Trình độ Sáng Tạo Của Sáng Chế - Đăng Ký Thương Hiệu

Trình độ sáng tạo của sáng chế được pháp luật quy định như sau khi tiến hành thẩm định nội dung:

– Việc đánh giá trình độ sáng tạo của giải pháp kỹ thuật nêu trong đơn được thực hiện bằng cách đánh giá dấu hiệu cơ bản khác biệt nêu trong phạm vi(yêu cầu) bảo hộ để đưa ra kết luận:

+ Dấu hiệu cơ bản khác biệt có bị coi là đã được bộc lộ trong nguồn thông tin tối thiểu bắt buộc hay không.

+ Tập hợp các dấu hiệu cơ bản khác biệt có bị coi là có tính hiển nhiên đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng hay không.

– Trong các trường hợp sau đây (nhưng không phải chỉ trong các trường hợp đó), ứng với một điểm thuộc phạm vi bảo hộ, giải pháp kỹ thuật bị coi là không có trình độ sáng tạo: + Tập hợp các dấu hiệu cơ bản khác biệt mang tính hiển nhiên (bất kỳ người nào có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng cũng biết rằng để thực hiện chức năng đã định hoặc để đạt được mục đích đã định tất yếu phải sử dụng tập hợp các dấu hiệu đó và ngược lại khi sử dụng tập hợp các dấu hiệu đó thì tất yếu phải đạt được mục đích hoặc thực hiện được chức năng tương ứng); + Tập hợp các dấu hiệu cơ bản khác biệt đã được bộc lộ dưới dạng đồng nhất hoặc tương đương trong một/một số giải pháp kỹ thuật nào đó đã biết trong nguồn thông tin tối thiểu bắt buộc;

+ Giải pháp kỹ thuật là sự kết hợp đơn giản của các giải pháp kỹ thuật đã biết với chức năng, mục đích và hiệu quả cũng là sự kết hợp đơn giản chức năng, mục đích và hiệu quả của từng giải pháp kỹ thuật đã biết.

Trong điểm này: Hai dấu hiệu được coi là đồng nhất nếu có cùng bản chất; Hai dấu hiệu được coi là tương đương nếu có bản chất tương tự nhau có cùng mục đích và cách thức đạt được mục đích cơ bản là giống nhau.

Trường hợp thực tiễn:

1. Sáng chế thuốc đông y chữa đau thắt động mạch vành

Giải pháp yêu cầu bảo hộ đề cập đến thuốc đông  y  chữa  đau  thắt  động  mạch  vành  chứa các thành phần  đan sâm, tam thất, huyết kiệt, băng  phiến  tổng  hợp  (boméon)  và  polyetylen glycol.

Đã biết:

–  Bài  thuốc  “Gia  vị ích  tâm  thang”  đăng trong  sách  Thiên  gia  diệu  phương  do  Viện Thông  tin  thư viện  Y  học  Trung  ương  phát hành năm 1989 chứa các thành phần  đan sâm, tam  thất,  huyết  kiệt,  đẳng  sâm,  hoàng  kỳ,  cát căn…

–  Huyết  kiệt  được  biết  có  tác  dụng  tán  ứ, sinh tân, hoạt huyết, làm hết  đau… dùng trong trường  hợp  đau  ngực,  đau  bụng,  trừ tà  khí trong ngũ tạng… đăng trong “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” do Nhà xuất bản Y học phát hành 2005;

Đánh  giá:  người  có  hiểu  biết  trung  bình trong lĩnh vực  đông y có thể dễ dàng kết hợp huyết kiệt với tam thất, băng phiến và đan sâm để thu  được thuốc  đông y chữa bệnh  đau thắt động mạch vành theo giải pháp nêu trong  đơn yêu cầu bảo hộ.

Như vậy,  yêu  cầu  bảo  hộ không  đáp  ứng trình  độ sáng  tạo  quy  định  tại  điều  25.6.c Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN, do  đó sáng chế bị từ chối cấp patent.

2. Sáng chế thuốc đông y chữa bệnh ra mồ hôi trộm ở trẻ em

Giải pháp yêu cầu bảo hộ đề cập đến thuốc đông  y  chữa  bệnh  ra  mồ hôi  trộm  ở trẻ em chứa  các  thành  phần  dược  liệu  thục  địa,  hoài sơn,  sơn  thù,  mẫu  đơn,  bạch  phục  linh,  trạch trả,  ngũ vị tử,  mạch  môn,  đại  táo,  ma  hoàng căn, đường kính trắng, đường lactoza.

Đã biết:

–  Bài  thuốc  “lục  vị  địa  hoàng  hoàn”  đăng trong sách  Phương tễ học giảng nghĩa  do Nhà xuất  bản  Y  học  phát  hành  năm  1994  có  tác dụng bổ can thận dùng để chữa các triệu chứng liên quan  đến thận âm bất túc, hư hỏa bốc lên, xương nóng  đau, váng  đầu, chóng mặt, ra mồ hội trộm ở trẻ em, tự ra mồ hôi,  đa mộng tinh, tiêu khát, lưỡi khô… có chứa các thành phần thục  địa, hoài sơn, sơn thù,  đơn bì, bạch linh, trạch trả, nếu bổ sung thêm mạch môn, ngũ vị thì  gọi  là  “mạch  vị  địa  hoàng  hoàn”  dùng  để chữa  chứng  phế thận  âm  hư,  ho  ra  máu,  sốt đêm ra mồ hôi, lao phổi.

– Vị thuốc ma hoàng căn  được biết có tác dụng  điều trị ra mồ hôi và  đại táo có tác dụng trị hư phiền, mất ngủ, tự ra mồ hôi.

Đánh  giá:  người  có  hiểu  biết  trung  bình trong lĩnh vực  đông y có thể dễ dàng kết hợp đại táo và ma hoàng căn với bài thuốc “lục vị địa  hoàng  hoàn”  để thu  được  thuốc  đông  y chữa  bệnh  ra  mồ hôi  trộm  ở trẻ em  theo  giải pháp yêu cầu bảo hộ nêu trong đơn.

Như vậy, sáng chế bị từ chối cấp patent vì không đáp ứng trình độ sáng tạo quy  định tại điều 25.6.c Thông tư 01/2007.

Tài liệu tham khảo:

– Công  báo sở hữu công  nghiệp  số 242  tập  A  (phát  hành  tháng 5.2008)  và  số 267  tập  A  (phát  hành  tháng 6.2010). Tài liệu do công báo đăng tải không thuộc diện giữ bí mật.

– Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 30, Số 1 (2014) 62-72: Bàn về trình độ sáng tạo trong việc bảo hộ sáng chế đối với các bài thuốc cổ truyền của Việt Nam, tác giả Trần Văn Hải.

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

Từ khóa » Ví Dụ Về Tính Sáng Tạo Của Sáng Chế