Trưng Bày Tư Liệu, Hình ảnh Cải Cách Ruộng đất 1946-1957
Có thể bạn quan tâm
Quần áo của nông dân nghèo - Ảnh Việt Dũng |
Đây là những tư liệu được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia VN (25 Tông Đản, Hà Nội), Cục Lưu trữ Văn Phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chính Phủ, Văn Phòng Quốc Hội, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, II, III, Bảo tàng Hồ Chí Minh và bảo tàng các tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên, Nam Định, Thái Bình…
Những hình ảnh về cuộc sống của giới địa chủ Việt Nam được trưng bày đối diện với đời sống của người bần cố nông. Những tấm áo tả tơi vá chằng vá đụp đối diện với những áo dài, áo the bằng lụa.
Những đồ dùng bằng ngọc, lò sưởi, tẩu thuốc đối diện với mái nhà tranh đơn sơ. Đặc biệt, để công chúng hiện tại hiểu hơn về đời sống của người nông dân, ngoài trang phục, đồ dùng thì Bảo tàng Lịch sử quốc gia VN đã cho dựng nên một nếp nhà tranh, vách đất, kiểu nhà phổ biến của người nông dân thời trước.
Bên cạnh đó là những hình ảnh về cuộc cải cách ruộng đất và thành quả của nó. Những người nông dân lần đầu tiên có ruộng, lần đầu tiên có con trâu của chính mình đang cười rạng rỡ trên những cánh đồng sau cải cách.
Tuy nhiên, triển lãm cũng dành một phần để nhắc lại những sai lầm và công cuộc sửa sai trong cải cách ruộng đất.
Tuy vậy, so với kỳ vọng của công chúng, phần trưng bày này khá ít ỏi. Chỉ có những giấy tờ, chỉ thị liên quan trong thời kỳ đó.
Ông Lê Như Tiến (phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội) cùng nhiều quan khách tham quan triển lãm - Ảnh Việt Dũng |
Không gian nhà tranh vách đất của người nông dân xưa được dựng lên trong không gian triển lãm - Ảnh Việt Dũng |
Không gian nhà địa chủ Việt Nam trước Cải cách ruộng đất. - Ảnh Việt Dũng |
Những hiện vật, hình ảnh về đời sống tầng lớp địa chủ - Ảnh Việt Dũng |
Công chúng xem hiện vật, hình ảnh về Cải cách ruộng đất - Ảnh Việt Dũng |
Chính sách ruộng đất của Việt Nam tiến hành qua 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1 từ năm 1946-1949: tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho nông dân.
Giai đoạn 2 từ năm 1950-1953: thực hiện giảm tô giảm tức, hoãn nợ và xóa nợ, thu thuế nông nghiệp, trong đó đánh thuế nặng đối với địa chủ.
Giai đoạn 3 (ở miền Bắc) từ năm 1954-1957: phát động quần chúng thực hiện cải cách ruộng đất triệt để với các hình thức khác nhau như hiến ruộng đất, tịch thu, trưng thu, trưng mua, chia ruộng đất cho tầng lớp cố nông, bần nông và trung nông lớp dưới.
Kết thúc cải cách ruộng đất ở miền Bắc, hơn 810 nghìn ha ruộng đất của thực dân và địa chủ, ruộng đất công và nửa công, nửa tư đã được chia cho 2,22 triệu hộ nông dân lao động (chiếm 72,8% số hộ ở nông thôn).
Những hiện vật, hình ảnh về đời sống tầng lớp địa chủ - Ảnh Việt Dũng |
Công chúng tham quan những hiện vật, hình ảnh về Cải cách ruộng đất - Ảnh Việt Dũng |
Du khách nước ngoài trong triển lãm - Ảnh Việt Dũng |
Những hiện vật trong gia đình địa chủ. - Ảnh Việt Dũng |
Những hiện vật trong gia đình địa chủ. - Ảnh Việt Dũng |
Những hiện vật trong gia đình địa chủ. - Ảnh Việt Dũng |
- Ảnh Việt Dũng |
- Ảnh Việt Dũng |
Từ khóa » Hình ảnh Về Cải Cách Ruộng đất
-
Triển Lãm Về Cải Cách Ruộng đất - BBC News Tiếng Việt
-
Lần đầu Tiên Công Bố Hình ảnh Cải Cách Ruộng đất - VnExpress
-
Cải Cách Ruộng đất Tại Miền Bắc Việt Nam - Wikipedia
-
Cải Cách Ruộng đất Tại Miền Bắc Việt Nam Năm 1954
-
ĐỌC BÁO VẸM: Công Bố Hình ảnh Cải Cách Ruộng đất - YouTube
-
Nghị Quyết Hội Nghị Trung ương Lần Thứ 14 Về Tổng Kết Cải Cách ...
-
[Photo] Cải Cách Ruộng đất: Thủ Tiêu Chế độ Chiếm Hữu Của địa Chủ
-
Lần đầu Triển Lãm Về Cải Cách Ruộng đất - Báo Thanh Niên
-
Giới Thiệu 150 Hiện Vật Về Giai đoạn “Cải Cách Ruộng đất 1946-1957”
-
Luật Cải Cách Ruộng đất 1953 197/SL
-
Cải Cách Ruộng Đất — Tiếng Việt - Radio Free Asia
-
Lần đầu Trưng Bày Quy Mô Lớn Về "Cải Cách Ruộng đất 1946-1957"
-
Nội Dung Chính Sách Thành Tựu