Trung Tâm Sản Nhi Làm Chủ Kỹ Thuật Kết Hợp đặt ống Thông Catheter ...

Bệnh nhi có chỉ định đặt catheter được chăm sóc đặc biệt tại Trung tâm Sản Nhi 

Suy hô hấp, suy tuần hoàn là tình trạng cấp cứu, đặc biệt ở trẻ sơ sinh do thể trạng của trẻ còn non yếu, nếu không xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng tới tính mạng, khi điều trị cho trẻ các bác sĩ sẽ thực hiện đặt ống thông catheter động mạch và tĩnh mạch rốn như phương pháp tối ưu nhất hiện nay.

Nguyên nhân gây suy hô hấp, suy tuần hoàn ở trẻ sơ sinh có thể kể đến như: Sơ sinh non tháng, hội chứng chậm tiêu dịch phổi, hít phân su, viêm phổi, nhiễm khuẩn, sốc, tim bẩm sinh…

Tại sao kỹ thuật đặt ống thông Catheter động mạch và tĩnh mạch rốn là phương pháp tối ưu nhất trong điều trị cho trẻ sơ sinh ?

Bệnh nhi được đặt catheter động mạch và tĩnh mạch rốn

Trong hồi sức sơ sinh, bệnh nhi cần được nuôi dưỡng tĩnh mạch dài ngày, duy trì thuốc liên tục trong khi ven của trẻ sơ sinh rất nhỏ và yếu. Đồng thời, trẻ phải theo dõi huyết áp liên tục, chỉ định xét nghiệm nhiều lần trong khi huyết áp ngoại vi không đảm bảo tính chính xác, đặt huyết áp ngoại vi khó do mạch yếu, khó bắt, hay bị gập, tắc do lòng mạch nhỏ và ngắn. Rốn là một trong những mạch trung tâm, việc truyền thuốc qua mạch trung tâm đỡ bị bít, tắc so với mạch ngoại vi. Một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc dùng trong cấp cứu, chỉ truyền được qua mạch trung tâm, nếu truyền mạch ngoại vi sẽ dẫn đến co mạch, hỏng mạch. Chính vì thế, kỹ thuật kết hợp đặt Catheter tĩnh mạch và động mạch rốn là giải pháp cần thiết và tối ưu cho các vấn đề trên.

Do làm hai thủ thuật cùng một thời điểm, việc kết hợp đặt Catheter động mạch rốn và tĩnh mạch rốn giúp trẻ:

– Giảm số lần dùng an thần, giảm đau đớn và stress, giảm tình trạng nhiễm trùng

– Theo dõi được huyết áp động mạch liên tục, đo áp lực tĩnh mạch trung tâm, theo dõi huyết áp liên tục giúp sử dụng thuốc cấp cứu chính xác, an toàn, hiệu quả

– Giúp lấy máu xét nghiệm qua động mạch rốn dễ dàng

Điều gì là khó khăn nhất khi đặt catheter động mạch và tĩnh mạch rốn?

Tất cả các trẻ sơ sinh có chỉ định đặt Catheter tĩnh mạch, động mạch đều trong tình trạng nguy kịch, do vậy yêu cầu thao tác cần nhanh chóng, thủ thuật chính xác và đảm bảo tính vô khuẩn.

Điều khó khăn nữa là một số bệnh nhi nhập viện khi đã trên 3 ngày tuổi, rốn đã bắt đầu khô héo, vấn đề xác định được động mạch, tĩnh mạch rất khó. Đồng thời, động mạch rốn trong những ngày này đã bắt đầu co nhỏ, thủ thuật khó khăn hơn rất nhiều.

Hệ thống máy Moniter theo dõi huyết áp, nhịp tim tại khoa Sơ sinh

Theo BSCKI. Nguyễn Đức Hậu – Phụ trách Khoa Sơ sinh – Trung tâm Sản Nhi cho biết: Trong cấp cứu suy hô hấp, suy tuần hoàn, việc kiểm soát huyết áp rất quan trọng. Trước đây, khoa Sơ sinh theo dõi huyết áp dựa vào dấu hiệu như toàn trạng và đo huyết áp bằng băng đo (đo huyết áp không xâm nhập), tuy nhiên gặp khó khăn và đo không chính xác vì tay trẻ sơ sinh nhỏ, băng đo không có kích cỡ phù hợp. Từ tháng 3 năm 2019, khoa đã thực hiện kỹ thuật đặt Catheter động mạch và tĩnh mạch rốn trong cấp cứu suy hô hấp, suy tuần hoàn. Cho đến nay đã thực hiện thành công 98 ca (chiếm tỉ lệ 85%). Việc làm chủ được kỹ thuật này đã góp phần giảm thiểu thời gian nằm trong đơn vị Hồi sức, tăng tỉ lệ cứu sống bệnh nhi. Những trường hợp không đặt được nghi ngờ do động mạch bị xoắn chưa ghi nhận trường hợp nào có biến chứng nhiễm trùng (nhiễm trùng Catheter, viêm ruột hoại tử), tim mạch (tắc mạch, loạn tim, huyết khối). Trường hợp viêm rốn, viêm phúc mạc, viêm ruột hoại tử, rối loạn đông máu nặng, thoát vị rốn, thoát vị qua khe hở thành bụng, có dấu hiệu tắc mạch chi dưới hoặc vùng mông được chống chỉ định với kỹ thuật này.

BSCKI. Nguyễn Đức Hậu – Phụ trách Khoa Sơ sinh

Bác sĩ Hậu khuyến cáo: Suy hô hấp, suy tuần hoàn ở trẻ sơ sinh diễn biến nhanh và để lại hậu quả rất nặng nề, vì vậy các sản phụ nên đăng ký sinh tại cơ sở y tế có uy tín với đội ngũ bác sỹ chuyên môn cao và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại để được can thiệp kịp thời tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Từ khóa » Cách đặt Catheter Tĩnh Mạch Rốn