Trương Nghi Phá Tan Kế Hợp Tung - Lịch Sử Trung Quốc
Có thể bạn quan tâm
Từ khi Tôn Tẫn đánh bại quân Ngụy, nước Ngụy thất thế, nước Tần càng ngày càng lớn mạnh. Sau khi Tần Hiếu Công mất, con là Tần Huệ Văn Vương nắm quyền, không ngừng mở rộng thế lực khiến sáu nước khác lo sợ, làm thế nào để đối phó với nước Tần đây? Có một số chính khách đề xuất chủ trương cho sáu nước, khuyến khích họ kết thành liên minh, nên hợp lại để chống Tần. Chủ trương đó được gọi là “hợp tung”. Lại có một số chính khách giúp Tần đi du thuyết các nước, yêu cầu họ dựa vào Tần để chống lại các nước khác. Chủ trương này gọi là “liên hoành”. Kỳ thực, mọi chính khách đều không có chủ trương cố định, chẳng qua họ chỉ dựa vào tài ăn nói để kiếm công danh tước lộc. Bất kể là nước nào, bất kể là chủ trương gì, miễn là họ được làm quan là được.
Trong những chính khách đó, nổi tiếng nhất là Trương Nghi. Trương Nghi là người nước Ngụy, nghèo khổ, cùng quẫn, phải bỏ sang nước sở. Xin gặp vua Sở không tiếp. Lệnh Doãn nước Sở giữ ông trong nhà làm môn khách. Có lần, gia đình Lệnh Doãn mất một viên ngọc quí. Lệnh Doãn thấy Trương Nghi nghèo khổ, nghi ông ăn trộm ngọc, liền bắt lại đánh một trận nhừ tử.
Trương Nghi lê lết về nhà, người vợ thấy chồng khắp người thương tích, liền xót xa nói: “Nếu chàng không đọc sách, không đi ra ngoài cầu một chức quan, thì làm sao gặp phải nỗi oan khuất thế này!”
Trương Nghi há miệng, hỏi vợ: “Nhìn xem lưỡi ta còn không?”
Người vợ nói: “Lưỡi tất nhiên là còn”.
Trương Nghi nói: “Miễn là còn lưỡi, thì không lo không có lúc làm nên”.
Sau, Trương Nghi sang nước Tần, dựa vào tài ăn nói, quả nhiên giành được lòng tin của Tần Huệ Văn Vương, làm tướng quốc của nước Tần. Lúc đó, sáu nước đang tổ chức hợp tung.
Lịch sử Trung Quốc năm 318 trước Công nguyên, 5 nước Sở, Triệu, Ngụy, Hàn, Yên tổ chức một đội liên quân, đánh vào Hàm Cốc quan của Tần. Kỳ thực, nội bộ 5 nước cũng có mâu thuẫn, không thật đồng tâm hiệp lực. Bị quân Tần phản kích, liên quân năm nước không chống nổi, bị thất bại.
Trong sáu nước, hai nước Tề, Sở là lớn nhất. Trương Nghi cho rằng muốn thực hiện liên hoành, thì không thể không ly gián Tề với Sở để phá liên minh hợp tung. Ông hiến kế cho Tần Huệ Vãn Vương, xin tự đi sang nước Sở.
Trương Nghi đến Sở, trước hết, đem nhiều lễ vật quí đến gặp sùng thần của Sở Hoài Vương là Cận Thượng, xin cho gặp Sở Hoài Vương.
Sở Hoài Vương nghe tiếng Trương Nghi đã lâu, tiếp đãi rất chu đáo và muốn nghe ý kiến Trương Nghi.
Trương Nghi nói: “Tần Vương đặc biệt cử tôi đến để giao hảo với quí quốc, mong quí quốc đoạn giao với Tề thì Tần không những sẽ vĩnh viễn hoà hảo với quí quốc, mà còn tình nguyện đem sáu trăm dặm đất ở Thương Vu (nay ở tây nam huyện Tích Xuyên Hà Nam) hiến cho quí quốc. Như vậy, vừa làm yếu thế lực của Tề, lại làm cho nước Tần tin cậy, chẳng phải là nhất cử lưỡng tiện hay sao?”
