Trung Tâm Khuyến Nông Thành Phố Hồ Chí Minh
Có thể bạn quan tâm
TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG TPHCM
1/ Thành lập- Trung tâm Khuyến nông TP.HCM khi thành lập có tên gọi là Trung tâm Nghiên cứu KHKT và Khuyến nông TP.HCM, trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT, được thành lập theo Quyết định số 2621/QĐ-UB ngày 2/11/1992 của Ủy ban nhân dân TPHCM trên cơ sở hợp nhất 2 đơn vị: Trung tâm Ứng dụng KHKT Lâm nghiệp và Trung tâm Ứng dụng KHKT Nông nghiệp. - Sau đó được UBND thành phố ký Quyết định số 2772/QĐ-UBND, ngày 16/6/2006 đổi tên Trung tâm Nghiên cứu KHKT và Khuyến nông thành Trung tâm Khuyến nông thành phố Hồ Chí Minh.
2/ Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn: 2.1/ Chức năng, nhiệm vụ - Tham mưu, đề xuất Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trình thành phố ban hành chính sách (chương trình, dự án) và khuyến nông nhằm hỗ trợ nông dân trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. - Triển khai thực hiện các văn bản chuyên môn nghiệp vụ, định mức kinh tế kỹ thuật chuyên ngành để hướng dẫn hệ thống khuyến nông thực hiện các chủ trương kỹ thuật của Bộ, ngành. - Thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước, tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, thông tin thị trường giá cả; phổ biến điển hình tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh, phát triển nông nghiệp và nông thôn. - Bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng ứng dựng kỹ thuật mới, giống mới, kiến thức quản lý kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp, tổ chức đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn - nghiệp vụ. - Thực hiện công tác nghiên cứu thực nghiệm các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ đưa vào ứng dụng mô hình trình diễn về tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ phù hợp với từng vùng sinh thái trên địa bàn thành phố; xây dựng các mô hình và chuyển giao khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản. - Tổ chức hoặc tham gia các hội thi, hội thảo, hội chợ, triển lãm, tham quan liên quan đến hoạt động khuyến nông; tham gia và tổ chức khảo sát, học tập, hợp tác trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nước, thực hiện các dịch vụ tư vấn – hỗ trợ có liên quan đến công tác ngành. - Theo dõi, đánh giá, tổng hợp, báo cáo kết quả chương trình, dự án khuyến nông trong quá trình thực hiện sau khi được cơ quan thẩm quyền phê duyệt. - Thực hiện các văn bản hướng dẫn của cơ quan Trung ương, Bộ quản lý ngành, thực hiện một số nhiệm vụ khác do Uỷ ban nhân dân thành phố và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giao. 2.2/ Quyền hạn: - Được quyền xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Trung Tâm phù hợp với từng thời kỳ nhằm đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ. - Nghiên cứu đề xuất cho Sở Nông nghiệp và PTNT ra các văn bản quản lý nhà nước theo thẩm quyền được giao, hoặc văn bản hướng dẫn về công tác khuyến nông để các ngành, các cấp trên địa bàn thành phố phối hợp thực hiện tốt nhiệm vụ khuyến nông. - Thông qua Sở chủ quản ban hành các văn bản về chuyên môn, nghiệp vụ, kinh tế kỹ thuật chuyên ngành để hướng dẫn hệ thống khuyến nông thực hiện các chủ trương của Bộ, ngành. - Sau khi được cấp có thẩm quyền chấp thuận, được ký kết các dự án hợp tác về lĩnh vực KHKT và khuyến nông với các tổ chức quốc tế, các đơn vị khoa học, đơn vị sản xuất trong và ngoài ngành nông nghiệp, hoặc các tỉnh bạn. - Được quyền tổ chức các dịch vụ KHKT phục vụ nông dân. - Tiến hành đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng (điều động, bổ nhiệm, nâng lương...) đội ngũ cán bộ viên chức thuộc quyền theo sự phân công của Nhà nước. 3/ Cơ cấu tổ chức, bộ máy: Trung Tâm là đơn vị sự nghiệp có thu, được hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách Nhà nước, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có 125 khuyến nông viên cơ sở và 120 Câu lạc bộ Khuyến nông – VAC tại các xã, phường có sản xuất nông nghiệp. 