Trung Quốc Ráo Riết Săn Lùng Mỏ "vàng Trắng" Lớn Nhất Thế Giới
Có thể bạn quan tâm
Khi nhu cầu sử dụng xe điện gia tăng trên toàn cầu, các mỏ lithium tại Zimbabwe được coi là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư Trung Quốc.
Zimbabwe là nước có trữ lượng lithium lớn nhất châu Phi và lớn thứ 5 trên toàn cầu. Mỏ Bikita của nước này là nơi có trữ lượng lithium lớn nhất thế giới với khoảng 11 triệu tấn.
Trong nhiều thập kỷ, nguồn tài nguyên dồi dào này hầu như không được khai thác do thiếu đầu tư.
Tuy nhiên, khi nhu cầu sử dụng xe điện ngày càng tăng trên toàn cầu, Bikita và các mỏ lithium khác của Zimbabwe đang thu hút rất nhiều công ty Trung Quốc trong những năm gần đây.
Hàng loạt thương vụ
Hồi tháng 2, Tập đoàn Khai thác kim loại màu của nhà nước Trung Quốc thông báo sẽ mua lại một dự án khai thác lithium ở Zimbabwe.
Sinomine Resource Group, một công ty con của tập đoàn này cũng đã chi 180 triệu USD để có toàn quyền kiểm soát với công ty tư nhân cùng sở hữu 74% cổ phần Bikita Minerals, nhà sản xuất lithium lâu đời nhất của Zimbabwe.
Đây là thương vụ mới nhất trong một loạt thương vụ mua lại lithium của Trung Quốc tại Zimbabwe, quốc gia đã phải đối mặt với trừng phạt kinh tế và chính trị của phương Tây suốt hơn 2 thập kỷ.
Cụ thể, trước đó, vào tháng 12/2021, Zhejiang Huayou Cobalt đã mua lại mỏ lithium đá cứng Arcadia ngay bên ngoài thủ đô Harare của Zimbabwe với giá 422 triệu USD. Công ty cũng đầu tư dự án trị giá 300 triệu USD để phát triển mỏ, dự kiến sẽ cung cấp lô lithium đầu tiên vào năm 2023.
Cũng trong năm 2021, Chengxin Lithium Group đã chi 77 triệu USD để dành quyền khai thác tại một mỏ lithium chưa được khám phá ở miền đông Zimbabwe.
Sự quý hiếm của “vàng trắng”
Khi ngày càng nhiều quốc gia tiến hành cắt giảm lượng khí thải carbon, lithium được ví như “vàng trắng” bởi kim loại này là nguyên liệu thô thiết yếu cho pin lithium dùng trong xe điện.
Giáo sư Stephen Chan tại Trường Nghiên cứu Phương Đông và Châu Phi ở London, Anh cho biết: “Tổng trữ lượng lithium toàn cầu (khai thác được) ước tính chỉ khoảng 14 triệu tấn. Khi nhu cầu tăng lên cùng với việc thế giới quay lưng lại với việc phụ thuộc hoàn toàn vào nhiên liệu hóa thạch, thì nguồn dự trữ sẵn có sẽ cạn kiệt trong vòng một thập kỷ nữa”.
Theo vị giáo sư, Trung Quốc là nhà sản xuất lithium lớn thứ 4 trên thế giới, nhưng trữ lượng của nước này chỉ ở mức một triệu tấn. Vì vậy, lithium của Zimbabwe có thể sẽ cung cấp năng lượng cho nền công nghiệp của Trung Quốc trước tiên.
Mở rộng phạm vi ảnh hưởng
Ông Chris Berry, Chủ tịch công ty tư vấn hàng hóa House Mountain Partners tại New York, Mỹ, cho rằng các khoản đầu tư ồ ạt của Trung Quốc vừa nhằm lấp đầy sự thiếu hụt lithium trên thị trường toàn cầu, vừa nhằm mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Bắc Kinh tại châu Phi thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường.
“Zimbabwe không phải là điểm đến duy nhất của Trung Quốc”, ông Berry cho biết.
Trên thực tế, công ty sản xuất vật liệu pin Ganfeng Lithium đã “có mặt” tại Mali. Gần đây, nhiều thông tin còn cho rằng BYD, công ty sản xuất và lắp ráp linh kiện điện thoại đa quốc gia của Trung Quốc cũng đang đàm phán để mua 6 mỏ lithium ở châu Phi, dự kiến có thể cung cấp tới một triệu tấn lithium mỗi năm.
