Trong Truyện Ngắn Lặng Lẽ Sa Pa, Nhà Văn Nguyễn Thành Long đã ...

Lời giải của Tự Học 365

Giải chi tiết:

Giới thiệu chung:

 

- Nguyễn Thành Long (1925-1991), quê ở Duy Xuyên, Quảng Nam. Ông viết văn từ thời kì kháng chiến chống Pháp, là cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí. Thành công trong sáng tác của Nguyễn Thành Long không phải ở khai thác tình huống dữ dội mà là sự nhẹ nhàng, trong trẻo, thấm đẫm chất trữ tình.

- “Lặng lẽ Sa Pa” sáng tác năm 1970, trong chuyến đi thực tế của tác giả ở Lào Cai, in trong tập “Giữa trong xanh” (1972), là một trong những tác phẩm thành công của ông.Truyện viết về anh thanh niên với những vẻ đẹp tiêu biểu của người thanh niên Việt  Nam  trong  giai  đoạn  chống  Mỹ.

- Đoạn trích: Nằm ở phần cuối tác phẩm, là cuộc trò chuyện giữa thanh niên và ông họa sĩ, qua đó thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật.

* Vài nét về nhân vật anh thanh niên:

- Anh sống và làm việc một mình trên đỉnh Yên Sơn, quanh năm giữa cỏ cây, mây mù lạnh lẽo. Anh làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Cụ thể là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo thời tiết. Xung quanh anh chỉ là máy móc và cây rừng. Anh có bốn ca: 4 giờ, 11 giờ, 7 giờ tối, 1 giờ sáng. Tính chất công việc đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác, đặc biệt là làm việc lúc 1 giờ sáng, có mưa gió, bão tuyết.

-Hoàn cảnh sống đặc biệt. Cái khó khăn lớn nhất là nỗi cô đơn vắng vẻ, quanh năm suốt tháng trên đỉnh núi cao. Anh thèm người đến độ có 

khi phải tự lăn cây ra chắn giữa đường để xe dừng lại, để được gặp mọi người một lát rồi lại tiếp tục công việc.

* Vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích:

- Say mê, nhiệt huyết với công việc: “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi. Cất nó đi, cháu buồn chết mất”. Đó là lời tâm sự của anh thanh niên khi nói chuyện với ông họa sĩ. Anh thấy công việc của mình có ích. Niềm say mê, tự giác, yêu nghề thể hiện trong cuộc sống thường ngày, qua lời kể say mê của anh với cô kĩ sư và ông họa sĩ.

- Luôn khát khao hòa hợp, giao lưu với mọi người. Anh thanh niên cống hiến hết mình vì “Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc”. Anh ý thức công việc của mình gắn bó với bao anh em đồng chí dưới xuôi.

=>Luôn biết sống vì cộng đồng, ý thức sâu sắc mình là một cá nhân trong xã hội, đóng góp của mình là một phần nhỏ bé cho sự phát triển chung  của bao nhiêu công việc lớn lao hơn. Anh thanh niên là một người khiên tốn, thành thực, đáng khâm phục.

- Thái độ chân thành, cởi mở. Anh tâm sự với ông họa sĩ và cô kĩ sư chân tình, như những người bạn lâu năm.

- Anh rất ham đọc sách, bác lái xe đọc sách, anh mừng quýnh. Lúc nào anh cũng có người trò chuyện, đó là sách. Sách không chỉ là niềm vui, là người thân mà còn là một người thầy -> Anh rất ham học hỏi, ham hiểu biết.

* Nhận xét:

- Chỉ bằng một số chi tiết và xuất hiện trong một thời gian ngắn, tác giả đã khắc họa chân dung nhân vật chính với những nét đẹp về tư tưởng, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, công việc. Đó là nét đẹp của con người mới xã hội chủ nghĩa, có lí tưởng đẹp, nghị lực, tinh thần trách nhiệm với công việc, tình yêu lao động, yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước.

Liên hệ đến vẻ đẹp của những thanh niên trong các tác phẩm khác: 

- Thế hệ thanh niên trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”: người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn lạc quan, yêu đời giữa mưa bom bão đạn. Lý tưởng sáng ngời nhất là chiến đấu vì độc lập, tự do của quê hương, đất nước.

“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim”

-Những cô gái thanh niên xung phong trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” – Lê Minh Khuê: dũng cảm, anh hùng nhưng vẻ đẹp tâm hồn phong phú.

=> Những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ

=> Anh thanh niên, những người lái xe Trường Sơn hay các cô gái thanh niên xung phong là đại diện của thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm 70 của thế kỉ XX, trong những ngày tháng kháng chiến chống Mỹ ác liệt. Họ là biểu tượng của những người Việt Nam đẹp nhất.

                                  “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước

                                    Mà lòng phơi phới dậy tương lai”

Họ có thể có tên họ cụ thể, có thể là chỉ được nhắc đến qua lứa tuổi, nghề nghiệp nhưng họ đã làm nên biểu tượng của một nước Việt Nam anh hùng. Họ đã làm nên Đất Nước.

Tổng kết:

 

- Khẳng định vẻ đẹp của anh thanh niên và thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ

- Tình cảm của người viết: yêu mến, trân trọng, tự hào, ý thức về hành động để xứng đáng với những gì các thế hệ cha anh đã cống hiến.

- Rút ra bài học về sự sống hiến, hi sinh thầm lặng.

Từ khóa » Cái Nhớ Xe Nhớ Người ấy Thật Ra Là Cái Gì Vậy