Trực Chỉ Chân Tâm | Vòng Tròn Bất Tận
“Nếu ta duy trì quán sát, nhận biết nhưng không chạy theo sắc, thọ, tưởng, hành, thức thì chân tâm sẽ dần hiển lộ, lúc đó ta sẽ thấy rõ được tánh không của pháp….”
“Trực chỉ chân tâm, kiến tánh thành Phật” là pháp môn tu ngắn nhất của thiền tông, không lệ thuộc vào văn tự, giáo pháp. Chủ trương của thiền tông là hướng thẳng chân tâm, nhận rõ tánh để giác ngộ. Đa ngôn, hý luận, lệ thuộc nhiều vào khái niệm chỉ là bức tường ngăn cách chân tâm khi ta tiếp xúc với tánh không của pháp. Vì ngôn từ cũng mang theo danh sắc, nên nó dễ làm phát sinh trong ta cảm thọ, suy tưởng, tạp niệm, và thức phân biệt. Người có học nhiều có thể càng bị chấp nhiều, tạp niệm do đó cũng nhiều hơn, đó là một trở ngại lớn khi ta muốn thực hành “trực chỉ chân tâm”.
Trong Kinh Kim Cang, Đức Phật có nói: “Pháp ta nói như chiếc bè qua sông, chánh Pháp còn phải bỏ huống chi là thế gian Pháp.” Tất cả các pháp chỉ là phương tiện, hãy đơn giản hóa việc tu hành, đừng vướng mắc nhiều vào hình thức, cũng đừng đa văn và hý luận. Hãy để chân tâm trụ vào chổ vô trụ, hãy để tâm tiếp xúc trực tiếp với tánh Không, hãy xóa sạch mọi ngôn từ hý luận trong ý thức và tàng thức, hãy để trực ngộ xảy ra tự nhiên khi tiếp xúc với pháp. Đó sẽ là sự tiếp xúc sâu sắc nhất vì ta không bị ảnh hưởng của sắc, thọ, tưởng, hành, thức sinh ra từ chính vọng tâm của mình.
‘Trực chỉ chân tâm’ là lời dạy xác thực nhất cho những người tu khi thực hành chánh niệm hay thiền. Khi ta thiền, ta hãy để tâm thoải mái nhận biết rõ ràng từng cái đau cái mỏi nơi thân. Ta thấy rõ được nó, quán sát nó, nhưng không chạy theo nó, không cảm thọ và cũng không phán xét. Dầu cái đau đó vẫn còn nơi thân, phút chốc sau chúng không còn ảnh hưởng đến tâm vì tâm ta nằm ngoài thân. Thân đau nhưng tâm tĩnh lặng, đó là cái vi diệu của chân tâm. Đối với các việc khác xảy ra trong đời cũng vậy, nếu ta duy trì quán sát, nhận biết nhưng không chạy theo sắc, thọ, tưởng, hành, thức thì chân tâm sẽ dần hiển lộ, ta sẽ thấy rõ được tánh không của pháp. Chân tâm và kiến tánh tuy hai mà một, cái này có thì cái kia có, cái kia có nên cái này có, đó là con đường tu hành đơn giản nhưng lại có thể dẫn đến giác ngộ nhanh nhất.
Sài Gòn, tháng 1, 2016
Chia sẻ:
Từ khóa » Trực Chỉ Chân Tâm Kiến Tánh Thành Phật
-
Trực Chỉ Chân Tâm, Kiến Tánh Thành Phật - Thiền - THƯ VIỆN HOA SEN
-
Trực Chỉ Chân Tâm, Kiến Tánh Thành Phật | Đọt Chuối Non
-
Thuyet Phap Thien Tong Viet Nam
-
TRỰC CHỈ CHÂN TÂM KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT... - Facebook
-
Trực Chỉ Chân Tâm Kiến Tánh Thành Phật - Thích Trung Đạo (Chùa ...
-
Thiền Sư An Lạc Hạnh|trực Chỉ Chơn Tâm-kiến Tánh Thành Phật - YouTube
-
Trực Chỉ Nhân Tâm Hay Trực Chỉ Chân Tâm - Kiến Tánh
-
Trực Chỉ Nhân Tâm, Kiến Tánh Thành Phật ( 1 ) @ Bạch Dương Kì Blog
-
Trực Chỉ Chân Tâm, Kiến Tánh Thành Phật - Chùa Bửu Châu
-
Thích Trung Đạo. Đề Tài :Trực Chỉ Chân Tâm Kiến Tánh Thành Phật ...
-
Trực Chỉ Nhân Tâm, Kiến Tánh Thành Phật - Pháp Nhất Sùng Đức 2015
-
Trực Chỉ Chân Tâm, Kiến Tánh Thành Phật. Không Cần Phải Học Thật ...
-
Trực Chỉ Chân Tâm Kiến Tánh Thành Phật - THƯ PHÁP LÃO TRỌC
-
Kiến Tánh Thành Phật | TRẦN ĐÌNH HOÀNH