Trồng Rau Nuôi Cá – Mô Hình Thủy Sản & Rau Sạch Khép Kín
Có thể bạn quan tâm
Phương pháp trồng rau sạch không cần đất như mô hình trồng rau thủy canh đã và đang được nhiều người áp dụng làm nguồn cung cấp rau xanh quanh năm. Ngoài ra, hiện nay những nhà phố đang nổi lên một mô hình trồng rau nuôi cá cũng khá hấp dẫn. Ngoài thu được rau, bạn còn nuôi được những em cá tung tăng nữa đấy! Đây là một mô hình hiện đại đáng học hỏi. Hãy cùng AVi Việt Nam tìm hiểu kỹ về chúng nhé! Sau bài viết này bạn sẽ hiểu rõ về mô hình, về những loài rau, loại cá phù hợp và cách lắp đặt cũng như vận hành chúng thế nào?
Mô hình trồng rau nuôi cá
Định nghĩa
Với thuật ngữ tiếng Anh là Aquaponics là một cụm từ được hình thành từ Aquaculture (nuôi trồng thủy sản) và hydroponics (nghĩa là thuỷ canh). Đây là một mô hình khép kín hoạt động dựa trên sự tận dụng lợi ích của mỗi bộ phận tương tự như mô hình VAC (vườn – ao – chuồng) trước đây bạn từng biết đến:
- Dinh dưỡng cho cây trồng được lấy từ nước chứa chất thải của cá bằng cách vi khuẩn nitrate hóa chuyển những chất thải từ bể cá sang dạng nitrat – loại chất dinh dưỡng cần thiết cho cây.
- Sau đó, những khay cây trồng sẽ làm nhiệm vụ lọc sạch nước và dòng nước sạch lại quay trở lại bể cá.
Với mô hình này, không cần không gian rộng lớn mà bạn vẫn vừa trồng được rau, vừa nuôi được cá mà không cần tới đất, phân bón và cả nước tưới.
Đối tượng áp dụng
Hầu như tất cả những loại rau củ quả đều có thể trồng được. Ví dụ:
- Những loại rau ăn lá dễ trồng, thu hoạch nhanh như: xà lách, cải xanh, bắp cải, mồng tơi, rau muống, rau dền, rau thơm…
- Những cây họ đậu như: đậu xanh, đậu nành, đậu bắp, đậu đũa, đậu phộng.
- Các loại cây ăn quả: cà chua, dưa leo, cà tím, khổ qua, bầu, bí, mướp, dâu tây, dưa hấu, dưa lưới,…
- Cả những loại củ cũng trồng được như: khoai lang, củ gừng, khoai tây, cà rốt, củ cải trắng,…
- Đặc biệt, với hệ thống trồng rau nuôi cá, bạn còn có thể trồng được hoa như hoa hồng, hoa cúc,…
Đối với bể cá, bạn sẽ nuôi được nhiều loại cá nước ngọt. Điển hình như:
- Các loại cá da trơn: cá trê, cá bống, cá tra
- Cá rô phi, cá điêu hồng, cá tai tượng
- Cá rô đồng, cá lóc, cá sặc, cá chép, cá koi, cá vàng.
- Ngoài ra bạn còn nuôi được tôm càng xanh, rùa hay baba.
Ưu điểm của mô hình trồng rau nuôi cá
Qua nhiều năm triển khai hình thức trồng rau kết hợp với nuôi cá tại nhà, các chuyên gia đã tổng hợp được nhiều ưu điểm như sau:
- Đây là một mô hình trồng trọt kết hợp chăn nuôi áp dụng lâu dài. Hết lứa này bạn sẽ tiếp tục nuôi trồng lứa khác nối tiếp nhau.
- Tiết kiệm đất, nước, phân bón và cả công chăm sóc so với những hình thức khác.
- Rau và cá bạn thu được sẽ sạch hoàn toàn bởi chúng là rau và cá hữu cơ không hóa chất độc hại nên rất có lợi cho sức khỏe.
- Thích hợp với tất cả không gian lớn hoặc nhỏ, không cần phải tốn diện tích quá rộng.
- Nguyên liệu để thiết lập hệ thống là những nguyên liệu dễ tìm, không mất thời gian công sức.
Ngoài những ưu điểm trên, mô hình này còn hạn chế ở điểm nếu ban muốn triển khai mô hình này đúng chuẩn, cho năng suất cao, cây trồng khỏe mạnh bắt buộc bạn phải có kiến thức và kinh nghiệm chứ không thể tự ý xây dựng ngay được một hệ thống khép kín hoàn chỉnh.
