Trọng Tải Xe Là Gì? Phân Biệt Giữa Trọng Tải Và Tải Trọng

Nội Dung Bài Viết

Toggle
  • Định nghĩa trọng tải xe là gì?
  • Phân biệt sự khác nhau giữa tải trọng và trọng tải xe là gì?
  • Quy định của Nhà nước về trọng tải xe là gì?
    • Giới hạn tải trọng trục xe
    • Giới hạn tổng trọng lượng của xe tải

Trọng tải xe là gì? Nếu bạn là người làm việc trong lĩnh vực giao thông vận tải thì càng phải nắm rõ khái niệm cũng như các quy định về trọng tải xe

Những người sử dụng ô tô hay làm việc trong lĩnh vực giao thông vận tải chắc hẳn đã quá quen thuộc với cụm từ trọng tải và tải trọng,… Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ khái niệm trọng tải xe là gì. Trên thực tế, nhiều người vẫn đang hiểu chưa đúng về hai khái niệm trọng tải và tải trọng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp các bạn biết cách phân biệt hai cụm từ trên cũng như nắm rõ các quy định về trọng tải xe.

Định nghĩa trọng tải xe là gì?

trọng tải xe là gì?
trọng tải xe là gì?

Trọng tải xe là gì? Hiểu nôm na thì trọng tải xe chính là khả năng chịu sức nặng tối đa cho phép về mặt kỹ thuật của các phương tiện vận chuyển giao thông. Về cơ bản, thông số này đã được các nhà sản xuất xe ô tô công bố minh bạch trong tài liệu kỹ thuật xe.

Trong quá trình kiểm định, thông số trọng tải xe cũng được thể hiện ở trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của các phương tiện cơ giới tham gia giao thông đường bộ. Do đó, bạn có thể dựa vào giấy chứng nhận này để kiểm tra thông số trọng tải xe của mình.

>>> Có thể bạn quan tâm : Xe Tải Vĩnh Phát FN129L4

Phân biệt sự khác nhau giữa tải trọng và trọng tải xe là gì?

Tải trọng là lực hoặc ngẫu lực từ phía bên ngoài tác động vào một vật gì đó. Hiểu một cách đơn giản hơn thì tải trọng chính là số cân hàng hóa mà xe ô tô được phép chuyên chở.

Chẳng hạn như một chiếc xe tải có trọng tải thiết kế khoảng 12 tấn và nó có thể chở tối đa là 10 tấn đá, đất. Điều ngày đồng nghĩa với việc trọng tải xe là 12 tấn, còn tải trọng nặng 10 tấn. Đây chính là khối lượng hàng hóa mà chiếc xe tải đang chở.

Căn cứ và Điều thứ 37, Nghị định số 15 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính ở lĩnh vực giao thông đường bộ thì tải trọng của xe chính là sức chứa tối đa của chiếc ô tô tải đó. Đây cũng chính là căn cứ chính xác để xác định được chiếc xe tải đó có chở quá số cân hàng hóa mà Nhà nước cho phép hay không. Từ đó có thể đưa ra những phương pháp xử lý với từng trường hợp cụ thể.

Trọng tải và tải trọng là 2 khái niệm khác nhau
Trọng tải và tải trọng là 2 khái niệm khác nhau

Như vậy, tải trọng xe chính là trọng lượng hàng hóa mà ô tô đang chuyên chở (không bao gồm trọng lượng của tài xế và phụ xe). Trong quá trình vận chuyển hàng hóa ở trên đường trường, chủ xe hoặc tài xế cần phải nắm rõ số lượng hàng hóa mà ô tô tải được phép chở là bao nhiêu. Từ thông số này có thể tránh bị xử phạt hành chính do chở quá mức quy định của Nhà nước.

Về cơ bản, tải trọng của xe được tính theo công thức sau đây: Tải trọng xe = Tổng trọng tải – (tự trọng xe + số người ngồi ở trong xe).

