Trước Giờ “G” Siết Chặt Kinh Doanh "hàng Xách Tay" : Làm Trong Sạch ...
Có thể bạn quan tâm
Siết chặt quản lý và có biện pháp răn đe với doanh nghiệp vi phạm về chuyển giá | |
Tổng cục Hải quan chỉ đạo địa phương siết quản lý hàng xách tay | |
Lập lại trật tự kinh doanh “hàng xách tay” |
Đa số “hàng xách tay” là hàng giả, hàng kém chất lượng Ảnh: TD |
Lo không đủ nộp phạt
Đánh vào tâm lý người tiêu dùng chuộng hàng ngoại, lại có giá bán rẻ hơn hàng chính hãng vì không phải chịu thuế, thời gian qua thị trường "hàng xách tay" rất sôi động, thu hút một lượng khách hàng đông đảo. Không chỉ với dân buôn chuyên nghiệp mà ngay cả với các du học sinh hiện đang học tập và sinh sống ở nước ngoài cũng tích cực tham gia kinh doanh trên mảnh đất màu mỡ này.
Đi cùng với nhu cầu đó, tình hình buôn bán hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng cấm diễn ra tràn lan, dẫn đến người tiêu dùng bị lừa, mua phải hàng lậu được gắn mác "hàng xách tay".
Theo Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TPHCM, mới đây văn phòng tiếp nhận nhiều vụ khiếu nại liên quan đến mua "hàng xách tay" kém chất lượng. Người tiêu dùng mua mỹ phẩm xách tay từ nước ngoài về bán qua mạng, đợt mua đầu tiên đúng hàng chất lượng nhưng đợt mua thứ hai là… “hàng nhái”.
Tuy nhiên, vì mua "hàng xách tay" qua mạng, không có giấy tờ, hóa đơn, không biết rõ người bán... nên khi người tiêu dùng khiếu nại, Hội cũng không thể tìm ra được người bán và không có giấy tờ, cơ sở buộc người bán chịu trách nhiệm được. Do vậy, việc siết chặt quản lý mảng kinh doanh này là cần thiết nhằm đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng.
Theo ghi nhận của phóng viên, trước giờ “G” Nghị định 98 có hiệu lực, giới kinh doanh khá lo lắng.
Một số tiểu thương kinh doanh "hàng xách tay" cho biết, thời gian trước do chưa bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, người kinh doanh thường ra nước ngoài buôn hàng theo dạng visa du lịch và sẽ được hoàn thuế 10% ngay tại cửa hàng hoặc tại sân bay. Theo đó, người bán hàng hưởng lợi từ chênh lệch tỉ giá và thuế 10%. Tuy nhiên, nếu theo quy định mới về xử phạt, số tiền lãi thu không đủ để nộp phạt do vậy họ rất lo.
Chị H. U., Hà Đông, Hà Nội, chuyên kinh doanh "hàng xách tay" từ Nhật Bản cho biết, thời gian qua do gia đình có người thân thường xuyên đi công tác do vậy chị đều nhờ họ xách hàng về để bán. Tuy nhiên, với quy định xử phạt cao như hiện tại chị H.U. sẽ không tiếp tục gửi người thân xách đồ về vì lo rủi ro.
Trái ngược với tâm trạng lo lắng nêu trên, một số hộ kinh doanh lại tỏ ra “bình chân như vại”. Cá biệt, qua thực tế tìm hiểu phóng viên nhận thấy, do lợi nhuận mang lại, rất nhiều cơ sở sẵn sàng chịu phạt để kinh doanh.
Ghé một cửa hàng chuyên bán đồ xách tay mỹ phẩm, thực phẩm chức năng được quảng cáo là xuất xứ từ Australia trên đường Võ Văn Tần, quận 3, TPHCM, nhân viên bán hàng tên Tuyền vô tư cho biết, không nắm được quy định xử phạt mới liên quan đến mặt hàng này. Theo chị Tuyền, toàn bộ mỹ phẩm, thực phẩm chức năng tại cửa hàng đều do người nhà đi Australia xách tay về và thời gian qua cửa hàng chị vẫn bán mặt hàng này không có vấn đề gì.
Tại chợ Cũ trên đường Tôn Thất Đạm, quận 1, TPHCM, người tiêu dùng không khó để hỏi mua các mặt hàng rượu, sữa bột xách tay. Tại một sạp bán nhiều mặt hàng sữa ngoại nhập, bà chủ giới thiệu cho khách đủ loại như sữa Meiji hộp 800 g xách tay trực tiếp từ Nhật loại cho trẻ dưới 1 tuổi có giá 450.000 đồng/hộp, loại từ 1-3 tuổi 550.000 đồng/hộp, rẻ hơn hàng chính hãng cả trăm ngàn đồng.
