TRUNG TÂM Y TẾ TRIỂN KHAI KHÁM LẬP HỒ SƠ QUẢN LÝ SỨC ...
Có thể bạn quan tâm
Đây là bước tiến quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân tại tuyến y tế cơ sở, với việc có hồ sơ quản lý sức khỏe, mỗi người dân sẽ được chăm sóc sức khỏe ngay từ ban đầu chứ không còn phải đợi tới khi có bệnh mới đi khám, việc khám và lập hồ sơ sức khỏe cho toàn dân trong huyện với mục đích:
- Thiết lập hồ sơ quản lý sức khỏe cho từng người dân: đề người dân đều dược quản lý, theo dõi, chăm sóc sức khỏe ban đầu: được tư vấn sức khỏe được điều trị hoặc chuyển tuyến điều trị phù hợp khi có bệnh.
- Phát huy tối đa hiệu quả của hệ thống y tế cư sở hiện có: nâng cao năng lực chuyên môn của nhân viên y tế cơ sở, tăng cường y tế dự phòng góp phần giảm tải cho bệnh viện tuyến trên.
- Thiết lập hệ thông thông tin phục vụ công tác quản lý sức khỏe, theo dõi tình hình bệnh tật và chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa bàn huyện gắn với bảo hiểm y tế toàn dân.
Trên cơ sở xác định rõ tiền sử bệnh tật gia đình, cá nhân hoặc yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe Việc lập hồ sơ quản lý sức khỏe sẽ sử dụng các thông tin sẵn có thông qua khám sức khỏe cho người dân để xác định những thông tin cơ bản về tình trạng sức khỏe, bệnh tật trong hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân. Từ đó người bệnh sẽ được tư vấn, khám định kỳ theo dõi, chăm sóc sức khỏe,chữa bệnh định kỳ và định hướng chuyển tuyến cho người dân khi có bệnh và quản lý các bệnh mãn tính trên địa bàn như tim mạch, huyết áp, tiểu đường, hô hấp… nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các trạm y tế xã, thị trấn, người dân được chăm sóc sức khỏe ngay từ ban đầu thực sự chứ không phải có bệnh mới đi khám. Từ đó, người dân hình thành thói quen khám sức khỏe định kỳ cũng như nhận thức được lợi ích của việc sử dụng thẻ BHYT:
Việc lập hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân bảo đảm mỗi người dân có 1 hồ sơ sức khỏe duy nhất và thống nhất lưu trữ trong hệ thống quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử trong toàn quốc. Khi có hồ sơ quản lý sức khỏe, mỗi người dân khi cần KCB có thể dịch chuyển thông suốt trong hệ thống y tế, các thông tin về sức khoẻ người bệnh được cung cấp cho thầy thuốc nhanh chóng, chính xác, tạo thuận lợi cho việc chẩn đoán và điều trị người bệnh, giúp họ được chăm sóc sức khỏe toàn diện, liên tục và phối hợp, phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời khi bệnh còn ở giai đoạn sớm, hiệu quả điều trị cao, giảm bớt chi phí tiền túi của mỗi người dân cho việc KCB. việc có hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân giúp các bác sĩ phát hiện sớm và giải quyết sớm ngay tại tuyến khám-chữa bệnh ban đầu đối với bệnh thông thường, hạn chế biến chứng và diễn biến bệnh tật nặng, giúp giảm quá tải bệnh viện, giảm áp lực đối với ngành y tế. Đối với quỹ BHYT, việc chẩn đoán, điều trị bệnh sớm sẽ đơn giản hơn, hạn chế bớt việc sử dụng kỹ thuật cao, do vậy giảm bớt chi phí BHYT.
