Vì Than, Trung Quốc Và Ấn Độ 'quay Lưng' Với Thế Giới

chinese-industry-1471872574

Vì than, Trung Quốc và Ấn Độ 'quay lưng' với thế giới. Ảnh: Reuters.

Nhà lập pháp Anh Alok Sharma, người dẫn đầu các cuộc đàm phán COP26, nói: "Trung Quốc và Ấn Độ sẽ phải tự giải thích về hành vi cũng mình đối với những quốc gia dễ bị tổn thương về khí hậu nhất trên thế giới".

Động thái từ Trung Quốc và Ấn Độ diễn ra một ngày sau khi gần 200 quốc gia nhất trí về một thỏa thuận nhằm cố gắng ngăn chặn những hậu quả tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng khí hậu, tại Glasgow, Scotland.

Thỏa thuận trên phạm vi rộng, không ràng buộc về mặt pháp lý, đã được sửa đổi vào giờ chót sau sự can thiệp của Ấn Độ và Trung Quốc - những nước khai thác than lớn nhất thế giới.

Điều này đã dẫn đến sự thay đổi trong ngôn ngữ về nhiên liệu hóa thạch. Theo đó, thỏa thuận hiện đề cập đến "giai đoạn giảm dần" của than, chứ không phải là "giai đoạn chấm hết" của than, như đề xuất ban đầu.

Sau nhiều giờ tranh luận, các nước phản đối cuối cùng cũng đã chấp nhận sửa đổi.

Ông Sharma nói thêm: "Trong những tuần qua, có một số quốc gia nhất định không muốn nhắc đến than trong thỏa thuận lần này. Nhưng cuối cùng, đây là lần đầu tiên chúng ta nói về than trong một quyết định của COP. Tôi nghĩ điều đó hoàn toàn mang tính lịch sử".

Tuy nhiên, nhà lập pháp Anh thừa nhận "chắc chắn còn nhiều việc phải làm về vấn đề này".

"Khi chúng tôi đảm nhận vai trò chủ tịch COP, tôi đã nói rất rõ ràng rằng điện than sẽ phải được đưa vào thỏa thuận. Bên cạnh đó, chúng tôi muốn đảm bảo rằng tất cả các nền kinh tế lớn nhất sẽ không còn tài trợ cho các dự án than quốc tế nữa".

Bước vào hội nghị về khí hậu, các nhà lãnh đạo thế giới, các nhà vận động và các nhà hoạt động môi trường đại diện cho những quốc gia bị đe dọa nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu đã kêu gọi hành động khẩn cấp để hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với mức tiền công nghiệp.

Có những lo ngại rằng sự gia tăng nhiệt độ mạnh hơn cũng sẽ ảnh hưởng đến các nhóm dân cư dễ bị tổn thương, chẳng hạn như các quốc đảo nhỏ trên thế giới vốn đang bị ngập do mực nước biển dâng cao.

Ông Sharma đã nhấn mạnh rằng thỏa thuận được đồng ý tại COP26 có nghĩa là mức tăng 1,5 độ C vẫn "trong tầm kiểm soát". Tuy nhiên, phân tích độc lập của Bộ theo dõi hành động khí hậu tại Anh chỉ ra rằng những cam kết hiện tại là chưa đủ.

Cho đến nay, đã có nhiều phản ứng trái chiều đối với thỏa thuận COP26. Jennifer Morgan, giám đốc điều hành của Greenpeace International, cho biết qua Twitter rằng họ chỉ cố gắng duy trì mục tiêu 1,5 độ C. Dù vậy, "một tín hiệu đã được gửi đi rằng kỷ nguyên than đang kết thúc - và điều đó rất quan trọng".

Bài liên quan Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc ra 'nghị quyết lịch sử'Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc ra 'nghị quyết lịch sử' Tiền kỹ thuật số Trung Quốc được chấp nhận trên nền tảng thương mại điện tử JD trong Ngày lễ độc thânTiền kỹ thuật số Trung Quốc được chấp nhận trên nền tảng thương mại điện tử JD trong Ngày lễ độc thân Các đại gia công nghệ Trung Quốc 'bị tuýt còi' ngày Độc thânCác đại gia công nghệ Trung Quốc 'bị tuýt còi' ngày Độc thân Mỹ, Trung Quốc bất ngờ ra cam kết thúc đẩy hợp tác khí hậuMỹ, Trung Quốc bất ngờ ra cam kết thúc đẩy hợp tác khí hậu

Từ khóa » Thế Giới Quay Lưng Lại Với Trung Quốc