Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM Bổ Sung Ngành “Robot Và Trí ...

Nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo dựa trên thế mạnh về công nghệ kỹ thuật và tự động hóa. Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM sẽ tích hợp hoạt động nghiên cứu trí tuệ nhân tạo vào chương trình đào tạo bằng việc tuyển sinh ngành đầu tiên trong chuỗi đào tạo kỹ sư 4.0 là “Robot và trí tuệ nhân tạo” trong năm học 2019 – 2020.

Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng – hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM Ngành này chỉ tuyển 20 chỉ tiêu và thí sinh đạt 24 điểm trở lên mới đủ điều kiện nộp hồ sơ, ưu tiên học sinh trường chuyên. Người học sẽ học hoàn toàn bằng tiếng Anh và được miễn 100% học phí.

“Chương trình học có sự phối hợp của ba khoa đào tạo: cơ khí, điện điện tử và công nghệ thông tin. “Robot và Trí tuệ nhân tạo” được đánh giá là “ngành xuyên ngành” vì liên quan nhiều ngành. Vì vậy, ngành này sẽ không trực thuộc khoa nào cả, mà cần sự phối hợp của cả trường tạo bước đột phá trong tư duy về ngành nghề ở bậc đại học, phù hợp với xu thế đa ngành, xuyên ngành trong kỷ nguyên số”, ông Dũng nói.

Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM bổ sung ngành “Robot và trí tuệ nhân tạo” vào chương trình giảng dạy - Ảnh 1.

PGS.TS Đỗ Văn Dũng – hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM chia sẻ thông tin về ngành học mới

Việc xét tuyển “Robot và trí tuệ nhân tạo” trong chương trình đào tạo là một bước đột phá trong cách giảng dạy và tư duy nghề nghiệp cho thế hệ trẻ, đáp ứng sự phát triển mạnh mẽ của làn sóng công nghệ, đồng thời điều này cũng đặt ra những thách thức về môi trường và nguồn lực đào tạo phải thay đổi và hoàn thiện không ngừng.

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang hiện hữu ở mọi mặt và ngày càng tác động mạnh mẽ đến nhân loại. Do đó ngành này sẽ thu hút thêm nhiều nhân lực trong thời gian tới.

Theo PwC thì AI sẽ có các ảnh hưởng tới các ngành: Y tế, Công nghệ ô tô, Các dịch vụ tài chính, Giao thông và hậu cần, Công nghệ, truyền thông, Bán lẻ và tiêu dùng, Quản trị hàng tồn, Năng lượng, Sản xuất, Tối ưu hóa chuỗi cung ứng logistic,…

Trước thực tế đó, các doanh nghiệp hiện nay đua nhau nghiên cứu và đưa những ứng dụng thực tế của trí tuệ nhân tạo vào hoạt động sản xuất, kinh doanh với mục tiêu “giảm chi phí, tăng năng suất và tối đa hóa lợi nhuận”. AI còn hỗ trợ các nhân viên tăng cường khả năng sáng tạo, đồng thời hướng họ đến các hoạt động có giá trị và tính chiến lược cao hơn.

Khan hiếm nguồn nhân lực chất lượng cao cho hoạt động Nghiên cứu và phát triển Trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam

Theo TS. Lê Viết Quốc, chuyên gia nghiên cứu tại Google Brain, nhu cầu nhân lực phục vụ cho lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) là 1 triệu người, nhưng hiện tại chỉ có khoảng 10.000 nhân lực chất lượng cao đáp ứng. Đây là cơ hội rất lớn cho Việt Nam.

Tuy nhiên, câu chuyện nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam vẫn còn tập trung vào các doanh nghiệp. Các trường ĐH chưa chú trọng đến đào tạo và phát triển nguồn lực về lĩnh vực này.

Trên thực tế, nhiều trường Đại học tại Việt Nam như ĐH Bách khoa Hà Nội, Khoa CNTT – ĐH Công nghệ trực thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội, Viện CNTT và Truyền thông – Học viện Bưu chính Viễn thông, đại học FPT, đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh,… đã và sẽ đưa trí tuệ nhân tạo vào chương trình giảng dạy với những định hướng phát triển riêng biệt theo thế mạnh của từng trường nhưng số lượng còn rất hạn chế.

  • Sự “lợi hại” của khuôn Silicon và sự đồng hành cùng các Start-Up
  • 3D Printing – Công nghệ in 3d, máy in 3d và những ứng dụng
  • ” Silicon Mold Vacuum” là gì?

Từ khóa » Ngành Trí Tuệ Nhân Tạo Sư Phạm Kỹ Thuật