Trường Hợp Nào Nên Sàng Lọc Trước Sinh? - Bộ Y Tế
Có thể bạn quan tâm
Truy cập nội dung luôn
Trường hợp nào nên sàng lọc trước sinh?
01/10/2020 | 10:26 AM
|Cùng với tiến bộ của y học, hiện nay nhiều dị tật bẩm sinh ở trẻ em đã giảm thiểu bằng các phương pháp sàng lọc trước và trong khi phụ nữ mang thai. Vậy trường hợp nào nên sàng lọc trước sinh, để sinh ra những đứa con khỏe mạnh?
news-relateMục đích của sàng lọc trước sinh là gì?
Dị tật bẩm sinh có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong thời kỳ mang thai, nhưng phần lớn là trong 3 tháng đầu của thai kỳ, khi các bộ phận cơ thể của thai nhi đang hình thành. Dị tật bẩm sinh gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất, tinh thần và trí tuệ của trẻ. Tuy nhiên, dị tật bẩm sinh hoàn toàn có thể chẩn đoán, phát hiện và sàng lọc sớm ngay từ những tháng đầu của thai kỳ thông qua các phương pháp sàng lọc trước sinh. Điều này sẽ giúp phát hiện sớm dị tật bẩm sinh cho thai nhi, giúp thai phụ có thể phát hiện các bệnh lý, để sinh con khỏe mạnh bình thường. Ngoài ra còn giúp cải thiện và nâng cao chất lượng giống nòi, giảm gánh nặng bệnh tật về sau.
Khám sàng lọc trước sinh giúp nâng cao chất lượng giống nòi, giảm gánh nặng bệnh tật.
Sàng lọc trước sinh là việc sử dụng những biện pháp thăm dò đặc hiệu trong thời gian mang thai để chẩn đoán xác định các trường hợp bệnh do rối loạn di truyền nhiễm sắc thể ở giai đoạn bào thai. Từ đó tham vấn cho gia đình chọn hướng xử trí kịp thời và thích hợp. Mục đích của khám sàng lọc trước sinh sẽ giúp phát hiện sớm những dị tật bẩm sinh liên quan đến bất thường nhiễm sắc thể mà thai nhi có thể gặp phải như hội chứng Down, Edwards, Patau,... Xét nghiệm sàng lọc trước sinh bao gồm 2 giai đoạn là sàng lọc và chẩn đoán. Thai phụ có kết quả sàng lọc nguy cơ cao sẽ được yêu cầu thực hiện phương pháp xâm lấn như sinh thiết gai nhau, chọc ối… để chấn đoán xác định xem thai nhi có mắc bệnh hay không.
Mọi phụ nữ mang thai đều nên tham gia xét nghiệm sàng lọc trước sinh để có thể phát hiện một cách sớm nhất những bất thường của thai nhi. Đặc biệt đối với các thai phụ có tiền sử sau thì việc xét nghiệm sàng lọc trước sinh càng nên thực hiện: Phụ nữ mang thai trên 35 tuổi. Đứa con trước sinh ra đã bị dị tật. Có nhiều lần liên tiếp sẩy thai hoặc thai chết lưu. Trong gia đình, họ hàng có người bị dị tật bẩm sinh như hội chứng Down, bệnh di truyền, dị tật chân tay, sứt môi hở hàm ếch…; người nhiễm chất độc da cam. Bị ốm, cảm cúm, mắc thủy đậu, sởi hoặc Rubella… trong thai kỳ. Dùng thuốc khi mang thai, sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống chỉ định cho thai phụ có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Thường xuyên làm việc trong môi trường ô nhiễm và tiếp xúc với các hóa chất độc hại. Phụ nữ đang có bệnh tiểu đường, bệnh mạn tính như: tăng huyết áp, thận, tim…cũng thuộc nhóm có nguy cơ sinh con dị tật.
Những thời điểm cần đi khám và sàng lọc trước sinh
Trong 3 tháng đầu thai kỳ:
Thai phụ nên đi khám sàng lọc khi tuổi thai được từ 11 - 14 tuần, tốt nhất là trong khoảng từ 12 - 13 tuần. Sàng lọc trong giai đoạn này bao gồm siêu âm hình thái thai nhi, đo độ mờ da gáy vào thời điểm từ 11 - 13 tuần 6 ngày và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để phát hiện nguy cơ mắc hội chứng Down và một số bệnh lý khác.
Trong 3 tháng giữa thai kỳ:
Trong giai đoạn này, khi đi khám sàng lọc, thai phụ được thực hiện một số xét nghiệm cần thiết vào lúc tuổi thai từ 14 - 21 tuần. Từ tuần thai thứ 20 - 24, sản phụ được siêu âm hình thái và cấu trúc các cơ quan của thai nhi nhằm phát hiện các bất thường của hệ thần kinh, hệ tim mạch, ở lồng ngực, dị tật của dạ dày - ruột, sinh dục - tiết niệu, xương...
