Trước Khi đi Xét Nghiệm Bệnh Gout Phải Biết Những điều Này
Có thể bạn quan tâm
Bài thuốc chữa Gout bằng chuối hột và củ ráy
1:39 | 05/06Tìm hiểu cách chữa bệnh gout bằng cao gắm
3:27 | 05/06ĐẶC TRỊ tận gốc bệnh Gút nhờ bài thuốc BÍ TRUYỀN Quốc dược Phục cốt khang
11:38 | 01/06Bị bệnh gút có nên xoa dầu không? Loại nào hiệu quả nhất
11:07 | 17/05Bệnh gút có ăn được thịt đỏ không? (bò, heo, dê, ngựa…)
11:08 | 17/05Ăn dứa tốt cho bệnh gout nhưng bao nhiêu là đủ?
1:35 | 17/05Bệnh gút có ăn được thịt ếch, thịt lươn không?
9:11 | 17/05Người bệnh gút có ăn được lạc không, ăn bao nhiêu?
1:24 | 17/05Người Bệnh Gút Có Ăn Được Chuối Không? Loại Nào Tốt?
8:46 | 17/05Bệnh gút có ăn được đậu phụ? (loại thường, non, chiên…)
Trước khi đi xét nghiệm bệnh Gout phải biết những điều này Nguyễn Thị Phương Thảo 8:12 - 12/01/2023Đánh giá bài viết
5/5 - (1 bình chọn)Đặt lịch hẹn
Trước khi đi xét nghiệm bệnh Gout phải biết những điều này
Trước khi đi xét nghiệm bệnh Gout phải biết những điều này
Đặt lịch
Gout (gút) là bệnh viêm khớp mãn tính thường gặp ở nam giới. Để chẩn đoán bệnh bác sĩ sẽ dựa vào những triệu chứng cụ thể và kết quả từ những cuộc xét nghiệm. Xét nghiệm bệnh Gout được xem là yếu tố quan trọng nhất trong việc chẩn đoán bệnh lý này.
Bệnh gút cần xét nghiệm gì?
Gút hình thành do sự lắng đọng muối urat tại khớp, nguyên nhân trực tiếp là do nồng độ axit uric tăng cao. Chính vì bản chất khác biệt so với những bệnh xương khớp thông thường mà bạn cần thực hiện các xét nghiệm khác nhau để chẩn đoán bệnh lý này.
1. Xét nghiệm axit uric máu
Xét nghiệm axit uric trong máu là yếu tố cần thiết và bắt buộc trong quá trình chẩn đoán gút. Nồng độ axit uric trung bình trong máu ở nam giới không vượt quá 7 mg/dl và nữ giới không quá 6 mg/dl.
Tuy nhiên không hẳn axit uric cao sẽ bị bệnh Gút, chỉ số axit uric từ 7 – 9 mg/dl và cơ thể không phát sinh cơn đau được xem là hội chứng tăng axit uric không triệu chứng. Ở trường hợp này bác sĩ sẽ hướng dẫn cách làm giảm nồng độ axit uric bằng chế độ dinh dưỡng.
Nếu axit uric cao trên 10 mg/dl, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm một vài lần để chắc rằng chỉ số này phản ánh đúng mức độ axit uric trong cơ thể bạn. Trong trường hợp axit uric cao nhưng chưa phát sinh cơn đau, bác sĩ thường chỉ định thuốc hạ axit uric để kiểm soát và làm giảm thành phần này.
Một vài trường hợp thực hiện xét nghiệm máu khi cơ thể đã phát sinh cơn đau gút cấp tính. Nếu nồng độ axit uric trên 7 mg/dl thì nguy cơ bạn mắc bệnh gút là rất cao.
2. Xét nghiệm axit uric niệu 24 giờ
Xét nghiệm axit uric niệu 24 giờ nhằm xác định nồng độ axit uric được bài tiết trong vòng 1 ngày. Xét nghiệm này xác định nguyên nhân khiến nồng độ axit uric tăng là do cơ thể tăng sản sinh axit uric hoặc là do thận giảm bài tiết.