Hồ sơ sức khỏe sẽ được đảm bảo tính bảo mật, cá nhân được cấp một mã cá nhân để xem thông tin về sức khỏe của mình, chỉ có cá nhân mới có quyền cho bác sĩ xem thông tin về sức khỏe của mình để phục vụ cho khám và điều trị bệnh. Người dân nếu đã khám sức khỏe trong vòng một năm thì không cần khám lại, chỉ cập nhật kết quả đã khám vào hồ sơ sức khỏe; trường hợp khi khám phát hiện có bệnh thì được tư vấn điều trị tại trạm y tế hoặc chuyển tuyến theo quy định. Sau khi khám sức khỏe để lập hồ sơ sức khỏe ban đầu, người dân sẽ được khám sức khỏe 1 năm/lần tại các trạm y tế địa phương với sự hỗ trợ của y tế tuyến trên.
Để có danh sách và các thông tin của người dân phục vụ cho công tác khám, theo kế hoạch trước khi khám tại các xã, thị trấn sẽ tổ chức điều tra tại các hộ gia đình để lấy các thông tin cá nhân, lập danh sách thành các nhóm đối tượng, việc tổ chức khám sức khoẻ cho từng người dân được TTYT tổ chức khám tại 3 địa điểm: Tại Trạm y tế sẽ khám cho các đối tượng (trẻ em dưới 6 tuổi không đi học, người cao tuổi, người hưu trí, người dân lao động tự do và các đối tượng khác), tại các trường học khám cho học sinh ( Mầm non, tiểu học, THCS, THPT, Trung tâm giáo dục thường xuyên, trường cao đẳng truyền hình Hà Nội, Trường cao đẳng sư phạm Hà Tây...) và tại các cơ quan, đơn vị khám cho (cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động).
Nội dung khám bao gồm khám lâm sàng và khám cận lâm sàng. Trong đó, khám lâm sàng bao gồm khám toàn thân (cân nặng, chiều cao, mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở); khám nội khoa (tim mạch, hô hấp, tiêu hoá, tiết niệu, cơ xương khớp, thần kinh, tâm thần…); khám ngoại khoa (vận động, cơ, xương, khớp…); khám tai mũi họng; khám răng hàm mặt; khám mắt; khám phụ khoa, khám cận lâm sàng (sẽ được thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa) bao gồm: huyết học, sinh hoá máu, siêu âm ổ bụng tổng quát.. Sau khi khám xong tất cả các thông tin của mỗi người dân đều được cập nhập ngay trong ngày khám vào phần mềm hồ sơ sức khỏe điện tử cá nhân để quản lý.
Minh Nhuệ - TTYT
Admin Thường Tín
Từ khóa » Hệ Thống Quản Lý Sức Khỏe Toàn Dân
-
Phát Triển Hệ Thống Thông Tin Quản Lý Sức Khỏe Toàn Dân Trên Cơ Sở ...
-
[PDF] Tài Liệu Hướng Dẫn Sử Dụng Hệ Thống Quản Lý Sức
-
EHA-NEWS: Hồ Sơ Sức Khỏe điện Tử Toàn Dân Và Lợi ích
-
Hệ Thống Thông Tin Quản Lý Khai Báo Y Tế
-
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ SỨC ...
-
Hệ Thống Quản Lý Sức Khỏe Người Dân Trên Toàn Tỉnh - Báo Hậu Giang
-
Quản Trị Hệ Thống Y Tế
-
Nâng Cao Chất Lượng Dữ Liệu Hệ Thống Quản Lý Sức Khỏe Toàn Dân
-
Ứng Dụng Công Nghệ Trong Quản Lý Sức Khỏe Toàn Dân
-
Hệ Thống Hồ Sơ Sức Khỏe Cá Nhân - Giải Pháp Doanh Nghiệp Viettel
-
Nhiều Lợi ích Khi Lập Hồ Sơ Quản Lý Sức Khỏe Toàn Dân | Báo Lạng Sơn
-
Liên Thông Các Dữ Liệu Y Tế Với Phần Mềm Quản Lý Hồ Sơ Sức Khoẻ ...
-
“Mảnh Ghép” Quan Trọng Trong Triển Khai Hồ Sơ Sức Khỏe điện Tử Toàn ...
-
Hệ Thống Quản Lí An Toàn Và Sức Khoẻ Nghề Nghiệp Là Gì? Đặc điểm ...