“Trong Ruộng Dưa đừng Cột Dây Giày, Dưới Gốc Mận đừng Sửa Mũ ...
Có thể bạn quan tâm
Đời sống văn phòng trước nay vốn phức tạp và nhiều thị phi, lời ra tiếng vào luôn thường trực. Có những câu chuyện, bản chất vốn rất đơn giản và minh bạch nhưng vì một số yếu tố khách quan mà bị “một đồn mười, mười đồn một trăm”, dẫn đến những sai khác có dịp nảy sinh.
Những câu chuyện kiểu này, dù bao nhiêu phần trăm là sự thật cũng ít nhiều ảnh hưởng đến uy tín của khổ chủ, khiến mối quan hệ đồng nghiệp dễ dàng bị rạn nứt, hiềm nghi có dịp nảy sinh.
Thăng chứng cũng bị ghét
Đơn cử như câu chuyện của Mỹ Hạnh, nhân viên sáng tạo nội dung tại một công ty truyền thông ở thành phố Hồ Chí Minh. Trong công việc, Mỹ Hạnh là người hết mình, nhiệt huyết, năng động và không ngại thử thách. Trong mối quan hệ với đồng nghiệp cô cũng cực kỳ đúng mực, biết giới hạn và nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ khi cần thiết.
Ngày thường, Mỹ Hạnh thường hay ra ngoài ăn cơm cùng sếp, đôi lúc cũng rủ thêm đồng nghiệp theo cho đông vui. Lễ Tết, cô cũng không quên việc lui tới nhà sếp chúc Tết, vừa để phải đạo, vừa để anh em tình thân gắn kết.
Cô chưa bao giờ nghĩ mình làm những việc như vậy để lấy lòng, hay được hậu thuẫn, chóng lưng mà chỉ đơn thuần bởi con người sống tình cảm và chân thành.
Việc này phần nào mang lại cho cô gái trẻ không ít rắc rối khi vừa mới đây, Mỹ Hạnh là cái tên được xướng lên để thăng chức cho vị trí trưởng nhóm. Mặc dù kết quả này bắt nguồn từ thực lực cũng như thái độ tốt trong công việc, nhưng có không ít lời ra tiếng vào cho rằng, Mỹ Hạnh đi cửa sau, lén lấy lòng sếp nên mới được hậu đãi như vậy.
Triết lý "ruộng dưa gốc mận"
Như ông bà ta xưa đã từng nói “tình ngay lý gian”, cho nên việc bị người khác đặt điều, nghĩ xấu vốn không có gì quá lạ lẫm nhất là đối với những chị em đang làm việc trong môi trường công sở. Để hạn chế một cách tối đa việc rơi vào những tình huống nhạy cảm như thế này, chị em công sở nên nằm lòng triết lý “ruộng dưa gốc mận” được đúc kết thông qua câu chuyện bên dưới đây:
Đường Văn Tông (Lý Ngang) hỏi Công Bộ Thị Lang Liễu Công Quyền rằng, gần đây người ngoài bàn tán triều đình ra sao? Liễu Công Quyền đáp: “Từ lúc ngài bổ nhậm Quách Khiếu làm Huyện Lệnh huyện Bân Ninh (nay thuộc Thiểm Tây) đến giờ; tuy có người đồng ý, nhưng cũng có người xầm xì bàn tán”.
Văn Tông không vui, do đó nói: “Quách Khiếu là chú của Hoàng thái hậu, cho dù làm quan cũng không có gì là quá lắm, lấy thân phận Kim Ngô Đại Tướng mà cho giữ chức Huyện Lệnh Bân Ninh còn có gì để nói sao?”.
Liễu Công Quyền đáp: “Cứ theo công lao của Quách Khiếu đối với quốc gia, phái bổ nhiệm ông ta làm Huyện Lệnh Bân Ninh là hợp tình hợp lý. Chỉ vì có người nói, Quách Khiếu nhân vì dâng hai người con gái tiến cung mới được nhậm chức”.
Văn Tông vội bảo: “Quách Khiếu tiến cung hai người con gái là để hỏi thăm sức khỏe hoàng thái hậu, nào phải dâng cho bà ấy đâu?”.
Liễu Công Quyền nói: “Để tôi kể lại hai chuyện xưa cho ngài nghe, ngài sẽ rõ hơn. Có một người đội một chiếc nón đi qua một vườn cây đầy mận chín, trong sự vô ý, giơ tay sửa nón, người khác bèn nghi ông ta trộm hái mận.