Axit niệu trong vòng 24h của người khỏe mạnh thường nằm ở mức 600 mg. Nếu chỉ số thấp hơn có nghĩa là khả năng đào thải axit uric của thận bị giới hạn. Xét nghiệm axit uric niệu trong vòng 24 giờ giúp bác sĩ chẩn đoán đúng nguyên nhân và có phác đồ điều trị phù hợp.
3. Xét nghiệm dịch khớp
Dịch khớp là chất lỏng nhầy được tìm thấy tại các khớp. Dịch nhầy này giúp giảm ma sát và giúp khớp vận động dễ dàng. Bệnh nhân gút thường xuất hiện tinh thể muối urat tại khớp và phát sinh cơn đau. Vì vậy việc chọc hút dịch khớp để xét nghiệm sẽ giúp việc chẩn đoán bệnh trở nên dễ dàng hơn.
Xét nghiệm dịch khớp cũng là xét nghiệm thường gặp trong quá trình chẩn đoán những bệnh lý xương khớp khác.
4. Xét nghiệm chức năng thận
Thận là cơ quan bài tiết và thanh lọc axit uric, nếu thận gặp vấn đề quá trình đào thải axit uric sẽ bị giới hạn. Dần dần thành phần này sẽ lắng đọng và gia tăng trong máu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút và các bệnh lý nguy hiểm khác.
Bác sĩ sẽ tiến hành xác định những chỉ số trong thận như ure, protein niệu, creatinin,… để xác định chức năng thận và tìm hướng điều trị phù hợp.
Ngoài những xét nghiệm nói trên, bác sĩ có thể chỉ định chụp X – Quang để quan sát rõ tinh thể muối urat tích tụ tại khớp. Hoặc tiến hành xét nghiệm bạch cầu tăng hay giảm, chụp CT để chẩn đoán chính xác bệnh lý mà bạn gặp phải.
Xét nghiệm bệnh gout có cần nhịn ăn không?
Chỉ số axit uric có thể bị ảnh hưởng nếu trong thời gian gần đó bạn có sử dụng một số loại thuốc làm tăng axit uric trong máu. Hãy trình bày tình trạng sức khỏe và các loại thuốc bạn đang sử dụng với bác sĩ trước khi thực hiện xét nghiệm để bác sĩ có hướng giải quyết nhằm giúp kết quả xét nghiệm khách quan và chính xác nhất. Ngoài ra, bạn cần nhịn ăn trong 4 – 8 giờ trước khi lấy máu để xét nghiệm axit uric.
Trong một vài trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định bạn nhịn ăn hoặc điều chỉnh thực đơn để xác định nguyên nhân khiến axit uric tăng cao. Hãy thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ trong mọi trường hợp để kết quả xét nghiệm phản ánh đúng tình trạng sức khỏe của bạn, từ đó có hướng khắc phục phù hợp.
Xét nghiệm gút ở đâu và chi phí thực hiện
Hiện nay có rất nhiều cơ sở y tế thực hiện xét nghiệm bệnh gout. Bạn có thể tham khảo một số địa chỉ được chúng tôi tổng hợp để dễ dàng hơn trong việc lựa chọn địa chỉ uy tín.
- Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
- Bệnh viện Bạch Mai
- Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP HCM
- Bệnh viện Nhân Dân 115
- Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM
Về chi phí xét nghiệm bệnh gút chúng tôi không thể cung cấp con số chính xác. Tổng chi phí phụ thuộc vào các xét nghiệm được bác sĩ chỉ định, cơ sở y tế thực hiện và tình trạng bệnh lý của từng người. Bạn có thể liên hệ với bệnh viện để được tư vấn cụ thể trước khi lựa chọn nơi khám và chữa bệnh.
Khi xét nghiệm bệnh gút bạn nên tuân theo những chỉ dẫn của bác sĩ để kết quả phản ánh đúng tình trạng sức khỏe. Mọi thông tin trong bài viết đều mang tính chất tham khảo, bạn nên trao đổi với bác sĩ để nhận được lời khuyên cụ thể.
Tham khảo thêm:
- Chỉ số Axit Uric bình thường là bao nhiêu?
- Chỉ số Axit Uric cao bao nhiêu thì bị Gout?