"Không nhiều tác dụng"?
Theo đại diện Tổng cục Quản lý thị trường, Nghị định 98 thực chất là để cụ thể hóa hơn các quy định trong Nghị định 185 về xử phạt trong lĩnh vực thương mại, buôn lậu… hiện hành. Trước đây, khi chưa có Nghị định 98, lực lượng Quản lý thị trường xử phạt đối với hàng hóa xách tay không có hóa đơn, chứng từ tương tự như xử lý hàng lậu. Nghị định mới quy định rõ hơn về mức độ xử phạt để áp dụng.
Ở góc nhìn của một chuyên gia kinh tế, ông Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, việc tăng xử phạt này sẽ không có nhiều tác dụng đối với việc kiểm soát kinh doanh “hàng xách tay”, bởi theo ông Hiếu, với lợi nhuận do kinh doanh sản phẩm này từ những cơ sở lớn, số lượng hàng hóa bán ra nhiều, đôi khi người ta sẵn sàng đánh đổi vì số tiền phạt chỉ bằng một phần số lợi nhuận mang lại.
Cũng theo lý giải của chuyên gia này, thời gian qua, lực lượng chức năng đã thường xuyên kiểm tra nhưng số vụ phát hiện, xử phạt chỉ mới là bề nổi của tảng băng chìm. Đặc biệt, "hàng xách tay" hiện được bán chủ yếu qua hình thức trực tuyến, thương mại điện tử, để phát hiện, xử phạt rất khó.
“Theo đó, với những cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ có thể áp dụng biện pháp tăng mức xử phạt vi phạm hành chính để răn đe song với các cơ sở kinh doanh lớn, ảnh hưởng đến một ngành hàng nhất định, ngoài biện pháp hành chính cần xử lý cả vi phạm hình sự, như vậy hiệu quả ngăn chặn mới rõ ràng” ông Nguyễn Trí Hiếu nêu ý kiến.
Về phía cơ quan quản lý nhà nước, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế khẳng định," hàng xách tay" theo luật pháp là chỉ được dùng cá nhân, không được bán. Các tài khoản trên mạng rao bán thực phẩm xách tay từ nước ngoài về mà không công bố thông tin với cơ quan quản lý là vi phạm pháp luật.
“Thực tế, "hàng xách tay" với đặc thù là số lượng ít, nên được khai báo trong danh mục hàng cá nhân, không bị đánh thuế, không phải chịu kiểm tra chất lượng như hàng nhập khẩu sử dụng cho mục đích khác. Do vậy, rất nhiều lần Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân không nên mua sản phẩm được tuyên truyền là "hàng xách tay" vì đây là các sản phẩm chưa được phép kinh doanh tại Việt Nam”, ông Phong nói.
Do vậy Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cho rằng, với quy định xử phạt cao có thể phần nào đó sẽ khiến người kinh doanh “chùn chân” và giúp người tiêu dùng tránh được các nguy cơ rình rập. “Nếu người dân sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng được quảng cáo là “hàng xách tay” khi xảy ra vấn đề về chất lượng sản phẩm, thì cơ quan chức năng như Cục An toàn thực phẩm khó có thể giải quyết vì không thể truy xuất được nguồn gốc sản phẩm do chưa đăng ký”, ông Phong nêu.
Ngoài ra, theo đại diện Cục Quản lý thị trường TPHCM, cần có giải pháp đồng bộ, siết loại nhóm sản phẩm được phép xách tay về, hoặc tùy loại sản phẩm có thể giảm số lượng được phép xách tay đối với người nhập cảnh. Ông Trần Văn Tùng, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Dương cho rằng, để quản lý hoạt động kinh doanh “hàng xách tay” hiệu quả hơn, cần ngăn chặn từ gốc. Khi ở biên giới siết chặt kiểm tra thì hoạt động kinh doanh hàng lậu, trốn thuế trong nội địa giảm mạnh.
