Trọn Bộ Những Mô Tả Công Việc Kiểm Soát Nội Bộ Cho Bạn
1. Sơ lược về công việc nhân viên kiểm soát nội bộ
Kiểm soát viên nội bộ là một công việc hấp dẫn, một vị trí quan trọng trong doanh nghiệp. Kiểm soát viên nội bộ chịu trách nhiệm theo dõi và kiểm soát các hoạt động kế toán nhằm đảm bảo những mục tiêu mà doanh nghiệp, tổ chức đó đề ra. Họ cũng cũng là chính là người theo dõi và đo lường các hoạt động đồng thời đánh giá hiệu quả của các hoạt động đó.
Họ đánh giá các kiểm soát nội bộ của công ty trong đó bao gồm cả những kiểm soát về quản trị kinh doanh hay quy trình kế toán. Nhằm đảo bảo việc tuân thủ những quy định của pháp luật, quy định của doanh nghiệp, nắm vững những báo cáo tài chính một cách chính xác và kịp thời. Để từ đó có thể đưa ra các phương án sửa chữa nhanh chóng khi những vấn đề bất ổn xảy ra. Bộ phận này cũng đánh giá trực tiếp chất lượng công việc của bộ phận kiểm toán viên bên ngoài, rà soát các hoạt động nội bộ công ty và kiểm soát về hiệu quả của chúng.
Nhìn chung, những kiểm soát viên nội bộ có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các hoạt động liên quan đến tài chính và kế toán doanh nghiệp, theo dõi, đánh giá và điều hướng tiến trình hoạt động theo kế hoạch đề ra. Kiểm soát viên nội bộ có vị trí quan trọng đặc biệt trong những doanh nghiệp thiên về kinh doanh sản phẩm tài chính ngân hàng, chứng khoán, … Tuy nhiên, tùy từng doanh nghiệp cụ thể thì hệ thống kiểm soát viên nội bộ của các doanh nghiệp này sẽ linh động trong từng vai trò, từng công việc khác nhau. Mặc dù vậy, các kiểm soát viết nội bộ về cơ bản vẫn phải thực hiện những công việc cơ sở, trách nhiệm cơ sở của mình. Cụ thể mô tả công việc của kiểm soát viên nội bộ như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp nhé!
Việc làm trưởng phòng kiểm soát nội bộ
2. Mô tả công việc kiểm soát viên nội bộ bạn nên biết
Mỗi kiểm soát viên nội bộ của từng doanh nghiệp khác nhau sẽ thực hiện những công việc cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, tựu chung lại, kiểm soát viên nội bộ sẽ thực hiện các công việc cơ bản như sau:
- Kiểm soát viên nội bộ chịu trách nhiệm xem xét tất cả các quy trình, hệ thống và chính sách nội bộ, đồng thời thực hiện khuyến nghị để đảm bảo giảm thiểu các rủi ro cho doanh nghiệp. Đồng thời, đưa ra những tư vấn, các giải pháp và chiến lược cải tiến, đào tạo lao động cũng như nâng cao năng lực và trách nhiệm quản lý của từng cá nhân có liên quan.
- Thực hiện việc lập kế hoạch, tổ chức đồng thời thực hiện chức năng kiểm soát nội bộ trong hoạt động kế toán, kiểm toán. Chuẩn bị hồ sơ giấy tờ cần thiết cho hoạt động kế toán và kế hoạch kiểm toán.
- Kiểm soát viên nội bộ tiến hành đánh giá các rủi ro có thể xảy đến của tất cả các bộ phận. Từ đó định hình những chiến lược và giải pháp khi rủi ro xảy ra.
- Báo cáo các vấn đề quản lý rủi ro và thiếu sót kiểm soát nội bộ được xác định trực tiếp đến CFO và Hội đồng Công ty và cung cấp các đề xuất cho cải thiện hoạt động của tổ chức.
