Trung Quốc 40 Năm Cải Cách Mở Cửa - Mega Story

Năm 2018 đánh dấu tròn 40 năm Trung Quốc tiến hành công cuộc cải cách mở cửa, vốn được xem là cuộc đại cách mạng thay đổi vận mệnh quốc gia, đồng thời ảnh hưởng rộng lớn tới toàn thế giới.

Cải cách mở cửa đã giúp hơn 700 triệu người dân Trung Quốc thoát khỏi đói nghèo và đưa Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Được chính thức triển khai từ tháng 12/1978, sự nghiệp cải cách mở cửa của Trung Quốc đã được thực thi rộng mở từ nông thôn đến thành thị, từ cải cách thể chế kinh tế đến đi sâu cải cách toàn diện, tạo nên những bước chuyển biến mạnh mẽ theo hướng xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc.

Cải cách mở cửa đã giúp hơn 700 triệu người dân Trung Quốc thoát khỏi đói nghèo và đưa Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Thành tựu của 40 năm qua được thể hiện qua hàng loạt con số “biết nói:” Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc đã tăng hơn 220 lần, từ 364,5 tỷ Nhân dân tệ năm 1978 lên 82.070 tỉ Nhân dân tệ năm 2017, và dự kiến sẽ vượt mức tổng GDP của Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong năm nay; GDP bình quân theo đầu người của Trung Quốc cũng tăng gấp gần 155 lần, từ 385 Nhân dân tệ năm 1978 lên mức 59.660 Nhân dân tệ năm 2017.

Ấn tượng không kém là tỷ lệ đói nghèo ở khu vực nông thôn Trung Quốc giảm từ mức 97,5% thời điểm năm 1978 xuống 3,1% vào năm 2017, còn khoảng 30 triệu người nghèo. Đây là mức thấp hơn nhiều so với mức trung bình của thế giới.

(Nguồn: zmrnewsjournal.us)
(Nguồn: zmrnewsjournal.us)

Trình độ học vấn của người dân Trung Quốc cũng không ngừng được nâng cao. Hiện Trung Quốc đã thực hiện phổ cập toàn diện giáo dục bắt buộc đối với hệ 9 năm. Tỷ lệ nhập học ở bậc cao đẳng, đại học đạt đến 45,7% vào năm 2017, cao hơn gần 10% so với mức trung bình của thế giới.

Tình hình chăm sóc sức khỏe cho người dân cả thành thị lẫn nông thôn của Trung Quốc cũng được cải thiện rất rõ rệt. Năm 2017, tuổi thọ trung bình của người dân Trung Quốc đạt 76,7 tuổi, cao hơn mức trung bình của thế giới.

Mạng lưới an sinh xã hội đã được hình thành rộng khắp, bảo hiểm xã hội đã bao phủ tới 900 triệu dân, bảo hiểm y tế cơ bản đã tới hơn 90% dân số. Mức độ đô thị hóa từ 17,9% năm 1978 tăng lên 58,5% năm 2017. Số thành phố từ 193 tăng lên 657. Hiện nay, Trung Quốc có 136.000km đường cao tốc và 25.000km đường sắt cao tốc.

Giá trị thương mại hàng hóa của Trung Quốc đạt 27.700 tỷ Nhân dân tệ vào năm 2017, chiếm hơn 11% tổng khối lượng thương mại toàn cầu.

Về kinh tế đối ngoại, giá trị thương mại hàng hóa của Trung Quốc đạt 27.700 tỷ Nhân dân tệ vào năm 2017, chiếm hơn 11% tổng khối lượng thương mại toàn cầu, và Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của hơn 120 nước trên thế giới.

40 năm mở cửa cũng đem lại nhiều thành tựu trên các lĩnh vực như khoa học công nghệ, hiện đại hóa quốc phòng, xây dựng cơ sở hạ tầng …, khiến diện mạo đất nước hoàn toàn đổi thay, vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế ngày một gia tăng.

Đặc biệt, trong 5 năm trở lại đây, chính quyền Trung Quốc đã có những điều chỉnh chính sách một cách phù hợp, tập trung thúc đẩy đổi mới chính trị làm động lực cho đổi mới kinh tế, đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng, tái cơ cấu nền kinh tế để cải thiện chất lượng tăng trưởng, giảm bớt được những rủi ro do quá trình phát triển quá nóng và nguy cơ nền kinh tế “hạ cánh cứng” sau thời gian dài dựa trên tăng tưởng tín dụng – vay nợ để đầu tư phát triển.

(Nguồn: CGTN)
(Nguồn: CGTN)

Kể từ Hội nghị Trung ương 3 Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII, sự nghiệp cải cách mở cửa của Trung Quốc bước vào giai đoạn mới, giai đoạn đi sâu cải cách mở cửa, được coi là “cải cách mở cửa phiên bản 2.0.”