3.1/ Chức năng, nhiệm vụ của Trạm Khuyến nông: - Chuyển giao tiến bộ KHKT vào sản xuất theo kế hoạch của Trung Tâm giao phù hợp với điều kiện sinh thái và thực tế của địa phương. - Điều tra, nắm bắt nhu cầu sản xuất, nguyện vọng của bà con nông dân, chủ động đề xuất giải pháp thực hiện. - Xây dựng các mô hình trình diễn, qua đó thuyết phục nông dân ứng dụng công nghệ mới, giống mới. - Xây dựng Câu lạc bộ Khuyến nông – VAC, các nhóm hộ nông dân tương trợ sản xuất, xoá đói giảm nghèo, vươn lên khá giả, làm giàu. - Phối hợp với các hội, đoàn, như Hội Nông dân, Hội Làm vườn, Hội Sinh vật cảnh, Hội phụ nữ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các tổ chức khác tổ chức các hội thi nhằm thúc đẩy phong trào thi đua ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. - Quản lý, bồi dưỡng kiến thức kinh tế, kỹ thuật cho các khuyến nông viên cơ sở, Câu lạc bộ Khuyến nông – VAC. - Thông tin, báo cáo kịp thời tình hình thực hiện kế hoạch khuyến nông, tình hình sản xuất và nguyện vọng của bà con nông dân cho lãnh đạo Trung Tâm và UBND quận, huyện. 3.2/ Nhiệm vụ khuyến nông viên cơ sở: - Nắm vững tình hình địa phương, thu thập các thông tin, tâm tư nguyện vọng của bà con nông dân, phát hiện kịp thời những khó khăn, thuận lợi trong sản xuất tại địa phương phản ánh trực tiếp cho Trạm và lãnh đạo địa phương. - Vận động nông dân, hội đoàn trong xã, phường tham gia các chương trình khuyến nông. Thực thi kế hoạch hoạt động của Trạm như tổ chức huấn luyện, xây dựng mô hình, trình diễn ứng dụng kỹ thuật, tổ chức cho bà con nông dân tham quan mô hình sản xuất tiên tiến. - Xây dựng và hướng dẫn nội dung sinh hoạt các Câu lạc bộ Khuyến nông – VAC, nhóm tương trợ sản xuất.... - Báo cáo định kỳ tình hình sản xuất tại địa phương cho Trạm khuyến nông và Trung Tâm. Dự các lớp bồi dưỡng kinh tế - kỹ thuật do Trạm hoặc Trung Tâm tổ chức. 4/ Kết quả thi đua đã đạt được: - Tập thể cán bộ công chức nhân viên Trung Tâm đã được khen thưởng: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2001 và 2004; 2 Cờ thi đua của Chính phủ tặng năm 2002, 2003; 2 Cờ thi đua của Bộ Thuỷ sản tặng năm 2000, 2003; 10 Bằng khen của Ủy ban nhân dân thành phố; 4 Bằng khen của Bộ Nông nghiệp và PTNT; 1 Bằng khen kèm Giải thưởng cúp vàng về bảo vệ môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường; 2 Giải thưởng Bông lúa vàng của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Huân chương lao động hạng III năm 2005. - Các đơn vị trực thuộc Trung Tâm nhận được 11 Bằng khen của Ủy ban nhân dân thành phố, 5 Bằng khen của Bộ Nông nghiệp và PTNT, 6 Bằng khen của Bộ Thuỷ sản, 27 Giấy khen của Sở Nông nghiệp và PTNT thành phố. - Các cá nhân nhận được: 1 Huân chương lao động hạng ba, 6 chiến sỹ thi đua cấp thành phố, 70 lượt chiến sỹ thi đua cơ sở, 1 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 19 Bằng khen của Ủy ban nhân dân thành phố, 8 Bằng khen của Bộ Nông nghiệp và PTNT, 16 Bằng khen của Bộ Thuỷ sản, 65 Giấy khen của Sở Nông nghiệp và PTNT thành phố, cùng nhiều Huy chương vì sự nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và giai cấp công nhân.
Nguồn: Trung tâm Khuyến nông
Từ khóa » Hệ Thống Khuyến Nông Việt Nam
-
Trung Tâm Khuyến Nông Quốc Gia
-
Hệ Thống Khuyến Nông Việt Nam Qua Kết Quả Dự án điều Tra đánh ...
-
Khuyến Nông Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hệ Thống Tổ Chức Khuyến Nông Nhà Nước ở Việt Nam - Tài Liệu Text
-
02/LB-TT - Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn
-
Khuyến Nông Việt Nam: 20 Năm, Một Chặng đường Xuân
-
Xây Dựng Bằng được Thương Hiệu Khuyến Nông Việt Nam
-
Tổng Quan Khuyến Nông
-
Sơ đồ Tổ Chức - Khuyến Nông Hậu Giang > Trang Chủ
-
Nâng Cao Chất Lượng Công Tác Khuyến Nông - Ban Kinh Tế Trung ương
-
Đổi Mới Công Tác Khuyến Nông Thích ứng Tình Hình Mới
-
Công Tác Khuyến Nông Năm 2018 Và định Hướng Hoạt động Năm 2019
-
Vai Trò Của Công Tác Khuyến Nông Về Chuyển đổi Số Trong Nông ...