổ thông dân tộc nội trú; Trường giáo dưỡng

+ Giáo dục đại học: Trường trung cấp, dạy nghề; Giáo dục hệ cao đẳng; Giáo dục đại học

+ Giáo dục sau đại học: Giáo dục cao học; Nghiên cứu sinh

Hiện nay, trong cả nước có khoản 235 các trường đại học khác nhau, với hơn 1.7 triệu sinh viên mỗi năm. Theo thống kê thì mỗi năm có khoản 40% sinh viên tốt nghiệp trường cao đẳng, đại học trong cả nước; hơn 20% là học cao đẳng nghề và trung cấp nghề; khoảng 15 % là học nghề tại các trung tâm đào tạo nghề, và đi làm chỉ 10 % là đi làm.

Tuy nhiên, một thực trạng hiện nay cho thấy là trong cả nước có trình độ học vấn không đồng đều, việc đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ lao động cả nước còn chưa cao. Đội ngũ người lao động có chất lượng cao còn thấp. Và điều đó ảnh hưởng đến trình độ dân trí chung của cả nước. Các việc làm chất lượng cao đòi hỏi người lao đồng cần có trình độ để áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cũng như các ngành nghề mới cần có sự trợ giúp đắc lực của nguồn nhân lực chất lượng.

Với sự phát triển của xã hội hiện này cùng với sự phát triển không ngừng nghỉ của công nghệ, tiến bộ xã hội, để không bị đi chậm lại quá xa so với các nước phát triển nước ta cần đẩy mạnh công tác giáo dục và đào tạo đội ngũ lao động chuyên nghiệp và chuyên sâu. Nó thể hiện ở trình độ học vấn của người lao động.

Trang vàng

2. Trình độ học vấn, trình độ văn hóa có khác nhau không?

Rất nhiều người trong chúng ta đều bị nhầm lẫn giữa trình độ học vấn và trình độ văn hóa với nhau. Tuy nhiên hai khái niệm này là hoàn toàn khác nhau. Tôi còn nhớ, vài năm trước đây, khi kê khai về trình độ dân trí thì chúng ta được phát một tờ giấy kê khai là với nội dung trình độ văn hóa của bạn. Tôi dám chắc ai cũng viết trình độ văn hóa đó là trình độ đại học, trung học phổ thông,.... Mọi người đang bị nhầm lẫn hai khái niệm này với nhau và thấm trí đến các nhà quản lý cũng đáng bị nhầm lẫn hai khái niệm này với nhau. Vậy chúng khác biệt như thế nào.

+ Trình độ học vấn là nó đến mức độ học tập của con người tại trường học, và thước đo tiêu chuẩn của nước ta là: Sau đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp, trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học. Là nói về mức độ học vấn cao nhất của người đó.

+ Trình độ văn hóa là một cụm từ mà mọi người đang bị hiểu sai về ý nghĩa của nó. Văn hóa là cụm từ nói về giá trị vật chất và giá trị tinh thần do con người tạo ra trong quá trình lao động sản xuất. Văn hóa của một xã hội được thể hiện qua học vấn, khoa học kỹ thuật, văn học, triết học, đạo đức, nghệ thuật, sản xuất,.. Văn hóa là một nét riêng của từng quốc gia, và chỉ đến sự tiến bộ của một quốc gia.

Trong các văn bản hiện nay mọi người đang bị nhầm lẫn hai vấn đề này với nhau. Thường họ sẽ gộp lại 2 khái niệm này với nhau thành trình độ học vấn. Tuy nhiên nếu trong trường hợp văn bản có ghi là trình độ học vấn thì bạn sẽ kê khai là đại học, cao đẳng,.. Còn trong trường hợp ghi về trình độ văn hóa thì sẽ cần kê khai là 12/12, 10/12,..

Xem thêm: Trình độ học vấn trong CV

3. Bật mí một số nghề nghiệp nên chọn cho tương lai

3.1. Công nghệ thông tin

Ngành công nghệ thông tin hiện nay đang là một ngành “hot” và trong tương lai thì nó sẽ là một ngành “hot” hơn nữa với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ như hiện nay. Theo thống kê hiện nay, số lượng sinh viên ra trường chỉ mới đáp ứng được khoảng 15% nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Dự báo trong tương lai năm 2020 thì nước ta sẽ thiếu khoảng 300 nghìn nhân lực của ngành công nghệ thông tin.