Lấy ví dụ, một chiếc xe ô tô có trọng tải khoảng 12 tấn, chở đất cùng với một tài xế và một phụ xe. Muốn tính được tải trọng của hàng hóa thì chúng ta phải đưa cả xe lẫn người ngồi trong xe vào trạm cân. Sau đó, chúng ta sẽ lấy tổng số cân trừ cho 12 tấn (trọng tải xe) và trừ tiếp số cân nặng của người tài xế, phụ xe đó sẽ ra tải trọng của hàng hóa mà ô tô đang chở.

Quy định của Nhà nước về trọng tải xe là gì?

Quy định của Nhà nước về trọng tải xe
Quy định của Nhà nước về trọng tải xe

Theo quy định của Bộ Giao thông vận tải đưa ra thì tất cả những chiếc xe tải chuyên chở hàng hóa đều phải tuân thủ theo đúng trọng tải của mình. Trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa ở trên đường, trọng tải xe không được phép vượt quá 10% trọng tải quy định. 

Chẳng hạn như xe ô tô có trọng tải 600kg thì tài xế chỉ được chở khối lượng hàng hóa tối đa là 660kg. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho tài xế cũng như hàng hóa ở trên xe, chúng tôi khuyên các bạn chỉ nên chở 600kg hàng hóa, theo đúng trọng tải cho phép của xe.

Mỗi một chiếc xe sẽ sở hữu trọng tải khác nhau và những đặc điểm riêng biệt. Do đó, tùy vào khối lượng và loại vật dụng, hàng hóa khác nhau mà các bạn nên lựa chọn chiếc xe ô tô tải phù hợp nhất. 

Giới hạn tải trọng trục xe

Quy định của Nhà nước về giới hạn trọng tải xe cũng bao gồm cả tải trọng trục xe. Với những trục đơn thì tải trọng trục xe không được phép vượt quá 10 tấn. Còn với những cụm trọng trục xe kép, tải trọng sẽ được tính dựa vào khoảng cách giữa hai trục tâm: 

  • Nếu khoảng cách giữa 2 trục tâm nhỏ hơn 1m thì tải trọng trục xe không được vượt quá 11 tấn.
  • Nếu khoảng cách giữa 2 trục tâm từ 1 – 1,3m thì tải trọng trục xe không được vượt quá 16 tấn.
  • Nếu khoảng cách giữa 2 trục tâm lớn hơn 1,3m thì tải trọng trục xe không được vượt quá 18 tấn.

Giới hạn tổng trọng lượng của xe tải

Tùy vào mỗi một loại xe tải khác nhau sẽ có những quy định riêng về giới hạn tổng lượng xe. Với những chiếc xe tải thân liền, trọng lượng của xe sẽ được tính dựa vào tổng số trục của ô tô đó, cụ thể là:

  • Nếu tổng số trục của xe tải là 2 thì trọng lượng của xe sẽ nhỏ hơn 16 tấn.
  • Nếu tổng số trục của xe tải là 3 thì trọng lượng của xe sẽ nhỏ hơn 24 tấn.
  • Nếu tổng số trục của xe tải là 4 thì trọng lượng của xe sẽ nhỏ hơn 30 tấn,…

Với tổ hợp xe ô tô đầu kéo có tổng số trục là 3 thì trọng lượng của xe tối đa không được vượt quá 26 tấn. Còn với tổ hợp xe ô tô đầu kéo có tổng số trục là 4 thì trọng lượng của xe tối đa không được vượt quá 34 tấn.

Hy vọng bài viết của chúng tôi ở trên đây đã giúp các bạn hiểu rõ khái niệm trọng tải xe là gì cũng như những thông tin liên quan tới vấn đề này. Nếu như các bạn muốn biết thêm thông tin gì khác về xe ô tô tải, hãy đọc các bài viết khác trong mục tin tức của Xe Tải Vĩnh Phát.

Từ khóa » Trọng Lượng Không Tải Là Gì