Các loại vật tư cần thiết
Muốn xây dựng một phức hệ trồng rau nuôi cá khép kín tại nhà, bạn cần phải chuẩn bị những vật tư sau đây:
Chậu trồng rau
Tùy theo quy mô hệ thống cũng như những loại cây trồng mà bạn chuẩn bị số lượng chậu và kích thước phù hợp.
Bể nuôi cá
Yêu cầu dung tích bể từ 100 – 1000 lít hoặc hơn tùy vào số lượng cá, số lượng cây trồng và diện tích lắp đặt.
Bạn nên lựa chọn những loại bể có chất lượng đảm bảo để không ảnh hưởng sức khỏe. Tuyệt đối không tái sử dụng những thùng đựng hóa chất để nuôi cá. Ngoài việc ảnh hưởng đến sự sống của cá, điều này còn ảnh hưởng xấu đến cây trồng và cả sức khỏe gia đình bạn đấy.
Nếu cố định vị trí lắp đặt hệ thống và tiết kiệm chi phí, bạn có thể xây bể bằng xi măng. Và nên đặt bể dưới những khay trồng rau để cá không bị nắng chiếu trực tiếp và rau được hưởng ánh nắng mặt trời tốt.
Để đảm bảo dinh dưỡng cho cây trồng bạn nên lưu ý tỷ lệ chuẩn từ 1:12 hoặc 1:15 nghĩa là 1 bể cá 1000 lít bạn có thể dùng được cho 12 đến 15 chậu trồng rau (dung tích mỗi chậu là 100lít).
Giá thể trồng rau
Với hệ thống trồng rau nuôi cá này bạn sử dụng giá thể là sỏi nhẹ, đất nung,… Những loại giá thể này có lỗ thông thoáng giúp vi sinh phát triển mạnh mẽ nhất, tạo nguồn dinh dưỡng dồi dào cho rau.
Tốt nhất nên chọn sỏi kích thước trung hoặc to để không làm tắt ống thông khí trong mỗi chậu trồng rau.
Các vật dụng cần thiết khác
Ngoài những vật tư trên, để hoàn chỉnh mô hình aquaponics, bạn còn bắt buộc phải có những vật dụng cần thiết như:
- Ống nước, ren, T nối, long đền, ống thông khí và cả keo dán cố định ống và chậu.
- Bơm nước công suất phù hợp với số lượng chậu trồng.
- Không thể thiếu kệ đặt chậu.
- Quan trọng không kém là hạt giống rau và giống cá để tiến hành nuôi trồng.
Những yếu tố kết nối vận hành tuần hoàn aquaponics
Để có một hệ trồng rau nuôi cá hoàn chỉnh, bạn phải đảm bảo 5 yếu tố quan trọng là: cá, vi sinh vật, cây, nước, không khí và 3 điều kiện hỗ trợ không thể thiếu là ánh sáng, thức ăn cho cá và năng lượng điện để vận hành bơm nước và dinh dưỡng để nuôi cá và trồng rau.
Điều kiện môi trường cũng tác động không nhỏ đến sự phát triển của rau và cá là môi trường nước phải đảm bảo pH từ 6,5 – 7,5 và nhiệt độ nước từ 17 – 34 độ C.
Ngoài ra, hệ thống này cần 2 bộ lọc chính:
- Bộ lọc màng vi sinh: đảm bảo cân bằng sinh thái giúp cả cá, rau và nước đều duy trì sự phát triển tự nhiên nhất có thể.
- Bộ lọc cơ: dùng để lọc những chất thải thô cúng với kích thước lớn để đảm bảo nước luôn trong suốt và rau đầy đủ dinh dưỡng phát triển.
Một số mô hình trồng rau nuôi cá phổ biến
Hiện nay có một số mô hình bạn có thể tham khảo như sau:
Hệ thống aquaponics tưới ngập và xả cạn
Là mô hình dành cho những gia đình có không gian nuôi trồng nhỏ và chi phí đầu tư tiết kiệm. Rau được trồng trong những rọ thủy canh, rọ đựng rau có lỗ thoát nước nằm trong máng nước và nhờ đó rau lấy dưỡng chất tự nguồn nước.
Nước từ bể cá lên đi qua bộ lọc, cung cấp dinh dưỡng cho rau.
Với mô hình này, bạn được cài đặt hệ thống ngắt nước. Nghĩa là khi nước đạt mức tiêu chuẩn, cần xả đi thì hệ thống sẽ tự động xả và ngắt khi đã về mức yêu cầu.
Phần nước sạch sau cùng sẽ trở về bể cá để nuôi cá.
Aquaponics nuôi cá nước cạn
Là một mô hình siêu tiết kiệm không gian bởi các chậu được thiết kế theo dạng tầng nhằm giảm diện tích.