Đánh giá bài viết
5/5 - (1 bình chọn)Cập nhật lúc: 4:44 PM , 05/06/2024
Chia sẻTin liên quan
Bài thuốc chữa bệnh gout bằng đậu xanh có tác dụng gì?
Bài thuốc chữa bệnh gout bằng đậu xanh là phương pháp dân gian được ông bà lưu truyền từ ngày xưa. Cho đến hiện tại nhiều người vẫn tin tưởng...Cách chữa bệnh gút bằng lá tía tô có hiệu quả không?
Bị bệnh gút có nên xoa dầu không? Loại nào hiệu quả nhất
Bôi tinh dầu chiết xuất từ các thảo dược tự nhiên là một giải pháp giúp làm dịu các cơn...
Học cách chữa Gout bằng đu đủ xanh của người xưa
Chữa Gout bằng đu đủ xanh là bài thuốc dân gian được người xưa áp dụng. Cho đến hiện tại...
Cách chữa bệnh gút bằng cây thuốc nam quanh nhà
Người bị bệnh gút phải thường xuyên hứng chịu những cơn đau vô cùng khó chịu, nhất là vào buổi...
Bài thuốc chữa bệnh gout bằng đậu xanh có tác dụng gì?
Bài thuốc chữa bệnh gout bằng đậu xanh là phương pháp dân gian được ông bà lưu truyền từ ngày...
Bệnh gout cấp tính: cần chặn đứng ngay từ giai đoạn ban đầu
Bệnh gout cấp tính là giai đoạn tinh thể urat đã lắng đọng tại khớp và gây viêm, đau dữ...
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!
Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ươngHủy trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
- 0
- Liên hệ nhanh
- 0 Hỏi đáp
- Chia sẻ
- Chia sẻ Facebook
- Chia sẻ Zalo
Chuyên gia tư vấn
Bạn đang gặp vấn đề gì??? Nam khoa Mề đay Viêm da Bệnh trĩ Dạ dày Tai – Mũi – Họng Xương khớp Mất ngủ Phụ khoa Mỡ máu Đại tràng Gửi câu hỏi Gọi điện HN (024) 7109 6699 HCM (028) 7109 6699 Đặt lịch khámTổng đài tư vấn bệnh học
Kết nối với đội ngũ bác sĩ, chuyên gia của chúng tôi để được giải đáp thắc mắc của bạn, để lại số điện thoại để được tư vấn Gọi lại cho tôiHotline tư vấn
Hà Nội (024) 7109 6699 Gọi Hồ Chí Minh 028 7109 6699 GọiTừ khóa » đi Khám Gout
-
Xét Nghiệm Gout được Thực Hiện Như Thế Nào?
-
Xét Nghiệm Gout Giúp Phát Hiện, điều Trị Bệnh Gout Kịp Thời - Medlatec
-
Xét Nghiệm Gout Là Gì? Ai Nên Thực Hiện? Một Số Lưu ý Cho Bệnh Nhân
-
7 địa Chỉ Khám Chữa Bệnh Gout (gút) Uy Tín Tại Hà Nội - BookingCare
-
Xét Nghiệm Acid Uric đánh Giá Bệnh Gout Trong Gói Khám Sức Khỏe ...
-
Gout (gút): Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị - Vinmec
-
Trước Khi Khám Bệnh Gout Cần Biết Những Gì?
-
Một Số điều Cần Biết Về Bệnh Gút - Benh Vien 108
-
Chữa Bệnh Gout ở đâu Tốt Nhất? TOP 10 địa Chỉ Uy Tín ở Hà Nội & TP ...
-
Thực Phẩm Cho Người Bệnh Gout - Khám Chữa Bệnh, Phổ Biến Kiến ...
-
Khi Người Trẻ đi 'khập Khiễng' - Bệnh Viện Đại Học Y Dược
-
Bệnh Gút - Rối Loạn Mô Cơ Xương Và Mô Liên Kết - MSD Manuals
-
Các Tiêu Chí đánh Giá Bệnh Gout | BvNTP
-
Đi Khám Bệnh Gout, Phát Hiện Nhiễm Sán Lá Gan Lớn