Trồng Xương Rồng Bát Tiên Dễ Như Chơi, Không Chăm Sóc Hoa Vẫn ...

Mục Lục 1. Đặc điểm của cây xương rồng bát tiên 2. Ý nghĩa cây xương rồng bát tiên 3. Cách trồng xương rồng bát tiên 4. Kỹ thuật chăm sóc xương rồng bát tiên 5. Cách nhân giống cây xương rồng bát tiên

Kỹ thuật trồng cũng như chăm sóc cây xương rồng bát tiên không phải là quá khó. Vì vậy, nếu có thời gian, bạn hãy thử bắt tay vào tự trồng cho mình một cây xương rồng bát tiên xem sao, biết đâu lại cho ra thành quả mỹ mãn đó.

1. Đặc điểm của cây xương rồng bát tiên

Xương rồng bát tiên hay hoa bát tiên, cây hoa mão gai là loại cây được du nhập từ vùng Madagasca. Về đặc điểm, đây là loại xương rồng có gai với thân đa dạng màu sắc từ xanh, nâu đỏ hay nâu tím. Giống như các loại xương rồng khác, thân xương rồng bát tiên cũng có gai và mủ nhựa, hình dáng gai rất đa dạng từ gai đơn đến gai kép.

Lá xương rồng bát tiên được chia thành nhiều loại bởi chúng không theo một quy chuẩn nhất định. Tùy vào điều kiện sống, độ tuổi cũng như vị trí của lá trên cây mà hình thành ra những dạng lá với những hình thù khác nhau từ bầu dục dài, bầu dục ngược đến bầu dục tròn. Phiến lá mang màu xanh bóng, một số ít lại sở hữu sắc xanh sáng tươi mát.

Trồng xương rồng bát tiên dễ như chơi, không chăm sóc hoa vẫn đua nhau nở - 1

Xương rồng bát tiên cũng ra hoa. Hoa xương rồng bát tiên phong phú, đa dạng về màu sắc: xanh, đỏ, tím, vàng, đốm, sọc. Hoa thường ra từ nách lá chính vì thế mà cây rất sai hoa, mỗi nách lá là một chùm hoa to, hoa rất đẹp lại lâu tàn. Mỗi độ hoa nở là có thể chơi được từ 2-6 tháng.

2. Ý nghĩa cây xương rồng bát tiên

Xương rồng bát tiên được coi là một loài cây đem mang lại may mắn, hạnh phúc cho gia đình. Ngoài ý nghĩa tốt lành trên ra, xương rồng bát tiên còn cực hữu hiệu trong việc xua đuổi tà ma, hóa giải sát khí, đem lại những vượng khí tốt vào nhà.

Trồng xương rồng bát tiên dễ như chơi, không chăm sóc hoa vẫn đua nhau nở - 2

3. Cách trồng xương rồng bát tiên

Xương rồng bát tiên là loại cây dễ sống nên chúng không yêu cầu quá cao trong quá trình trồng cũng như chăm sóc. Vì vậy, bạn có thể trồng ở bất kỳ loại chậu nào. Nhưng phải chọn chậu sâu, có lỗ thoát nước to vì xương rồng bát tiên không chịu úng.

Về cách trồng, hãy dùng ít gạch vụn đặt ở đáy chậu, có thể cho thêm 1 lớp xơ dừa để tạo độ thông thoáng. Tiếp theo, đặt cây vào chậu, thêm đất nhưng phải thấp hơn miệng chậu rồi ấn nhẹ cho chặt. Sau đó, đem cây mới trồng để ở chỗ râm mát, rồi mới cho tiếp xúc dần với nắng. Tưới phun sương cho cây trong 2-3 tuần đầu vào buổi sáng và nên tưới 1 ngày 2 lần nhưng không tưới quá nhiều gây úng cây.

4. Kỹ thuật chăm sóc xương rồng bát tiên

- Ánh sáng: Cây xương rồng bát tiên thuộc họ nhà xương rồng nên có khả năng sống khỏe trong điều kiện nắng nóng thậm chí là ít nước. Cây có khả năng chịu được ánh sáng trực xạ nhưng không quá gắt. Giống cây này chịu được độ sáng khoảng 80%. Nếu chỉ nhận được 50% ánh sáng mỗi ngày thì cây sẽ chậm phát triển và thậm chí ngưng ra hoa.