Với kiểu lắp đặt này thì rau sạch vẫn sẽ được trồng ở trên bể cá và lấy nước từ ống máng nước cạn. Nước được lấy từ bể cá kèm theo các loại chất dinh dưỡng giúp cây phát triển khỏe mạnh.
Aquaponics bè nổi hoặc nước sâu
Đây là hệ thống trồng rau nuôi cá quy mô lớn. Để triển khai phương pháp này các bạn cần chuẩn bị các khay trồng rau với độ sâu từ 30 – 35cm. Trong khay sẽ được xả đầy nước, bên trên là những bè nổi có khoét lỗ để trồng rau.
Cũng dựa trên nguyên lý hoạt động chung: bạn vẫn cần đến hệ thống xả nước và chống tràn giúp nước được chảy ngược lại về bể cá tiện lợi.
Tuy nhiên, để đảm bảo rau và cá phát triển tốt, người thực hiện cần có kinh nghiệm kỹ thuật khá cao.
Tuổi thọ của hệ thống trồng rau nuôi cá
Tuổi thọ hệ thống tùy thuộc vào tuổi thọ nguyên vật liệu xây dựng nên.
Khung đặt chậu nên làm bằng những vật liệu chắc chắn, bền bỉ với thời gian. Nếu bạn lựa chọn chất liệu đảm bảo, thi công cẩn thận thì khung này bạn có thể sử dụng rất lâu và rất hiếm khi hư hỏng.
Giá thể trồng rau nếu bạn dùng đất nung Keramzit thì không bị hòa tan trong nước hoặc bị vỡ nên có thể sử dụng vĩnh viễn qua nhiều lứa rau trồng.
Khay trồng rau củ quả nên chọn những loại tốt, chịu nhiệt chịu mưa. Thông thường chúng có thể được dùng đến 10 – 15 năm. Chi phí khay cũng không cao. Nếu mục hỏng, bạn có thể dễ dàng thay thế.
Các thiết bị máy bơm, hệ thống cài đặt thời gian hay những thiết bị sủi oxy đều được bảo hành của hãng, dễ thay thế với chi phí vừa phải.
Đây là hệ thống sử dụng vĩnh viễn. Bạn chỉ cần chăm sóc cây trồng và cá thật tốt để duy trì hoạt động của chuỗi khép kín này.
Tóm lại, đây là một khu vườn hoạt động dựa vào sự tận dụng nguồn dinh dưỡng của nhau. Chúng hợp với những gia đình muốn thiết kế hệ thống trồng rau nuôi cá hữu cơ, nguyên liệu và sản phẩm thu được đều không ảnh hưởng hóa chất, rau và cá giàu vitamin, tốt cho sức khỏe người dùng. Để thiết kế và thi công hệ thống này cũng không quá tốn kém, đổi lại bạn và gia đình nhận lại nhiều giá trị sức khỏe. Do đó, bạn nên cân nhắc lựa chọn!
Từ khóa » Trồng Cây Nuôi Cá Trong Nhà
-
Trồng Rau Nuôi Cá Trong Nhà Kiếm 2 Tỷ Mỗi Tháng
-
Trồng Rau Thủy Canh Và Cá Cảnh - Sự Kết Hợp độc đáo đến Bất Ngờ
-
Trồng Rau, Nuôi Cá Sạch Theo Chuỗi Xử Lý Tuần Hoàn - 24/5/2020
-
Mô Hình Aquaponics: Nuôi Cá, Trồng Rau Ngay Sân Thượng | VTC16
-
Mô Hình Trồng Rau Nuôi Cá - Hiệu Quả & Sáng Tạo - .vn
-
Ông Bố Nuôi Cá Và Trồng Rau Trên Mái Nhà - VnExpress Đời Sống
-
Aquaponics Hệ Thống Tự Trồng Rau Organic (rau Hữu Cơ) Nuôi Cá ...
-
Cách Trồng Rau Nuôi Cá Trên Sân Thượng Không Cần Chăm Sóc
-
Cách Nuôi Cá Cảnh Theo Phong Thủy - Cẩm Nang Cây Trồng
-
Phương Cách Sử Dụng Hiệu Quả Mô Hình Kết Hợp Trồng Rau Nuôi Cá ...
-
Hướng Dẫn Cách Làm Mô Hình Aquaponics Trồng Rau Nuôi Cá Dễ ...
-
Biết Cách Kết Hợp Trồng Rau Sạch Với Nuôi Cá Cho Năng Suất Cao
-
Cách Bố Trí Tường Thông Minh Giúp Nhà Cấp 4 Có Chỗ Trồng Cây, Nuôi Cá
-
Hệ Thống Trồng Rau Nuôi Cá Tại Nhà - 5 điều Phải Chú ý