Khi làm việc trong ngành này bạn không chỉ có cơ hội làm việc trong một môi trường tốt mà còn có cơ hội làm việc với một mức lương hấp dẫn. Một sinh viên mới ra trường bạn đã có thể được hưởng mức lương từ 7 triệu – 9 triệu đồng/tháng. Mức lương sẽ còn cao hơn nữa nếu bạn có năng lực làm việc tốt hơn.

3.2. Ngành marketing

Với sự phát triển không ngừng của các hoạt động kinh doanh hiện nay thì ngành marketing không chỉ có cơ hội phát triển hiện nay mà trong tương lai nó sẽ là một trong những lĩnh vững nghề nghiệp nằm ở top đầu. Đây là một ngành phục vụ đắc lực cho ngành kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Với xu thế hội nhập như hiện nay thì đây là một nghề cơ hội phát triển rất tốt cho các bạn trẻ lựa chọn nó.

Theo dự báo về nguồn lao động của HCM năm 2020 thì thị trường lao động sẽ cần đến hơn 10 nghìn lao động ngành marketing. Là một ngành cơ hội việc làm rộng mở, cùng với một môi trường để bạn có thể phát triển cho bản thân trong sự thăng tiến trong công việc, cũng như có một mức lương hấp dẫn.

3.3. Ngành quản trị kinh doanh

Với xu thế hội nhập như hiện nay, ngày càng có nhiều doanh nghiệp được mở ra kinh doanh với các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Không chỉ thế các doanh nghiệp đều cần một đội ngũ kinh doanh chuyên nghiệp để phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh. Để tăng tính cạnh tranh trên thị trường và có thể phát triển được doanh nghiệp của mình thì đây là một lựa chọn về ngành học cho mình.

Theo thống kê thì hiện nay nước ta có khoản 200 nghìn các doanh nghiệp khác nhau. Tạo nên một cơ hội việc làm lớn cho các bạn, các bạn trẻ muốn kinh doanh và một môi trường làm việc năng động thì đây chính là cơ hội của các bạn.

Việc làm quản trị kinh doanh

3.4. Ngành xây dựng

Ngành xây dựng cũng là một ngành có sự phát triển trong tương lai. Hiện này với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế là đi kèm với nó là sự phát triển của cơ sở hạ tầng, việc phát triển cơ sở hạ tầng không chỉ là để phục vụ cho quá trình sản xuất, mà còn để phục vụ nhu cầu của con người. Trong tương lai sắp tới đây là một ngành thiếu nguồn nhân lực trầm trọng. Chính vì vậy, cơ hội việc làm của bạn là rất rộng mở khi học xây dựng.

Qua những chia sẻ của timviec365.com.vn về trình độ học vấn là gì? Sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết về vấn đề này. Hy vọng bạn sẽ chọn được một nghề phù hợp với bản thân và với xu hướng phát triển của xã hội.

1. Trình độ học vấn là gì?

Trình độ học vấn được định nghĩa bởi UNESCO (Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc) như sau: Trình độ học vấn của một người là bậc học cao nhất của người đó đã hoàn thành trong hệ thống giáo dục quốc dân mà người đó đã theo học.

Ở Việt Nam, hệ thống giáo dục quốc dân gồm hai hệ thống là giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên được quy định trong Luật Giáo dục. Các bậc học trong hệ thống giáo dục của nước ta bao gồm:

- Giáo dục mầm non

- Giáo dục phổ thông, dạy nghề

- Giáo dục chuyên nghiệp

Khi thu thập các số liệu về trình độ học vấn của dân số, người ta sẽ chủ yếu dùng đến ba khái niệm như sau:

- Khái niệm thứ nhất là “tình trạng đi học”: Tình trạng đi học là hiện trạng của một người bất kì đang theo học tại một cơ sở giáo dục thuộc vào hệ thống giáo dục quốc dân được Nhà nước công nhận về mặt pháp lý. Các cơ sở giáo dục đó được sắp xếp một cách có hệ thống để người học được tiếp cận, tiếp thu các kiến thức học vấn phổ thông, kiến thức chuyên ngành, kiến thức kĩ thuật, chuyên môn nghiệp vụ, cụ thể:

+ Trường, lớp mẫu giáo

+ Trường tiểu học

+ Trường trung học cơ sở

+ Trường trung học phổ thông

+ Trường, lớp dạy nghề

+ Trường đại học, Viện đại học, Học viện, Viện công nghệ

+ Các trường chuyên nghiệp: Từ bậc trung học chuyên nghiệp trở lên thuộc các loại hình giáo dục đào tạo khác nhau

- Khái niệm thứ hai là “Biết đọc biết viết”: Biết đọc biết viết là người có khả năng đọc, viết, hiểu và nắm rõ những câu, từ đơn giản bằng ngôn ngữ quốc gia, ngôn ngữ dân tộc hoặc ngoại ngữ.

