Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Sài Gòn. | HỌA SĨ VIỆT NAM HẢi NGOẠI
Có thể bạn quan tâm
Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật SàiGon
Trước bước ngoặt mới của lịch sử, Trường Mỹ Thuật Đông Dương phải đóng cửa, nhưng nó đã đặt được nền tảng vững chắc cho sự phát triển một nền nghệ thuật mới. Chính trên cơ sở đó, sau năm 1954, trong bầu khí tự do rất thuận lợi của miền Nam, một cơ sở đào tạo khác, tiếp tục chức năng và vai trò của Trường Mỹ Thuật Đông Dương, được thành lập ở SàiGòn. Chúng ta hãy nhìn lại một số dữ kiện liên hệ dưới đây.
Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định thành hình:
Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương phải đóng cửa vào năm 1945 vì tình hình đặc biệt của đất nước. Tháng 2 năm 1954, toàn thể hội viên Hội Đồng Tối Cao Giáo Dục tại Hà Nội đã thỉnh cầu chính phủ Quốc Gia tái thiết lập Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Hà Nội, kiến nghị được chấp thuận nhưng chưa kịp cố chia đôi đất nước theo hiệp định Genève. Tháng 10.1954, hội nghị Giáo Khoa Mỹ Thuật và Mỹ Nghệ họp tại Gia Định tán thành kiến nghị của Hội Đồng Tối Cao Giáo Dục tại Hà Nội trước đây, đề nghị thiết lập Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật tại Miền Nam tự do; và do vậy, ngày 31 tháng 12 năm 1954, thủ tướng Ngô Đình Diệm đã ký nghị định số 1.192 GD/NĐ về việc thành lập Trường Quốc Gia Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định. Và khởi điểm từ đó rồi kéo dài cho mãi đến hai mươi năm sau, Trường Quốc Gia Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định đã đóng giữ một vai trò rất quan trọng trong việc rèn luyện nhiều thế hệ nghệ sĩ của đất nước, để tài bồi, bảo vệ và phát huy một nền nghệ thuật quốc gia tươi đẹp. Ông Lê Văn Đệ, một họa sĩ với tài năng đặc biệt, trước đây đã đạt được nhiều danh vọng trong nước cũng như ở nước ngoài, đặc biệt là những công trình mỹ thuật của ông tại Vatican khoảng 1936-1937, đã được chính phủ đề cử làm giám đốc, với trách nhiệm nghiên cứu để xây dựng một chương trình đào tạo nghệ sĩ với tiêu chuẩn cao nhất mà các trường Mỹ Thuật Quốc Gia lớn trên thế giới vẫn thường theo đuổi. Lê Văn Đệ cùng với những người bạn khác của ông đã vạch ra chương trình tổ chức và đường hướng dưới đây: Trường Quốc Gia Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định được tổ chức theo căn bản của Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Hà Nội cũ, Trường Quốc Gia Cao Đẳng Paris, Viện Mỹ Thuật Roma và Viện Đại Học Mỹ Thuật Tokyo. Căn bản chính của trường là bảo tồn dân tộc tính và sắc thái mỹ thuật thuần túy Việt Nam với mục tiêu phục hưng và phát triển nền mỹ thuật cổ truyền nước nhà trong mọi lãnh vực. Ngoài ra, trường cũng phải luôn luôn thích ứng với hoàn cảnh và phù hợp với dân trí để tiến kịp sự phát triển mỹ thuật chung của quốc tế. Căn bản tổ chức chương trình giáo khoa của trường được hướng theo ba khía cạnh sau đây: Mỹ Thuật thuần túy – Mỹ Thuật phổ thông – Mỹ Thuật công nghệ. Với phương lược đã vạch ở trên, Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định đã phát triển rất tốt, và đến năm 1960 thì đã trở thành trung tâm Mỹ Thuật Quốc Gia thực sự, với: – Xưởng hoàn bị mỹ thuật thuần túy. – Xưởng thí nghiệm đồ gốm mỹ thuật. – Xưởng thí nghiệm sơn mài áp dụng. – Xưởng sáng chế các sản phẩm trang trí nội ốc và kiểu mẫu bàn ghế theo thời trang. Với chương trình huấn luyện, đào tạo theo qui củ ngày càng vững chắc, cho đến năm 1975, Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định đã thực sự đóng giữ vai trò vẻ vang của nó, tiếp tục đảm nhận công tác chuyên môn của Trường Mỹ Thuật Đông Dương để lại dở dang trước đây, rồi trên cơ sở đó đã cung cấp