Với lộ trình xây dựng cường quốc kinh tế-thương mại theo 3 bước, Trung Quốc đặt mục tiêu đến năm 2020, hoàn thành xây dựng xã hội khá giả toàn diện, đến năm 2035 cơ bản hoàn thành xây dựng hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa và đến trước năm 2050, hoàn thành toàn diện xây dựng cường quốc về kinh tế-thương mại.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi từ nền tảng đã tích lũy được, cải cách mở cửa của Trung Quốc trong giai đoạn mới phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức.

Một thời kỳ dài tăng trưởng quá nóng và tăng trưởng bằng mọi giá đã khiến tình hình kinh tế-xã hội Trung Quốc đứng trước nhiều rủi ro, mâu thuẫn. Hàng loạt vấn đề như gia tăng phân hóa giàu nghèo, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, cải cách y tế và nhà ở khiến giá thành tăng ảnh hưởng trực tiếp tới người dân… là những thách thức xã hội mà chính quyền Trung Quốc phải giải quyết.

Một thời kỳ dài tăng trưởng quá nóng và tăng trưởng bằng mọi giá đã khiến tình hình kinh tế-xã hội Trung Quốc đứng trước nhiều rủi ro, mâu thuẫn.

Bên cạnh đó, nền kinh tế Trung Quốc liên tiếp đạt tăng trưởng cao những năm qua có liên quan chặt chẽ đến phương thức phát triển truyền thống, như giá nhân công và giá nguyên liệu thấp, tiềm năng thị trường lớn… Nhưng sang giai đoạn cải cách mở cửa mới, phương thức phát triển truyền thống cơ bản đã hết tác dụng.

Sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng và gánh nặng nợ công cũng đang đặt ra nhiều vấn đề. Hiện không ít doanh nghiệp Trung Quốc đang cảm nhận những “gánh nặng” từ chiến dịch tái cơ cấu nợ và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mà chính quyền của Chủ tịch Tập Cận Bình đang thi hành.

Các số liệu thống kê thì cho thấy tăng trưởng GDP của Trung Quốc đã chậm lại trong quý 3 năm nay, xuống mức thấp nhất trong một thập kỷ và dự kiến sẽ tiếp tục chậm lại trong quý 4 và nửa đầu năm 2019.

(Nguồn: Bunkerist)
(Nguồn: Bunkerist)

Tình hình càng phức tạp khi căng thẳng Mỹ-Trung, xuất phát từ các biện pháp thuế quan trả đũa lẫn nhau, đã tác động mạnh tới thị trường tài chính và các hoạt động thương mại không chỉ của 2 nước mà cả nền kinh tế toàn cầu, đồng thời lan sang các lĩnh vực như công nghệ, ngoại giao, quân sự… Sự đối đầu này đang đe dọa ngành chế tạo và lĩnh vực xuất khẩu, những trụ cột của nền kinh tế thứ 2 thế giới.

Chỉ số sản xuất và đơn đặt hàng mới đều tụt dốc, chỉ số đơn hàng xuất khẩu mới cũng xuống mức thấp nhất trong 2 năm gần đây, chắc chắn sẽ kéo tốc độ tăng trưởng của cả nền kinh tế đi xuống, đồng thời kéo theo nguy cơ gia tăng thất nghiệp và giảm thu nhập của người lao động. Tình hình này cũng ảnh hưởng tới việc thực hiện kế hoạch “Made in China 2025” mà chính phủ Trung Quốc đang thúc đẩy để vươn tới vị trí cường quốc công nghệ.

Nếu Trung Quốc có thể duy trì mức tăng trưởng kinh tế trên 5% trong những năm tới, đồng thời thúc đẩy tầm nhìn sáng tạo của các doanh nghiệp công nghệ thì khoảng cách với quốc gia phát triển sẽ được thu hẹp. 

Mặc dù vậy, giới phân tích quốc tế cho rằng chính nền kinh tế số và các ngành dịch vụ mới cùng lĩnh vực sản xuất sản phẩm giá trị cao có thể giúp Trung Quốc vượt qua những trở ngại về thương mại và cạnh tranh quốc tế gay gắt hiện nay. Nếu Trung Quốc có thể duy trì mức tăng trưởng kinh tế trên 5% trong những năm tới, đồng thời thúc đẩy tầm nhìn sáng tạo của các doanh nghiệp công nghệ thì khoảng cách với quốc gia phát triển sẽ được thu hẹp.

Trong bối cảnh môi trường quốc tế diễn biến phức tạp cùng những thách thức kinh tế-xã hội đang đặt ra ở trong nước, đúc rút kinh nghiệm của 40 năm cải cách mở cửa, chính quyền Trung Quốc đang tiếp tục có những điều chỉnh chính sách phù hợp, đồng thời vẫn khẳng định theo đuổi đường lối chủ động mở cửa. Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh Trung Quốc sẽ bước vào giai đoạn mới mở cửa rộng khắp, nhiều cấp độ và toàn diện, qua đó tạo không gian phát triển rộng hơn./.

Chia sẻ:

  • Tweet

Có liên quan

Từ khóa » đảng Cộng Sản Trung Quốc Tiến Hành Công Cuộc Cải Cách Mở Cửa Vào Thời điểm Nào