- Khái niệm thứ ba là “Trình độ học vấn cao nhất đã đạt được”: Trình độ học vấn cao nhất đã đạt được bao gồm

+ Đầu tiên là học vấn phổ thông: Đối với những người đã thôi học, trình độ học vấn cao nhất đã đạt được là lớp phổ thông cao nhất đã hoàn thành chương trình học. Còn đối với người đang đi học thì sẽ là lớp phổ thông đã hoàn thành chương trình học từ trước tức là lấy lớp đang học trừ đi 1.

+ Thứ hai là dạy nghề: Là những người đã tốt nghiệp các trường sơ cấp nghề, trung cấp hoặc cao đẳng nghề, đã được cấp bằng hoặc chứng chỉ để xác nhận trình độ học vấn cao nhất đã đạt được

+ Thứ ba là trung cấp chuyên nghiệp: Đây là những người đã tốt nghiệp bậc trung cấp chuyên nghiệp và được cấp bằng

+ Cao đẳng: Những người tốt nghiệp cao đẳng và được cấp bằng cử nhân cao đẳng

+ Đại học: Những người đã tốt nghiệp đại học và được cấp bằng cử nhân đại học

+ Sau đại học: Những người đã tốt nghiệp và được cấp học vị (bao gồm: thạc sĩ, tiến sĩ hoặc tiến sĩ khoa học)

Xem thêm: Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn

Tìm việc Kế toán - Kiểm toán

Xem thêm : Nên làm nghề gì lương cao đúng với nhu cầu tuyển dụng của xã hội

2. Phân biệt trình độ học vấn và trình độ chuyên môn

Trình độ chuyên môn có thể được hiểu là chuyên ngành mà một người được đào tạo bài bản về mặt kiến thức và kĩ năng. Có thể thấy, trình độ học vấn thường để chỉ bậc học cao nhất còn trình độ chuyên môn dùng để chỉ chuyên ngành được đào tạo của một người.

Trình độ học vấn là một yếu tố xuất hiện trong sơ yếu lí lịch, nó có thể được ghi là trình độ văn hóa, tuy nhiên cách ghi này không hoàn toàn chính xác vì văn hóa là dùng để chỉ toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần được sáng tạo bởi loài người trong suốt chiều dài lịch sử (bao gồm: ngôn ngữ, chữ viết, pháp luật, tôn giáo, đạo đức, văn học, khoa học, nghệ thuật, công cụ sinh hoạt hằng ngày về ăn - mặc - ở,…) nên không thể định lượng hay đo lường được. Trong sơ yếu lí lịch, trình độ học vấn (hay trình độ văn hóa) thường được ghi x/12 (x là lớp học cao nhất của bạn tại thời điểm ghi sơ yếu lí lịch), còn trình độ chuyên môn là phần để ghi chuyên ngành bạn đã trải qua quá trình đào tạo và được cấp bằng hoặc chứng chỉ để xác thực.

CV xin việc

Xem thêm : Học viện Ngoại giao ra làm gì? Những thông tin cho bạn

3. Phân biệt các yếu tố gây nhầm lẫn trong sơ yếu lí lịch

3.1. Nơi sinh và nguyên quán

Trong các giấy tờ, biểu mẫu trước đây như sơ yếu lí lịch, chúng ta sẽ bắt gặp thông tin về “Nguyên quán” còn hiện nay thì nó được thay bằng “Quê quán”, vì vậy, bạn có thể hiểu hai thông tin này là một, không có gì khác biệt.

