Trường Cao đẳng Mỹ Thuật Việt Nam | 1957-1981 | Vietnam Arts

1. Giai đoạn 1957 -1965

Đây là giai đoạn tương đối yên bình ở miền Bắc. Trong giai đoạn này có một số chuyên gia Liên Xô sang giúp trường giảng dạy Hội họa và Điêu khắc. Cùng với việc có các chuyên gia XHCN tới làm việc, có một số lưu học sinh từ châu Âu và châu á. Phương pháp sáng tác Hiện thực xã hội chủ nghĩa được đề cao, là phương pháp sáng tác chính thống trong nhà trường. Kết thúc khóa “Tô Ngọc Vân” một số học viên tiếp tục học lên hệ cao đẳng khóa đầu tiên. Hầu hết các sinh viên của lớp Cao đẳng khóa I đã được giữ lại trường làm giảng viên, hình thành nên đội ngũ giảng dạy nòng cốt của những giai đoạn sau này của trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam và Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, cũng như đảm trách các cương vị lãnh đạo trong Hội Mỹ thuật Việt Nam và các Hội văn học nghệ thuật ở các địa phương như: Nguyễn Thụ, Văn Đa, Quang Thọ, Vũ Giáng Hương, Trần Thanh Ngọc, Trần Huy Oánh, Phạm Công Thành, Đỗ Hữu Huề, Trọng Cát, Lê Thiệp, Lê Công Thành, Nguyễn Hải, Ngọc Thọ, Vũ Duy Nghĩa...

Năm 1960, trường mở hệ Sơ trung 7 năm. Đối tượng tuyển sinh là các học sinh bắt đầu vào cấp II. Đất nước chia cắt, trong những khóa Sơ trung này có không ít học viên là con em cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc. như: Ca Lê Thắng, Lý Trực Sơn, Huỳnh Thị Triết…

2. Giai đoạn 1966 – 1975

Sau sự kiện vịnh Bắc Bộ, đế quốc Mỹ trực tiếp can thiệp vào Việt Nam; bom đạn trút xuống miền Bắc. Trường dời Hà Nội đi sơ tán, hoàn cảnh đào tạo có những nét tương đồng với khóa Kháng chiến. Đây là giai đoạn gian lao mà anh dũng. Nhà trường từ thủ đô chuyển về nông thôn, vừa dựng lớp học, vừa đào giao thông hào, tự đào giếng lấy nước ăn. Khẩu hiệu “Ba cùng” xưa kia nay được nhắc lại. Nhiều sinh viên thành phố chưa từng biết đến việc nhà nông thì nay cũng chung tay với bà con khi cày bừa khi gặt hái. Dưới các mái lá đơn sơ, những lớp học hình họa, trang trí, chuyên khoa sơn dầu, sơn mài, khắc gỗ vẫn diễn ra như khi trường ở thủ đô Hà Nội. Những buổi chấm bài chuyên khoa, bài tốt nghiệp vẫn diễn ra nghiêm túc, những cuộc tọa đàm học thuật vẫn diễn ra sôi nổi. Đêm đêm dưới ánh đèn dầu, sinh viên vẫn miệt mài bên những phác thảo bố cục, trang trí hay khắc gỗ.

Năm 1960, trường mở hệ Sơ trung 7 năm. Với những học sinh lớp Sơ trung hệ 7 năm, tuổi còn nhỏ đã phải xa gia đình, thầy cô giáo giờ đây như những người cha, người mẹ lo lắng từng cái ăn cái ở cho các em. Tình thầy trò thật sâu đậm, có biết bao nhiêu kỷ niệm ghi sâu trong tâm khảm các thế hệ học sinh sinh viên.

Môn Đồ họa, từng là thế mạnh đào tạo của Trường Mỹ thuật trung cấp nhưng trong quyết định thành lập trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam, môn học này tạm vắng. Đúng 10 năm sau, năm 1967 theo quyết định số 41 VH –GD Bộ Văn hóa cho phép trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam mở khóa học đào tạo ngắn hạn cán bộ mỹ thuật. Lớp khai giảng ngày 1/4 /1967, họa sỹ Hoàng Trầm là giáo viên chủ nhiệm. Trong điều kiện khó khăn của lớp học thời chiến ở vùng sơ tán ( Hiệp Hòa – Hà Bắc), thời gian học tuy ngắn, nhưng với lòng yêu nghề, được sự dạy bảo tận tình của các giảng viên nên không ít người trong số họ đã kiên trì con đường nghệ thuật để có chỗ đứng riêng trong lịch sử nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại như họa sỹ Lê Thanh Trừ, Đặng Tin Tưởng... Cũng như khóa Kháng chiến xưa kia, điều lớn lao nhất mà các học viên lĩnh hội được là tình yêu nghệ thuật, trách nhiệm với cuộc sống và nhân cách của người nghệ sỹ - chiến sỹ.