được rất nhiều nghệ sĩ tài ba cho đất nước. Quá trình hình thành Về Trường Quốc gia Trang trí Mỹ thuật Gia Định, theo các tư liệu cũ thì „… Thuở ban đầu, trường lấy tên là „Trường dạy vẽ – Ecole du Dessin“. Trường được thành lập do sáng kiến của hai ông L‘ Helgovach và Gamier, dưới sự điều khiển của ông Andre Joyeux, kiến trúc sư ngành công chính…“ Cũng theo tư liệu: „… trường được khai giảng vào ngày 14/10/1913 với khóa đầu tiên gồm 15 học sinh. Nội dung giảng dạy chuyên về vẽ in và thạch bản ấn loát nên dân chúng bấy giờ có thói quen gọi trường là „Trường vẽ Gia Định“ với mục đích đào tạo các họa viên cho các ngành tiểu thủ công nghiệp và bổ túc chương trình giáo khoa chuyên nghiệp cho hai trường Mỹ nghệ Biên Hòa và Mỹ nghệ Thủ Dầu Một…“ Từ năm 1913 đến năm 1970, Trường Dạy vẽ Gia Định từng được đổi tên là Trường Mỹ nghệ Thực hành Gia Định và sau là Trường Quốc gia Trang trí Mỹ thuật Gia Định. Cũng từ năm 1913 cho đến năm 1975, Trường Dạy vẽ Gia Định có 9 vị hiệu trưởng, trong đó có 5 người gốc Pháp, 3 người Việt Nam và một người Việt mang quốc tịch Pháp là ông Gaston Huỳnh Đình Tựu (1922 – 1924). Vị hiệu trưởng đầu tiên là ông Andre Joyeux (1913 – 1921) và vị cuối cùng là ông Trương Văn Yý (1972 – 1975). Bên cạnh Trường Mỹ nghệ Thực hành Gia Định, Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn được thiết lập ngày 30/12/1954, với 2 ban đào tạo chính là Hội họa và Điêu khắc. 7 họa sĩ có tên tuổi, xuất thân từ Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, gồm các ông Lê Văn Đệ, Nguyễn Văn Long, Lưu Đình Khải, Nguyễn Văn Anh, Nguyễn Văn Quế, Lê Yên và Bùi Văn Kinh đã lần lượt đảm đương trọng trách hiệu trưởng của trường.
*** Người Hoạ sĩ tốt nghiệp Thủ Khoa đầu tiên của Trường Mỹ Thuật Gia Định: là Trương Thị Thịnh, họa sĩ lão thành. Sinh năm 1928 tại Huế. Chánh quán Bình Dương Nam Việt. Năm 1958 tốt nghiệp thủ khoa Quốc Gia Cao Đẳng Mỹ Thuật Sài Gòn khóa 1. Giáo sư hội họa trường trung học Pétrus Ký Saigon từ 1959 đến 1962. Chuyển qua làm giáo sư chuyên nghiệp Mỹ Thuật thuần túy của trường Quốc Gia Cao Đẳng Mỹ Thuật Sài Gòn và trường Đại Học Mỹ Thuật thành phố HCM từ 1964 đến 1980. Năm 1986 đến Washington DC Hoa Kỳ. Năm 2002 nhận Certifica of recognition của tiểu bang California công nhận là người nghệ sĩ đã dùng toàn thời gian 50 năm cho nghệ thuật hội họa. Hiện Bà định cư tại thành phố San Jose, miền Bắc California USA từ 1988. Hiện bà vẫn khoẻ mạnh & tinh tường. Mới đây đã đến tham dự buổi triển lãm của 2 Họa Sĩ ViVi và Cát Đơn Sa tháng Sáu ngày 24 & 25 năm 2017. (Hình HS Thịnh & HS Cát Đơn Sa)
(Bài sưu tầm trên NET)
Teilen mit:
Từ khóa » Trường Cao đẳng Mỹ Thuật Sài Gòn
-
Trường Đại Học Mỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh - Wikipedia
-
Trường Cao đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật Và Du Lịch Sài Gòn
-
Trường Cao đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật TP.HCM - Thông Tin Tuyển Sinh
-
Tuyển Sinh Cao đẳng Mỹ Thuật - Home | Facebook
-
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT TP. HCM
-
Trường Cao Đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật TP.HCM: Trang Chủ
-
Trường Cao đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật Và Du Lịch Sài Gòn ...
-
Cao đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật Và Du Lịch Sài Gòn - Tuyển Sinh Số
-
Từ Trường Vẽ Gia Định Đến Trường Đại Học Mỹ Thuật Thành Phố ...
-
Trường Cao đẳng Mỹ Thuật Việt Nam | 1957-1981 | Vietnam Arts
-
Trường ĐH Mỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh (HCMUFA) Có Tốt Không?
-
TRƯỜNG VẼ GIA ĐỊNH – ĐẠI HỌC MỸ THUẬT Tp.HCM
-
SAIGONACT - Trường Cao đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật Và Du Lịch Sài ...