- Độ ẩm: Xương rồng bát tiên rất ưa khí hậu nóng ẩm. Cây phát triển tốt ở nhiệt độ 20 – 35 C, độ ẩm từ 60% - 80%. Do đó, nếu thời tiết trở lạnh lâu ngày cây sẽ phát triển chậm và ít hoa.

- Đất trồng: Đất trồng xương rồng bát tiên tốt nhất phải là giống cây tơi xốp, nhiều chất dinh dưỡng, rút nước nhanh như đất thịt nhẹ, đất phù sa, đất mùn. Có thể pha trộn hỗn hợp đất thịt nhẹ, phân chuồng và rác hoai mục, tỉ lệ 1:1 hoặc đất phù sa, tro trấu, phân bò khô, tỉ lệ 1:1:1. Nếu có điều kiện nên trộn hỗn hợp, ủ thành đống, đem đi phơi nắng, sau 3 tháng mới dùng thì sẽ tốt hơn.

Trồng xương rồng bát tiên dễ như chơi, không chăm sóc hoa vẫn đua nhau nở - 3

- Nước: Tưới nước thường xuyên và vừa đủ độ ẩm để cây phát triển tốt, không để cây bị héo. Không tưới quá nhiều để cây bị chết úng. Khi trời mưa nhiều, có thể 2-3 ngày tưới 1 lần; nếu mưa dài ngày thì ngưng không tưới cho tới khi đất khô ráo.

- Phân bón: Các chuyên gia khuyên bạn sử dụng phân NPK 30-10-10 bón cho cây con và phân NPK 20-20-20 để cung cấp chất dinh dưỡng. Còn nếu muốn kích thích cây ra hoa sớm nên dùng phân NPK 15-30-15. Dùng NPK 10-10- 30 bón cho cây sắp và đã ra hoa để hoa to, hoa đẹp, lâu tàn, giúp cho cây cứng cáp, không đỗ ngã.

- Sâu bệnh: Cây bát tiên hay mắc bệnh đốm lá, thối nhũn, rầy bông, bọ trĩ… nên bạn cần lưu ý dùng Anvill 5SC hoặc thuốc Topsin M-70WP cho bệnh đốm lá; Kasuran cho bệnh thối nhũn; Basudin cho rầy bông, và thuốc Sherpa, Trebon, Bi 58 cho bọ trĩ…

5. Cách nhân giống cây xương rồng bát tiên

Để nhân giống cây xương rồng bát tiên, bạn có thể sử dụng kỹ thuật gieo hạt vào chậu. Tưới nước nhẹ khoảng 3 lần/ngày để cung cấp độ ẩm. Sau 10-15 ngày, hạt sẽ bắt đầu nảy mầm. Để cây vào chỗ thoáng mát hoặc nơi có nắng sáng nhẹ, có mái che vì cây con thường rất yếu.

Trong trường hợp nhân giống bằng cách chiết cành cần dùng dao cắt bỏ một khoanh vỏ trên thân. Khi vết cắt khô nhựa, dùng xơ dừa xé hoặc rễ lục bình đã rửa sạch vắt khô nước bó vào vết cắt. Sau đó lấy bao nilon quấn chặt cành chiết ra rễ thì cắt ra trồng.

Phương pháp thứ 3 là giâm cành. Với cách này, bạn cần phải cắt đoạn cành giâm không quá non hoặc quá già, để cho khô nhựa. Nếu cành quá non thì dễ bị thối, cành quá già thì cạn nhựa.

Cách trồng lan phi điệp đúng chuẩn, không phải chuyên gia vẫn cho hoa tuôn như suối Cách trồng lan phi điệp đúng chuẩn, không phải chuyên gia vẫn cho hoa tuôn như suối Lan phi điệp là loại cây không còn xa lạ gì với những người ưa chơi lan nhờ vẻ đẹp độc đáo, rực rỡ mà chúng đem lại cho không gian gia đình. Bấm xem >>

Từ khóa » Cây Bát Tiên Không Ra Hoa