Trong quá trình kê khai sơ yếu lí lịch, một số người sẽ hiểu nhầm Nguyên quán (hay Quê quán) là nơi mình sinh ra. Tuy nhiên, thực tế thì không phải vậy, thông tin về Nguyên quán (hay Quê quán) được xác định theo quê quán của cha hoặc của mẹ hoặc của ông, bà theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc căn cứ theo phong tục tập quán của địa phương. Thông tin này được ghi rõ trong Giấy đăng kí khai sinh, căn cứ theo Luật Hộ tịch 2014, Điều 4, Khoản 8.

Vậy có thể thấy, bạn có thể dựa trên thông tin được ghi trong giấy khai sinh để xác định thông tin về Nguyên quán (hay Quê quán). Bởi vì mọi thông tin của bạn được tạo lập trên các giấy tờ, biểu mẫu sau này đều cần phải căn cứ trên giấy khai sinh của chính bạn. Nếu thông tin trên các giấy tờ, biểu mẫu khác có sự sai lệch với giấy khai sinh thì bạn sẽ gặp khó khăn, trở ngại với một số công việc như đăng kí nhập học hay thi tốt nghiệp…

Bạn cần lưu ý rằng thông tin nguyên quán, xuất xứ có thể trùng với thông tin về nơi sinh. Thế nhưng, ở chiều ngược lại, thông tin về nơi sinh trong nhiều trường hợp sẽ không trùng với thông tin về nguyên quán.

Xem thêm: Cách viết hồ sơ xin việc cho sinh viên

3.2. Địa chỉ thường trú và nơi đăng kí hộ khẩu thường trú

Trong sơ yếu lí lịch, bạn sẽ thấy thông tin về hộ khẩu được ghi cụ thể là “Nơi đăng kí hộ khẩu thường trú”, nên bạn chỉ cần ghi theo thông tin trên sổ hộ khẩu là được. Tuy nhiên, nếu bắt gặp thông tin “Nơi thường trú” thì bạn cần phải hiểu mình phải ghi địa chỉ nơi mình sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn, tại một địa điểm nhất định và bạn đã đăng kí thường trú tại địa chỉ này. Đồng thời, để ghi chính xác thông tin này, bạn cần dựa trên sổ hộ khẩu để tránh sai sót.

Để xác định địa chỉ thường trú, bạn cần căn cứ vào các tiêu chí sau:

- Là nơi bạn sinh sống thường xuyên

- Ổn định, không có sự thay đổi

- Không có giới hạn về mặt thời gian

- Gia đình bạn đã đăng kí hộ khẩu

3.3. Địa chỉ tạm trú

Địa chỉ tạm trú là thông tin bạn có thể bỏ qua khi kê khai sơ yếu lí lịch nếu như địa chỉ nhà của bạn chính là địa chỉ thường trú. Còn nếu bạn đăng kí hộ khẩu ở một nơi và bạn đang sinh sống ở một nơi khác thì sẽ ghi địa chỉ nơi bạn đang ở vào phần “Địa chỉ tạm trú”. Theo Luật Cư trú 2006, Điều 12, Khoản 1, nơi tạm trú là nơi ở của công dân ngoài nơi thường trú và đã đăng kí tạm trú.

3.4. Nơi cư trú

Đối với thông tin về “Nơi cư trú”, bạn cần phải hiểu nó có thể là “Nơi thường trú” hoặc “Nơi tạm trú” nên bạn chỉ cần ghi một trong hai địa chỉ trên là được. Có nhiều người nghĩ “Nơi cư trú” là “Nơi thường trú”, điều này không hẳn sai nhưng chưa đủ. Điều này đã được quy định trong Luật Cư trú 2006, Điều 12, Khoản 1, trong đó nêu rõ nơi cư trú là nơi ở hợp pháp mà công dân thường xuyên sinh sống, có thể là nơi thường trú hay nơi tạm trú.

Bài viết trên đây đã giải đáp câu hỏi trình độ học vấn là gì và làm thế nào để phân biệt được trình độ học vấn và trình độ chuyên môn? Hy vọng với bài viết trên đây, bạn có thể tự tin điền sơ yếu lí lịch để phục vụ cho công việc cũng như quá trình học tập của bạn, chúc bạn thành công. Ngoài ra, bạn có thể tìm kiếm việc làm các ngành nghề như việc làm kế toán nội bộ, việc làm kế toán doanh nghiệp... tại webtite timviec365.net.

Tìm việc làm

Từ khóa » Trình độ Học Vấn Của Người Việt Nam Hiện Nay