Trọng âm Tiếng Việt | LỚP NGỮ ÂM HỌC
Có thể bạn quan tâm
1.Tổng quát:
a/ Khái niệm
– Trọng âm là hiện tượng nhấn mạnh vào 1 âm tiết nào đó.
– Ba cách: tăng cường độ, tăng trường độ, tăng cao độ.
b/ Phân loại:
– Trọng âm từ: cố định, không thay đổi nếu nhúng vào đơn vị lớn hơn
– Trọng âm ngữ đoạn: có hiệu lực trong ngữ đoạn.
- Trọng âm tiếng Việt:
a/ Trọng âm logic, trọng âm ngữ đoạn và chỗ ngừng:
* Trọng âm logic và trọng âm ngữ đoạn:
+ Có thể không có trọng âm ———> + khác nghĩa => trọng âm ngữ đoạn
———-> – khác nghĩa => trọng âm logic
– có thể không có trọng âm ———–> trọng âm ngữ đoạn
Ví dụ: Đôi chân/không/ nhúng xuống nước : trọng âm ngữ đoạn
Tôi đi Huế. vs. Tôi đi Huế: trọng âm logic.
* Trọng âm ngữ đoạn và chỗ ngừng:
-Không phải là một, mặc dù thông thường chỗ ngừng là chỗ có trọng âm ngữ đoạn.
-Không nhất thiết phải ngừng khi có trọng âm. Có khi có trọng âm mà không thể ngừng.
Vd: con ông cháu cha [0101]
cắt tóc cắt tai [0101]
làm tình làm tội [0101]
Quy tắc tổng quát:
-Âm tiết cuối ngữ đoạn có trọng âm
-Trường hợp từ câu bao giờ cũng có trọng âm (hô ngữ, ứng ngữ, thán từ)
-Hư từ (liên từ, giới từ, tiểu từ tình thái) không có khả năng có trọng âm, thực từ mới có khả năng đó.
Vd: Tôi lấy tiền cho (1) bạn. (cho = tặng, biếu)
Tôi lấy tiền cho (2) bạn. (cho = dùm, giúp)
I take (1) the money for (2) my friend.
c/ Quy tắc kết cấu gồm 2 thực từ:
–Đẳng lập: [11]: nhà cửa, chó mèo, sông núi, cha con…
–Chủ vị:
-Chủ từ là danh từ [11]: ngựa ăn, Lan về (ngôi 3)
-Chủ từ là đại từ [01]: nó ăn rồi, Lan về (ngôi 1, 2)
–Chính phụ:
1/ DANH TỪ + ĐỊNH NGỮ
–DT + định ngữ chỉ loại/ gọi tên: [01]: cá thu, anh Ba
–DT + Định ngữ chỉ sở hữu: [11]: nhà tôi, cha con, cây nhà lá vườn,…
–DT + định ngữ trực chỉ: [10]: chị ấy, anh ấy (à ảnh, chỉ)
2/ VỊ TỪ + BỔ NGỮ TRỰC TIẾP
–Vị từ + bổ ngữ bất định [01]: đọc sách, nuôi cá
–Vị từ + bổ ngữ xác định [11]: đọc sách (ấy làm gì), thấy Lan, gặp nó,…
Vd: đau bụng [11] – đau bụng [01]
đánh răng [01]
–Vị từ + bổ ngữ chỉ địa điểm (nguồn): [11] xuống ngựa
–Vị từ + bổ ngữ chỉ địa điểm (đích): [01] ra đồng
Vd: xuống thuyền [11] – xuống thuyền [01]
-Hiện tượng láy:
-Tăng nghĩa hoặc sắc thái hoá: [11]
Vd: người người, xe xiếc, thập thò, v.v.
nhạt nhẽo, nhạt nhoà, dễ dãi, dễ dàng, v.v.
-Giảm nghĩa: [01]
-Vd: vàng vàng, nho nhỏ
Bài tập: Xác định trọng âm của tổ hợp gạch dưới:
1/ Tôi làm việc ở Sở. / Anh phải làm việc này. (ĐÁP ÁN: [01] vị từ + BN bất định – [11] vị từ + BN xác định )
2/ Đây là bút mực, không phải bút chì. / Đi học phải mua tập vở bút mực chứ. (ĐÁP ÁN: [01] danh từ + ĐN chỉ loại – [11] Đẳng lập)
3/ Uống trà nên dùng nước giếng./ Nước giếng này trong lắm. (ĐÁP ÁN: [01] DT + ĐN chỉ loại: nước giếng phân biệt với nước máy, nước sông, nước biển – [11] DT + ĐN sở hữu: “nước của giếng này”).
4/ Đây là chiếc xe đạp. / Chiếc xe/ đạp nặng quá. (ĐÁP ÁN: [01] DT + ĐN chỉ loại – [11]: cụm CV có chủ từ là DT)
5/ Cả nhà hát đứng dậy./ Cả nhà hát quốc ca. (ĐÁP ÁN: [01] DT + ĐN chỉ loại – [11]: cụm CV)
Share this:
Related
Từ khóa » Trọng âm Tiếng Việt Là Gì
-
TRỌNG ÂM Trong TIẾNG VIỆT - THÁNH ĐỊA VIỆT NAM HỌC
-
3 Trọng âm Tiếng Việt - Tài Liệu Text - 123doc
-
[PDF] TRỌNG ÂM TRONG TIẾNG VIỆT - TaiLieu.VN
-
Trọng âm Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Chương VI. TRỌNG ÂM VÀ NGỮ ĐIỆU - Quê Hương
-
Âm Vị Học Tiếng Việt - Wikipedia
-
Trọng âm Là Gì? Cách đánh Trọng âm Trong Tiếng Anh Và Bài Tập
-
Trọng Âm Và Ngữ Điệu - Bí Quyết Để Nói Tiếng Anh Tự Nhiên, Lôi ...
-
Làm Sao để Xác định Trọng âm Của Từ - Pasal
-
BÀI 6 - CÁC YẾU TỐ NGỮ ÂM TRONG ÂM TIẾT TIẾNG VIỆT
-
Làm Thế Nào Học Tiếng Việt Hiệu Quả
-
Tổng Hợp Cách Nhấn Trọng âm Dễ Nhớ Nhất Trong Tiếng Anh
-
Accent - Wiktionary Tiếng Việt
-
Cách Phát âm Tiếng Anh - Tại Sao Phát âm Khó? - Pasal