- Đánh giá các mức độ tuân thủ chính sách của nhân viên đối với những quy định kiểm toán, kế toán của doanh nghiệp, những chính sách của doanh nghiệp đối với quy định của pháp luật.
- Đưa ra những định hướng và giải pháp đào tạo nguồn nhân lực.
- Xem xét các câu trả lời cho các truy vấn thư quản lý kiểm toán nội bộ và bên ngoài để đảm bảo rằng các khuyến nghị được thực hiện và đảm bảo rằng tất cả các hành động các mục được giải quyết
- Đánh giá bảo mật thông tin và rủi ro liên quan. Đánh giá sự sẵn sàng của tổ chức trong trường hợp gián đoạn kinh doanh cung cấp hỗ trợ cho các chương trình chống gian lận của công ty.
- Thực hiện nhiệm vụ và chức năng nói chung của các kiểm soát viên nội bộ trong việc đánh giá các kế hoạch đổi mới hoạt động của doanh nghiệp cũng như hoạt động nâng cao hiệu quả và sản lượng, doanh số.
- Tiến hành các hoạt động kiểm soát về tài chính kế toán theo những quy định chung của doanh nghiệp cũng như quy định chung của nhà nước.
- Báo cáo định kỳ theo thường niên các hoạt động và số liệu kiểm soát tài chính.
- Lập biên bản và đề nghị các hình thức xử lý đối với những trường hợp vi phạm các yêu cầu trong kiểm soát nội bộ, gian lận trong hoạt động tài chính và kế toán.
- Kiểm tra, theo dõi các hoạt động tuân thủ kiểm soát nội bộ, tư vấn những định hướng liên quan đến hoạt động kiểm soát nội bộ doanh nghiệp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ.
- Chịu trách nhiệm với lãnh đạo về những thông tin kiểm soát và thực hiện các yêu cầu theo định hướng của cấp trên.
Tải ngay mô tả công việc kiểm soát nội bộ tại đây bạn nhé: kiem-soat-noi-bo.pdf
Nhìn chung, công việc cơ bản của những kiểm soát viên nội bộ đó là theo dõi hoạt động kế toán, kiểm toán, tài chính của doanh nghiệp nhằm đảm bảo không có những gian lận xảy ra. Chính đặc điểm công việc như vậy mà các doanh nghiệp tài chính, ngân hàng nói riêng và doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm khác nói chung đều có nhu cầu tuyển dụng nhân sự bộ phận kiểm soát viên nội bộ.
Việc làm chuyên viên kiểm soát nội bộ
3. Kiểm soát viên nội bộ và những yêu cầu công việc bạn nên biết
Nhắc đến kiểm soát viên nội bộ, người ta thường nghĩ ngay đến những chuyên viên kiểm soát tài chính cẩn thận, gắt gao. Tuy nhiên, thực tế công việc này không quá khô khan đến vậy. Công việc kiểm soát viên nội bộ đặc biệt phù hợp với những bạn vừa có đam mê kiểm toán kế toán, lại có năng lực kiểm soát tài chính, tín dụng, chứng khoán,.... Kiểm soát viên nội bộ luôn được đánh giá là công việc đặc biệt hấp dẫn, vì lẽ, công việc này tạo môi trường làm việc thuận lợi với nhiều điều kiện phát triển, thêm vào đó lại có mức lương hấp dẫn, chế độ đãi ngộ thu hút người lao động.