Năm 1965, trường mở hệ Cao đẳng Tại chức, kịp thời đáp ứng cán bộ mỹ thuật cho các địa phương, các cơ quan, đơn vị quân đội. Thời gian học tập trung ở trường 3 tháng, 9 tháng còn lại các sinh viên vừa công tác vừa phải tự làm các bài tập trường giao theo quy định.

Năm 1966, trường mở thêm hệ Trung cấp 5 năm vừa nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo cán bộ hiện thời vừa tạo dựng, phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu cho học sinh sẽ tiếp tục đào tạo ở bậc đại học. Tuy trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, trường đã vận dụng nhiều hình thức đào tạo, đa dạng bậc học vừa kịp thời phụ vụ nhu cầu đào tạo cán bộ mỹ thuật trước mắt, vừa tạo nên chiều sâu trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho ngành mỹ thuật trong tương lai.

Dưới bom rơi đạn nổ, những đoàn sinh viên mỹ thuật vẫn kiên cường bám trụ ghi chép tài liệu, phục vụ chiến đấu. Thày trò trường Cao đẳng mỹ thuật Việt Nam tự hào vì đã có mặt ở nơi xảy ra những trận chiến ác liệt nhất như cầu Hàm Rồng ( Thanh Hóa), đào Cồn Cỏ hay ở Vĩnh Linh ( Quảng Bình). Nhiều thế hệ sinh viên nhà trường không đợi hoàn thành tốt nghiệp đã lên đường đi phục vụ các chiến trường B, C; không ít người đã anh dũng hy sinh như liệt sỹ Hoàng Thượng Lân. Tài hoa ra trận là cuốn sách được biên tập từ những trang nhật ký của họa sỹ Hoàng Thượng Lân; bên cạnh những bức ký họa trên đường hành quân là những dòng xúc cảm, suy tư của một người con Hà Nội .

Ngày 30- 4/1975, chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, đất nước thống nhất. Nhà trường đã kịp thời cử cán bộ quản lý vào tiếp quản trường mỹ thuật ở Huế và Sài Gòn, tiếp tục bổ sung cán bộ giảng dạy và cử cán bộ thỉnh giảng ở hai trường bạn để trong một thời gian ngắn ổn định và xác lập ba trường mỹ thuật trụ cột ở Hà Nội, Huế, Tp Hồ Chí Minh.

3. Giai đoạn 1975 – 1981

Chiến tranh chấm dứt, đất nước hoàn toàn thống nhất. Một viễn cảnh tươi sáng bắt đầu hé mở nhưng chính sách cấm vận kinh tế của Hoa Kỳ đã cản trở quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Kinh tế khó khăn, sự khan hiếm vật tư, họa phẩm gây khó khăn cho việc đảm bảo chương trình học. Năm 1978 khoa Lý luận và Lịch sử mỹ thuật được thành lập. Kể từ đây, những hoạt động học thuật trên phương diện lý thuyết được tổ chức bài bản và thường xuyên hơn. Trong hoàn cảnh bao cấp và cấm vận, các hội nghị khoa học của trường với nòng cốt là giảng viên khoa Lý luận và Lịch sử mỹ thuật đã cập nhật nhiều thông tin về nghệ thuật thế giới, phân tích và đánh giá thực trạng đào tạo của nhà trường.

Triển lãm mỹ thuật Toàn quốc năm 1976. Đây là triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc đầu tiên có tác phẩm tham dự của ba miền. Thầy trò trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam đã góp một phần vào thành công của triển lãm này.

Như vậy, trong thời gian mang tên trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam trường đã đào tạo được:

Bậc học Cao đẳng chính quy:

Bậc học Cao đẳng tại chức :

Bậc học Trung cấp:

Bậc học Sơ trung:

Bậc học Sơ cấp:

Hệ Ngắn hạn

Vào thời gian này, ở Sài Gòn, chính phủ Việt Nam cộng hòa cũng thành lập một trường mỹ thuật có tên Trường quốc gia cao đẳng mỹ thuật

Chuyên gia Liên Xô Kuznetsov dạy hình họa và sơn dầu, chuyên gia Kivi dạy điêu khắc

trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam

Chủ tịch hồ chí minh thăm trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam

lê duẩn thăm trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam

Đ/C Lê Duẩn thăm trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam

sinh viên  trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam

sinh viên trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam

Từ khóa » Trường Cao đẳng Mỹ Thuật Sài Gòn