“Khác với phương Tây, các công ty Trung Quốc không ‘ngại’ đầu tư vào châu Phi”, ông nói.
Tuy nhiên, sẽ mất khá nhiều thời gian trước khi Zimbabwe có thể cạnh tranh với các nước sản xuất lithium có danh tiếng.
“Tôi không chắc Zimbabwe sẽ trở thành nhà sản xuất lithium lớn theo kiểu của Chile hay Australia, chủ yếu là do nguy cơ bất ổn chính trị trong nước cũng như thực tế là lithium ở các quốc gia khác có chất lượng vượt trội hơn”.
Giáo sư Stephen Chan cũng cho rằng Zimbabwe đến nay vẫn không được các nhà đầu tư phương Tây ưa chuộng bởi nền chính trị và kinh tế bất ổn định.
Nghịch lý xuất khẩu lithium
Cơ quan Khảo sát Địa chất Anh năm 2021 cho biết các quốc gia châu Phi như Zimbabwe, Namibia, Ghana, Mali và Cộng hòa Congo có thể giúp hạ nhiệt “cơn sốt” lithium với nguồn tài nguyên cùng tiềm năng khai thác lớn.
Tuy nhiên, cơ quan này cho biết có rất ít sự tham gia của các nước này vào các giai đoạn quan trọng hơn trong chuỗi cung ứng. Hiện tại, châu Phi không đủ năng lực để xử lý và tinh chế lithium hoặc sản xuất các thành phần pin.
“Điều này dẫn đến tình trạng điển hình là tinh quặng được xuất khẩu và giá trị gia tăng bên ngoài châu Phi. Để rồi các sản phẩm sử dụng pin lithium sau đó lại được nhập khẩu vào châu lục này”, cơ quan địa chất cho biết.
Nguồn: Lê Ngọc/Zing NewsBài liên quan:
- Dự án mỏ lithium lớn nhất nước Mỹ đối mặt với nhiều rào cản bất chấp nỗ lực giảm phụ thuộc vào Trung Quốc
- Rừng Đen hé lộ bí mật mới về “vàng trắng” và tương lai xanh của xe điện
- Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái với phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam
- Phụ nữ Zimbabwe làm bạn với môi trường
- Buôn bán trái phép ĐVHD cần được xem là hình thức tội phạm nghiêm trọng nhất
- Tham vấn công chúng và phát huy dân chủ
- Các loài rùa nguy cấp trước mối đe dọa từ buôn bán và tiêu thụ
- Xu hướng áp dụng thuế carbon và bài học cho Việt Nam
Từ khóa » Thế Giới Quay Lưng Lại Với Trung Quốc
-
Thế Giới Quay Lưng Với Trung Quốc Là Cơ Hội Cho Việt Nam (VOA)
-
Hàng Ngàn Doanh Nghiệp Anh đang Quay Lưng Với Trung Quốc
-
Trung Quốc Thu Mình Với Thế Giới - VnExpress
-
Thế Giới Quay Lưng Với Trung Quốc Là Cơ Hội Cho Việt Nam
-
Đến Người Trung Quốc Cũng Quay Lưng Với Hàng "made In China"
-
Biển Đông: Trung Quốc Ngang Ngược, Bị Thế Giới Quay Lưng - PLO
-
Các Doanh Nghiệp Anh đang “quay Lưng” Với Trung Quốc, Vì Sao?
-
'Quay Lưng' Với Trung Quốc, Vương Quốc Anh đạt Thỏa Thuận Thương ...
-
Chê đắt, Nhiều Người Trung Quốc Quay Lưng Lại Với Mạng 5G Vừa ...
-
Trung Quốc Bắt đầu Trở Thành Quốc Gia Tài Chính Bị Ruồng Bỏ - Sputnik
-
Trung Quốc - Tin Tức Cập Nhật Mới Nhất Tại
-
Lý Do Trường Hàng đầu Trung Quốc 'quay Lưng' Với Bảng Xếp Hạng ...
-
Vì Than, Trung Quốc Và Ấn Độ 'quay Lưng' Với Thế Giới
-
Nhà Ngoại Giao Trung Quốc “sốc” Trước động Thái Quay Lưng Của Mỹ