Trong 3 tháng cuối thai kỳ:
Trong thời gian này, thai phụ nên chủ động siêu âm để phát hiện một số vấn đề bất thường về hình thái xảy ra muộn như: bất thường ở động mạch, tim hay trong cấu trúc não. Ngoài ra, trong lần siêu âm này, bác sĩ cũng có thể nhận biết tình trạng thai nhi chậm phát triển trong tử cung, từ đó đưa ra những tư vấn, hướng xử trí tốt nhất cho sản phụ và thai nhi.
Nguồn: Báo Gia đình và xã hội
- Tweet
Tin liên quan
- Bước tiến mới trong điều trị bệnh thận mạn tại Việt Nam
- Bác sĩ Quảng Bình nảy sáng kiến tích trữ nước sạch để phục vụ bệnh nhân trong lũ lụt
- Bệnh viện đầu tiên ở miền Tây Nam Bộ thí điểm xử lý nước nhiễm mặn thành nước sạch
- Chung tay nâng cao nhận thức về bệnh ung thư vú
- Hơn 100.000 kết quả quét mã QR đánh giá chất lượng gửi về Ban Tổ chức cuộc thi 'Cơ sở y tế Xanh - Sạch - Đẹp'
- Nâng cao chất lượng điều trị và chăm sóc bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện Ung bướu TPHCM
- Triển khai hiệu quả Công điện số 25/CĐ -TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống bệnh lao
Cải cách hành chính Bộ Y tế
Tin tức sự kiện
Hoạt động Lãnh đạo Bộ Tin tổng hợp Thông tin chỉ đạo điều hành Hoạt động của địa phương Điểm tin Y tế Chuyển đổi số y tếThông tin tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách
Tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện pháp luật nói chung Chế độ chính sách lĩnh vực y tếChiến lược định hướng quy hoạch, kế hoạch phát triển
Công khai thông tin tài chính doanh nghiệp
Báo cáo tình hình thực hiện sắp xếp đổi mới doanh nghiệp hàng năm Công bố KH sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển hàng năm của doanh nghiệp Báo cáo chế độ tiền lương, thưởng của doanh nghiệpCông khai ngân sách Bộ Y tế
Dự toán ngân sách năm đã được cấp có thẩm quyền giao Tình hình thực hiện dự toán ngân sách trong năm Quyết toán ngân sách đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt Tổng hợp tình hình công khaiCông khai tiếp nhận, phân bổ đóng góp hỗ trợ công tác phòng, chống dịch COVID-19
Công bố thông tin liên quan đến lĩnh vực dược
Công bố thông tin liên quan đến lĩnh vực dược Thu hồi chứng chỉ hành nghề dược Thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược Thông tin liên quan đến thuốc nhập khẩu Thông tin cơ sở bán buôn thuốc của cơ sở có quyền nhập khẩu nhưng không được quyền phân phối Danh mục cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc Danh mục thuốc chưa đáp ứng đủ nhu cầu điều trị công bố theo Điều 66 Nghị định 54/2017/NĐ-CP Thông tin đấu thầuThông cáo báo chí
Hỏi đáp y tế
Thống kê y tế
Lịch công tác
Liên kết
---Trang liên kết--- Cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ Các Bộ, Ngành Các đơn vị thuộc Bộ Khối Bệnh viện Khối Viện Khối trường Đại học, Cao đẳng Các Tổng công ty Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW Y tế các ngànhThăm dò ý kiến
- %
Từ khóa » Tìm Hiểu Về Sàng Lọc Trước Sinh
-
Sàng Lọc Trước Sinh Và Sàng Lọc Sơ Sinh: Những điều Cần Biết | Vinmec
-
Sàng Lọc Trước Sinh Gồm Những Xét Nghiệm Nào? | Vinmec
-
Sàng Lọc Trước Khi Sinh Là Gì Và TOP 3 điều Mẹ Bầu Cần Biết | Medlatec
-
Sàng Lọc Trước Sinh - Những điều Cần Biết | Bệnh Viện Tâm Anh
-
Sàng Lọc Trước Sinh Là Gì? Chi Phí Xét Nghiệm Sàng ... - Gene Solutions
-
Các Xét Nghiệm Sàng Lọc Trước Sinh Và Những điều Mẹ Cần Biết
-
Từ A đến Z Thông Tin Về Sàng Lọc Trước Sinh Mẹ Bầu Cần Biết - GENTIS
-
Xét Nghiệm Sàng Lọc Trước Sinh: Phụ Nữ độ Tuổi 35 Không Nên Bỏ ...
-
Xét Nghiệm Sàng Lọc Trước Sinh Gồm Những Gì? - Medinet
-
Khám Sàng Lọc Trước Sinh Gồm Những Gì Và Cần Thực Hiện Khi Nào?
-
Sàng Lọc Trước Sinh Có Cần Thiết Hay Không? Những Điều ... - Diag
-
Sàng Lọc Huyết Thanh Trước Sinh - PerkinElmer
-
Sàng Lọc Trước Khi Sinh Và Những điều Cần Biết
-
Sàng Lọc Trước Sinh: Những Thông Tin Mẹ Bầu Cần Biết - Docosan