Trốn Khám Nghĩa Vụ Quân Sự, Có Bị Phạt Tù Không?

Khám nghĩa vụ quân sự là một trong những bước quan trọng không thể thiếu để tuyển chọn những người có đủ sức khỏe nhập ngủ. Vậy, trường hợp trốn khám nghĩa vụ quân sự lần 2 sẽ bị xử lý thế nào?Câu hỏi: Em có được gọi đi khám nghĩa vụ quân sự nhưng do công việc ở Hà Nội còn dở dang nên em đã không về khám. Người ta cũng đã xử phạt vi phạm em. Mới đây người ta lại gửi giấy gọi khám nghĩa vụ quân sự. Vậy xin hỏi nếu lần này em cũng không đi khám thì có sao không ạ? Có bị đi tù không? Rất mong anh chị sớm phản hồi em. Em cảm ơn!

1. Thời gian khám nghĩa vụ quân sự là khi nào?

Khoản 3 Điều 2 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định việc khám sức khỏe là việc “thực hiện khám, phân loại, kết luận sức khỏe đối với công dân được gọi làm NVQS đã qua sơ tuyển sức khỏe và công dân đăng ký dự thi tuyển sinh quân sự, do Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện thực hiện”.

Tại khoản 4 Điều 40 Luật Khám nghĩa vụ quân sự quy định thời gian khám nghĩa vụ quân sự hằng năm sẽ diễn ra từ ngày 01/11 - hết ngày 31/12. Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định thời gian khám nghĩa vụ quân sự trong trường hợp phải gọi công dân nhập ngũ lần 02.

Trường hợp công dân không đi khám nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng sẽ bị phạt tiền. Đồng thời, buộc công dân thực hiện kiểm tra hoặc khám sức khỏe theo kế hoạch của Hội đồng nghĩa vụ quân sự.

Các lý do chính đáng ở đây căn cứ theo theo Điều 5 Thông tư 95/2014/TT-BQP có thể là:

  • Bị ốm hoặc trên đường đi bị ốm, tai nạn.
  • Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự gồm bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp đang bị ốm nặng.
  • Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự gồm bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp chết nhưng chưa tổ chức tang lễ.
  • Nhà ở của người thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc nhà ở của thân nhân người thực hiện nghĩa vụ quân sự nằm trong vùng đang bị thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn làm ảnh hưởng đến cuộc sống...

khong di kham nghia vu quan su

2. Không đi khám nghĩa vụ quân sự, phạt bao nhiêu?

Theo nội dung trên có thể thấy, nếu không đi khám nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng sẽ bị phạt tiền. Vậy cụ thể là phạt bao nhiêu?

Theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP, mức phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự như sau:

  • Phạt tiền từ 10 - 12 triệu đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong lệnh gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
  • Phạt tiền từ 12 - 15 triệu đồng đối với hành vi cố ý không nhận lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
  • Phạt tiền từ 15 - 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi: + Gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự; + Đưa tiền, tài sản, hoặc lợi ích vật chất khác trị giá đến dưới 2 triệu đồng cho cán bộ, nhân viên y tế hoặc người khác để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người được kiểm tra hoặc người được khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự.
  • Phạt tiền từ 25 - 35 triệu đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

3. Không đi khám nghĩa vụ quân sự, có bị phạt tù không?

Tại Điều 332 quy định về Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự như sau:

Điều 332. Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự

1. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Theo đó, hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự bị truy cứu trách nhiệm hình sự thuộc một trong các trường hợp:

- Chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự;

- Không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện.

Mặt khác, theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự là hành vi:

- Không chấp hành lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự;

- Lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; lệnh gọi nhập ngũ;

- Lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu.

Đối chiếu với những quy định cụ thể như đã phân tích ở trên, Điều 332 Bộ luật Hình sự hiện hành không quy định về hành vi “không chấp hành lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự”, do vậy không có căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi “không chấp hành lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự”.

Nội dung này cũng được nêu ra và giải đáp trong mục 11 phần I Công văn 5887/VKSTC-V14 ngày của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc giải đáp một số khó khăn, vướng mắc liên quan đến quy định của BLHS, BLTTHS năm 2015 và thi hành án hình sự.

Hieuluat vừa có các thông tin giải đáp về vấn đề không đi khám nghĩa vụ quân sự, có bị phạt tù không? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006192 để được giải đáp.

Từ khóa » Trốn Khám Nghĩa Vụ Quân Sự Bị Gì