Lại có một người, trong lúc băng qua ruộng dưa, đúng lúc dây giày bị đứt, ông ta ngồi thụp xuống để cột lại, không ngờ kẻ khác bảo rằng ông ta trộm dưa. Những cử chỉ của họ rất dễ đưa đến sự hiềm nghi như vậy”.
Văn Tông nghe xong hai câu chuyện mới sáng tỏ nguyên nhân. Nhân đó cho họp văn võ bá quan, trình bày một cách rõ ràng việc phái bổ Quách Khiếu.
Liễu Công Quyền vốn là nhà đại thư pháp đời Đường, chuyện “ruộng dưa gốc mận” mà ông nói lúc bấy giờ vốn là hai câu thơ trong cổ nhạc phủ “Quân tử hành. “Ruộng dưa không cột giày, gốc mận không sửa mũ” (qua điền bất nạp lý, lý hạ bất chỉnh quan), ý nói : Trong ruộng dưa mà khom xuống cột lại dây giày thì rất dễ khiến người nghi ngờ mình trộm dưa; ở dưới gốc mận mà giơ tay sửa mũ rất dễ khiến người nghi ngờ mình trộm mận. Do đó mà bảo người trong ruộng dưa đừng nên cột lại dây giày, và ở dưới gốc mận đừng nên sửa lại mũ”.
Để người xung quanh tâm phục, khẩu phục
Đúng như câu chuyện của Văn Tông và Liễu Công Quyền trong triết lý “ruộng dưa gốc mận” kể trên, dân công sở phải hàng ngày đối mặt với vô vàn thị phi, và dễ trở thành tâm điểm cho những kẻ “ghen ăn tức ở” thích châm chích, chống đối.
Có thể kể đến như việc một sớm đẹp trời chúng ta được thăng chức, hoặc chỉ đơn giản như việc chúng ta đạt được thành tích nhân viên xuất sắc của tháng. Bấy nhiêu đó đủ để những kẻ ghen ghét dấy lên nghi vấn cũng như gây ra thị phi.
Về phần mình, nếu bản thân thực sự có năng lực, chị em công sở đừng bao giờ quan ngại khi bản thân nhận được những sự tưởng thưởng xứng đáng. Đứng trước những thị phi, chúng ta có thể im lặng và cho qua, xem như đó là những lời đồn vô căn cứ.
Bởi lẽ, cây ngay thì chẳng bao giờ phải sợ chết đứng”, càng phản ứng càng khiến những kẻ xấu chơi có cơ hội hả hê và cho rằng những suy diễn của bản thân mình là có căn cứ.
Tuy nhiên, tốt nhất, bản thân mỗi người nên tự rèn dũa để trở nên xuất sắc một cách không thể phủ nhận. Có như vậy, những thành tố sâu mọt nơi công sở mới hết đường đặt điều, ghen ghét và tạo thị phi.
Chơi cờ với nhà thông thái, vị vua tưởng chỉ tốn vài hạt gạo, nào ngờ mất cả giang sơnTừ khóa » đi Qua Ruộng Dưa Chớ Sửa Giày
-
“Đi Qua Ruộng Dưa Chớ Sửa Giày” - Báo Bình Thuận
-
Câu Chuyện 'sửa Dép Ruộng Dưa' Hàm Chứa đạo Lý Gì? - DKN News
-
Trong Ruộng Dưa đừng Cột Dây Giày, Dưới Gốc Mận đừng Sửa Mũ
-
Sửa Mũ Vườn đào, Sửa Dép Vườn Dưa Là Gì? - Tạp Chí Đáng Nhớ
-
Tìm Hiểu Thành Ngữ QUA ĐIỀN LÝ HẠ 瓜田李下 (ruộng Dưa Gốc Mận)
-
Góc Nhìn VNF: Đừng Sửa Giày Trên Ruộng Dưa Từ Thiện
-
Qua Ruộng Dưa đừng Cúi Sửa Giày - Từ điển Thành Ngữ Việt Nam
-
Sửa Mũ Vườn đào, Sửa Dép Vườn Dưa Là Gì? - Sài Gòn Xưa
-
Qua Ruộng Dưa Không Sửa Giày - Báo Công An Nhân Dân điện Tử
-
Từ điển Tiếng Việt Của GS Nguyễn Lân – Phê Bình Và Khảo Cứu (kỳ 17)
-
Bài Ca Dao: Ngán Thay Sửa Dép Vườn Dưa
-
Quân Tử đi Qua Ruộng Dưa - Báo Dân Trí
-
Câu Chuyện 'sửa Dép Ruộng Dưa' Hàm Chứa đạo Lý Gì?