Trường Hợp Nào Ký Thừa Lệnh Và Cấp Phó Có được Ký Thừa Lệnh

Chia sẻ
  • Facebook

  Ký thừa lệnh theo quy định tại khoản 4 Điều 10 của Nghị định 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư (nay theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 về công tác văn thư) thì: “Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao cho Chánh Văn phòng, Trưởng phòng Hành chính hoặc Trưởng một số đơn vị ký thừa lệnh một số loại văn bản. Việc giao ký thừa lệnh phải được quy định cụ thể trong quy chế hoạt động hoặc quy chế công tác văn thư của cơ quan, tổ chức”

   Trường hợp nào ký thừa lệnh

          Theo quy định trên thì có thể hiểu ký thừa lệnh áp dụng trong 2 trường hợp:

Ký thừa lệnh
Ký thừa lệnh là gì?

– Trường hợp thứ nhất, người đứng đầu cơ quan, tổ chức chỉ có thể giao cho Chánh Văn phòng, Trưởng phòng một số đơn vị ký các văn bản thuộc thẩm quyền của tập thể cơ quan, tổ chức.

– Trường hợp thứ hai, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao cho Chánh Văn phòng, Trưởng phòng một số đơn vị ký các văn bản thuộc thẩm quyền của tập thể cơ quan, tổ chức cũng như của cá nhân người đó

Chỉ cấp trưởng được ký thừa lệnh

Theo tôi thì cách hiểu thứ nhất  phù hợp hơn, bởi vì trong việc ký văn bản có trường hợp ký Thừa ủy quyền, theo đó “người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể uỷ quyền cho người đứng đầu một đơn vị trong cơ quan, tổ chức ký thừa uỷ quyền một số văn bản mà mình phải ký”, như vậy, nếu những văn bản thuộc thẩm quyền ký của người đó mà người đó giao quyền cho người khác thì sẽ thuộc trường hợp thừa ủy quyền. Cho nên, ký thừa lệnh chỉ có thể là những văn bản thuộc thẩm quyền của tập thể và người đứng đầu tập thể đó giao cho Chánh Văn phòng hoặc Trưởng phòng một số đơn vị ký.

          Cấp phó có được ký thừa lệnh?

Ký thừa lệnh là gì
Trường hợp nào được ký thừa lệnh

 Theo quy định tại khoản 4 Điều 10 nêu trên thì người ký thừa lệnh phải là cấp trưởng, tuy nhiên trên thực tế thì rất nhiều văn bản do cấp phó ký thay cấp trưởng.

Ví dụ:

TL. CHỦ TỊCH

KT. CHÁNH VĂN PHÒNG

PHÓ VĂN PHÒNG

Đa số ý kiến cho rằng, thông thường theo quy chế làm việc thì cấp phó được ký thay cấp trưởng trên một số lĩnh vực được phân công phụ trách nên có quyền ký thừa lệnh thay cho cấp trưởng mặc dù không được người đứng đầu cơ quan, tổ chức giao quyền. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng Nghị định 110 chỉ quy định người đứng đầu cơ quan, tổ chức giao cho cấp trưởng ký thừa lệnh, cho nên chỉ có người được giao mới có thẩm quyền ký và thẩm quyền này không được chuyển giao cho bất kỳ người nào khác.

Từ ngày 05/3/2020, cấp phó được ký thừa lệnh

Tại khoản 4 Điều 13 Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư quy định: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao người đứng đầu đơn vị thuộc cơ quan, tổ chức ký thừa lệnh một số loại văn bản. Người được ký thừa lệnh được giao lại cho cấp phó ký thay. Việc giao ký thừa lệnh phải được quy định cụ thể trong quy chế làm việc hoặc quy chế công tác văn thư của cơ quan, tổ chức.

(Tổng hợp những điểm mới của Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư)

Như vậy, từ ngày 05/3/2020 Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư có hiệu lực thi hành thay thế cho Nghị định 110/2004/NĐ-CP và Nghị định 09/2010/NĐ-CP về công tác văn thư thì cấp phó được ký thừa lệnh thay cho cấp trưởng.

Phương Thảo

Từ khóa » Tl Trong Văn Bản Là Gì