Tuy nhiên, đây là công việc không dễ một chút nào, để trở thành một kiểm soát viên nội bộ hay thực hiện tốt công việc kiểm soát nội bộ, bạn không chỉ cần trang bị cho mình kiến thức về tài chính ngân hàng, chứng khoán kế toán, … vững chắc mà còn cần kinh nghiệm thực tế, các kỹ năng chuyên môn đặc biệt. Nhìn chung, để thực hiện tốt công việc này bạn sẽ cần những kỹ năng và đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:
- Đầu tiên, cơ bản nhất để ứng tuyển vị trí này cũng như để trang bị kiến thức chuyên môn cần có bạn sẽ phải tốt nghiệp tối thiểu trình độ đại học chuyên ngành kế toán, kiểm toán hoặc tốt nghiệp trình độ tương đương trở lên. Ngoài ra, bạn cũng cần các chứng chỉ nghề nghiệp đi kèm như MBA, ACCA, CFA, … Ngoài ra, bạn phải có hiểu biết các kiến thức về luật pháp, kiểm toán kế toán trong luật pháp, …
- Kỹ năng kiểm soát nội bộ: với kiểm soát viên nội bộ kỹ năng kiểm soát được xem là kỹ năng quan trọng nhất trong quá trình làm việc. Song song với trình độ chuyên môn, kỹ năng này giúp bạn thực hiện tốt công việc kiểm soát thông tin của mình. Kỹ năng kiểm soát là công cụ vô cùng đắc lực cho bạn trong việc đảm bảo các thông tin không bị “lọt”. Kỹ năng này cũng giúp kiểm soát viên có thể xác định và đảm bảo quy trình kiểm soát nội bộ
- Sự cẩn thận và đạo đức chuyên môn: sự cẩn thận là rất quan trọng trong quá trình làm việc, không chỉ với kiểm soát viên nội bộ mà bất kỳ ngành nghề nào cũng cần có đạo đức nghề nghiệp, với công việc này lại càng quan trọng hơn. Đạo đức chuyên môn giúp họ thực hiện công việc nghiêm túc theo yêu cầu đề ra. Song song với đó sự cẩn thận cũng vô cùng quan trọng trong quá trình làm việc.
Xem thêm: Cách tra cứu lương tài chính ngân hàng nhanh nhất!
Ngoài ra, tùy từng doanh nghiệp cụ thể mà yêu cầu về công việc hay những kỹ năng cần thiết lại khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu kỹ các thông tin này trên trang timviec365.vn tại mục việc làm kiểm soát viên nội bộ cho mình.
Kiểm soát viên nội bộ là một công việc thu hút, hấp dẫn, hy vọng rằng, qua bài viết này bạn đã nắm rõ về mô tả công việc kiểm soát viên nội bộ và những yêu cầu liên quan cho mình.
Từ khóa » Cv Kiểm Soát Nội Bộ
-
1002 Mẫu CV Kiểm Soát Nội Bộ Thiết Kế Chuẩn Nhất 2022 - 123Job
-
Chuyên Viên Kiểm Soát Nội Bộ Là Gì? Mẫu Mô Tả Chuyên ... - 123Job
-
Tìm Việc Làm Nhân Viên Kiểm Soát Nội Bộ, Tuyển Dụng ... - TopCV
-
Mô Tả Công Việc Của Chuyên Viên Kiểm Soát Nội Bộ - Joboko
-
[PDF] CHUYÊN VIÊN KIỂM SOÁT NỘI BỘ Mô Tả Công Việc - Chubb
-
Bật Mí Bản Mô Tả Công Việc Kiểm Soát Nội Bộ Dành Cho Bạn
-
Cẩm Nang Nghề Nghiệp Dành Cho Chuyên Viên Kiểm Soát Nội Bộ
-
CVCC/CV Kiểm Soát Nội Bộ_Trung Tâm Quản Lý Nợ - Ngân Hàng VIB
-
Chuyên Viên Kiểm Soát Nội Bộ - ABS
-
Tuyển Dụng Việc Làm Kiểm Soát Nội Bộ - CareerLink
-
Kiểm Soát Nội Bộ Là Gì? Mục Tiêu & Vai Trò Của Hệ Thống ... - JobsGO
-
Chuyên Viên Kiểm Soát Nghiệp Vụ Bảo Hiểm - Ban Kiểm Soát Nội Bộ
-
Kiểm Toán Nội Bộ - Chuyên Nghiệp - Bài Bản - Hiện Đại - Facebook