Trúc Khê (Ngô Văn Triện) - Nhị Linh
Có thể bạn quan tâm
+ tiếp tục "George Steiner: Books, Tolstoy, Dostoevsky & Martin H.", Steiner nhà phê bình bằng tai; "sáng" và "eine Strasse"
Về Trúc Khê Ngô Văn Triện, tôi không biết gì hơn bất kỳ ai. Sách hiếm (và hiểm) của Trúc Khê tôi cũng không có.
À, tôi có bản dịch Ngọc lê hồn của Trúc Khê. (a, quyển này thì đúng là hiếm) Nhưng nhớ ra đi tìm thì lại không thấy đâu (điên quá). Cũng không thấy đâu hai tập Tuyển tập Trúc Khê gần đây còn ngó thấy (lúc không cần thì cứ chình ình ngay trước mặt, nhưng hễ cứ cần là biến).
(nếu lục ra được sẽ bổ sung sau)
Giờ, là cuốn tiểu thuyết Đò chiều:
Mấy hình ảnh trên đây cho thấy: cuốn sách (niên đại: 1944) được in tại "Nhà in Quốc Gia" (In đẹp, Giá rẻ, Nhanh chóng) địa chỉ 67 Cửa Nam, Hà Nội. Đó cũng là địa chỉ của một "văn đoàn": Bảo-Ngọc Văn-Đoàn (67 Neyret). Trúc Khê viết cuốn tiểu thuyết Đò chiều trong khoảng thời gian từ tháng Sáu đến tháng Mười một năm 1942.
Thế nhưng, địa chỉ vừa nói ở trên, 67 Cửa Nam, lại cũng chính là địa chỉ nơi ở của nhân vật chính trong Đò chiều (nhân vật tên là Quân). Vậy nên, rất nên trông chờ cuốn tiểu thuyết là một dạng autobiography của Trúc Khê.
"Bảo Ngọc" (và "Nhà in Quốc Gia") là thêm một danh xưng liên quan đến cuộc đời Trúc Khê. Hơn mười năm trước đó (tức là trước quãng 42-44), ta biết Trúc Khê liên quan đến "Kim Khuê ấn quán", "Vạn quyển thư lâu", (hình như cả) "Long Quang ấn quán" etc. (cụ thể liên quan ở mức độ nào thì tôi cũng không rõ). (và tất nhiên, cả "Nam Đồng thư xã") "Trúc Khê thư cục" thì quá rõ ràng. Có một cái gì đó nói lên một điểm chung (một pattern) của nhiều nhân vật sinh vào quãng đầu thế kỷ 20, chẳng hạn nếu nhìn đối chiếu Trúc Khê Ngô Văn Triện với Văn Hạc Lê Văn Hòe. Vả lại, cái tên "Quốc gia" rất có khả năng cho thấy vai trò của Lê Văn Hòe.
Đò chiều viết năm 1942 nên ta có thể hy vọng trong đó nhắc đến (dẫu chỉ theo lối ám chỉ) các hoạt động từng khiến Trúc Khê gặp không ít vấn đề với chính quyền thuộc địa.
Từ trang 41 của Đò chiều:
"Tôi còn ước muốn gì hơn nữa,/Gặp gỡ nhau trong buổi chợ chiều."