Ông Vũ Vinh Phú, nguyên Chủ tịch Hội Siêu thị TP Hà Nội: "Hàng xách tay" sẽ dần "mất điểm" Xử phạt hành chính chỉ là một kênh để hạn chế buôn lậu, buôn bán hàng hóa trái pháp luật nhằm ngăn chặn vi phạm về thuế, từ đó ngăn thất thoát nguồn thu thuế từ hoạt động thương mại. Tuy vậy, trong thời gian tới, hàng loạt Hiệp định thương mại tự do mới được ký kết, hàng hóa chất lượng cao từ nhiều quốc gia theo đường chính ngạch vào Việt Nam sẽ được miễn, giảm thuế kéo theo giá thành sản phẩm giảm. Điều này có thể khiến "hàng xách tay" dần "mất điểm" đối với người tiêu dùng. Luật sư Phan Thị Việt Thu, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TPHCM: Quan trọng là biện pháp kiểm soát Nghị định 98 tăng mức phạt lên để răn đe đối tượng vi phạm kinh doanh hàng lậu, "hàng xách tay" nhưng đó không phải là mấu chốt để giải quyết tận gốc vấn đề. Quan trọng hơn là biện pháp kiểm soát như thế nào để phát hiện, xác định được hành vi vi phạm kinh doanh hàng lậu, "hàng xách tay" từ đó mới có cơ sở để áp dụng mức xử phạt. Thực tế, tình trạng kinh doanh này núp bóng dưới nhiều hình thức, các cá nhân bán "hàng xách tay" thường lách bằng cách mang lượng hàng nhỏ lẻ theo mức nhà nước cho phép đối với cá nhân xách tay hàng về sử dụng, họ gom lại nhiều lần rồi bán qua facebook, zalo..., nên cơ quan chức năng khó xác định được hành vi nào vi phạm kinh doanh hàng xách tay khi họ cố tình né; cần phải có biện pháp kiểm soát kênh bán hàng qua mạng chặt chẽ hơn thì mới hạn chế được tình trạng này. Ông Phạm Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM: Tăng vai trò an ninh mạng Nhiều đối tượng kinh doanh lấy mác “hàng xách tay” nhưng thực chất là kinh doanh hàng giả, hàng nhái chứ không phải hàng chính hãng mua về sử dụng cá nhân. Người tiêu dùng rất dễ bị nhầm lẫn và bị thua thiệt khi mua phải những mặt hàng này. Vì vậy, việc tăng mức phạt đối với kinh doanh "hàng xách tay" theo Nghị định 98 cũng là giải pháp nhằm ngăn chặn hành vi kinh doanh hàng lậu. Tuy nhiên, hàng xách tay hiện được bán chủ yếu qua hình thức trực tuyến, thương mại điện tử, để phát hiện, xử phạt rất khó. Do đó, nếu chỉ tăng mức phạt lên thì chưa đủ, cơ quan chức năng cần có những giải pháp để kiểm soát, phát hiện xử lý một cách hiệu quả như thông qua các cơ quan truyền thông hướng dẫn dư luận không nên sử dụng “hàng xách tay”. Đồng thời, có những biện pháp xử lý, xử phạt nghiêm khắc chứ không “nương tay” như thời gian vừa qua. Đặc biệt, tăng cường vai trò an ninh mạng để theo dõi, quản lý việc mua bán thương mại điện tử nhằm phát hiện, xử phạt được các trường hợp kinh doanh “hàng xách tay”. T.Dịu – D. Ngân (ghi) |
Từ khóa » Siết Chặt Hàng Xách Tay
-
Siết Chặt Hàng Xách Tay: Cần Những Giải Pháp đồng Bộ
-
Siết Chặt Quản Lý Việc Buôn Bán Hàng Xách Tay
-
Hàng Xách Tay đối Phó Quy định Mới - Báo Tuổi Trẻ
-
Siết Chặt Hoạt động Bán Hàng Xách Tay | VTC14 - YouTube
-
Siết Chặt Quản Lý Hàng Xách Tay: Có Dễ Xử Lý? - BaoHaiDuong
-
Siết Chặt, Phạt Nặng để Chặn Hàng Lậu, Hàng Giả - Báo Lao Động
-
Dân Buôn Thờ ơ Với Lệnh 'siết' Hàng Xách Tay - Vnbusiness
-
Siết Quản Lý Hàng Xách Tay: Liệu Có Tình Trạng “bắt Cóc Bỏ đĩa”
-
Áp Phạt Nặng Hàng Xách Tay, Dân Buôn "sốt Vó" Lo Thất Thu, Mất "xới"
-
Làm Sao Quản được Hàng Xách Tay? - Báo Người Lao động
-
Hàng Xách Tay “lách Luật” - Tạp Chí Tài Chính
-
Chế Tài Mạnh Xử Lý Hàng Xách Tay Thao Túng Thị Trường
-
Siết Chặt Quản Lý Hàng Xách Tay - Báo Nhân Dân
-
Thất Thu Thuế Từ Hàng Xách Tay - Báo Đại Đoàn Kết