Hai câu thơ - Trúc Khê viết, "của một thi sĩ" (mà nhân vật đọc lên), nhưng có thể đoán đây là thơ của chính Trúc Khê. Trúc Khê viết cuốn tiểu thuyết tên là Đò chiều và còn có một tập thơ mang nhan đề Chợ chiều: chính là "chợ chiều" trong hai câu thơ trên đây. (một số nơi viết danh mục tác phẩm Trúc Khê, nói Chợ chiều và Đò chiều đều là thơ, nhưng một là tập thơ, một là cuốn tiểu thuyết)
Tất nhiên, với (việc đọc) Trúc Khê, ta hy vọng có thể tìm được thêm chút ánh sáng rọi vào một khối bí mật: người bạn Nhượng Tống của Trúc Khê. (Lê Văn Hòe, về phần mình, thì từng bình luận thơ Nhượng Tống, như ta đã biết)
(trước khi tiếp tục, tôi muốn hỏi, ai có Đò chiều ấn bản đầu thập niên 50 - in ở Hà Nội - không? theo các tìm hiểu của tôi thì phải có, nhưng tôi chưa tìm được dấu vết của quyển sách)
Hiếm:
(courtesy of VHT)bản thảo:
(còn nữa)
Nguyễn Ngọc Kha Nghiêm Xuân Huyến Tùng Lâm Lê Cương PhụngDương Bá TrạcNguyễn Khánh ĐàmĐoàn Thị ĐiểmCao Hải HàPhan Huy ĐườngTạ Thu ThâuNguyễn Triệu LuậtBùi Cẩm ChươngĐỗ Đình ThạchLưu Quang VũLê Văn ThiệnTrần Vàng SaoPhan Phong LinhTriều ĐẩuNguyễn Văn VĩnhĐặng Thai MaiĐỗ Long VânVăn CaoHoàng Ngọc HiếnViên LinhTrịnh Hữu NgọcThành Thế VỹThái PhỉLê Doãn VỹLê Trí ViễnNguyễn Đình ThiNguyễn Thế AnhTản ĐàTrương Vĩnh KýPhan NgọcNguyễn Hữu TríHoàng Đạo ThúyNguyễn Thạch KiênHoàng ĐạoTrương ChínhTạ TỵNguyễn KhảiHồ Văn MịchTrần Thanh MạiLê Thành KhôiTạ Chí Đại TrườngTrần Huyền TrânPhan Văn HùmTrọng LangLệ Thần Trần Trọng KimNguyễn VỹVũ Ngọc PhanLương Thúc KỳTchyaĐào Trinh NhấtNguyễn DuNghiêm Xuân HồngThạch LamHoàng Ngọc PháchNguyễn BínhThiếu MaiTrần Lê VănThế LữHoàng Xuân HãnNguyễn TuânNgô Thúc ĐịchHuy CậnTrương TửuNam CaoMai ThảoHoàng CầmPhạm Xuân ẨnPhạm QuỳnhDương TườngBửu KếNguyễn Mạnh CônHoài ThanhNguyễn Mạnh TườngQuang DũngHoàng Anh TuấnNgô Đình NhuPhạm DuyPhạm Duy KhiêmVũ Trọng PhụngThanh LãngLê Văn TrươngHồ Hữu TườngPhạm Cao CủngNguyễn Bắc SơnChế Lan ViênBình Nguyên LộcTrần Văn ToànVương Hồng SểnNguyễn Khánh LongVũ Đình LongKiều Thanh QuếThụy AnTô HoàiNgọc GiaoHữu LoanPhan KhôiNguyễn Công Trứ
Từ khóa » Trúc Khê Ngô Văn Triện
-
Trúc Khê (nhà Văn) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Trang Thơ Trúc Khê - Ngô Văn Triện (7 Bài Thơ, 54 Bài Dịch) - Thi Viện
-
Tưởng Nhớ Nhà Văn Trúc Khê - Ngô Tộc
-
Trúc Khê Ngô Văn Triện - Người Mạnh Dạn 'phá Bỏ' Ngôi Làng Việt Cũ
-
Truyện Của Tác Giả Trúc Khê Ngô Văn Triện # Mobile
-
Tải Sách Trúc Khê Ngô Văn Triện Miễn Phí
-
Tác Gia:Ngô Văn Triện – Wikisource Tiếng Việt
-
Ngô Văn Triện - Nhân Vật Lịch Sử Việt Nam
-
Tuyển Tập Trúc Khê Ngô Văn Triện - THU VIEN DA MINH
-
Trúc Khê Ngô Văn Triện [WorldCat Identities]
-
Trúc Khê (nhà Văn) - Du Học Trung Quốc
-
Trúc Khê Ngô Văn Triện - NhaNam