Sỏ Hoài Vương vốn là người hồ đồ, nghe lời ngon ngọt của Trương Nghi thì rất phấn khởi, liền nói: “Nếu nước Tần làm đúng như thế thì ta tiếc gì mà không chia tay với nước Tề”.
Các đại thần nước Sở nghe nói có chuyện lợi như thế, đều chúc mừng Sở Hoài Vương. Chỉ có Trần Chẩn nêu ra ý kiến phản đối với sở Hoài Vương: “Tại sao nước Tần lại phải đem sáu trăm dặm đất Thương Vu hiến cho đại vương? Chẳng phải là vì đại vương ’đã ký minh ước với Tề sao? Nước Sở có Tề làm đồng minh, thì Tần mới không dám xâm phạm nước chúng ta, Nếu đại vương tuyệt giao với Tề, thì Tần nhất định sẽ ức hiếp chúng ta. Nếu nước Tần thực lòng cắt đất Thương Vu cho ta, thì đại vương cho người đi nhận đất đã rồi hãy tuyệt giao với Tề cũng không muộn”.
Sở Hoài Vương tin lời Trương Nghi, nên cự tuyệt lời can ngăn của Trần Chẩn, một mặt tuyệt giao với Tề, một mặt cử người sang Tần nhận đất.
Tề Tuyên Vương được tin Sở tuyệt giao, liền phái sứ thần sang Tần, hẹn cùng nhau đánh sở.
Sứ giả nước Sở đến Hàm Dương để nhận đất Thương Vu, không ngờ Trương Nghi trở mặt, nói: “Làm gì có chuyện đó. Chắc đại vương của ngài nghe lầm. Tôi nói là sáu dặm, chứ đâu phải sáu trăm dặm. Và là đất phong của riêng tôi, chứ không phải là đất nước Tần.
Sứ giả về tâu lại, Sở Hoài Vương nổi giận, liền cử mười vạn quân sang đánh Tần. Tần Huệ Văn Vương cũng cử mười vạn quân nghinh chiến, đồng thời còn hẹn Tề cùng góp sức. Nước Sở đại bại, mười vạn quân chỉ còn sống sót có ba vạn, không những đã không được sáu trăm dặm đất của Tần, mà lại bị Tần chiếm mất sáu trăm dặm ở Hán Trung, Sở Hoài Vương chỉ có cách nhịn nhục cầu hoà với Tần. Từ đó, nước Sở suy yếu đi nhiều.
Trương Nghi dùng thủ đoạn lừa bịp để thu phục nước Sở, sau đó lại lần lượt sang các nước Tề, Triệu, Yên, thuyết phục các nước “liên hoành” với Tần. Như vậy, liên minh “hợp tung” bị Trương Nghi phá vỡ hoàn toàn.
« Tôn Tẫn, Bàng Quyên đấu tríTriệu Vũ Linh Học Theo Người Hồ »Từ khóa » Truong Nghi Nuoc Tan
-
Trương Nghi – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tô Tần – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chương 26: V. Trương Nghi - 1, Mười Đại Mưu Lược Gia Trung ...
-
Trương Nghi - Nhà Tung... - Nhân Vật Lịch Sử Trung Hoa | Facebook
-
[CÂU CHUYỆN NGOẠI GIAO] TRƯƠNG NGHI - NHÀ DU THUYẾT ...
-
10. Tô Tần, Trương Nghi Và Khuất Nguyên. - Bach Gia Chu Tu
-
Kẻ Biện Sĩ Thời Chiến Quốc
-
Chương 90: Tô Tần Làm Tướng Sáu Nước Trương Nghi Tức Giận Sang Tần
-
Trương Nghi | Wiki CHIẾN QUỐC THẤT HÙNG | Fandom
-
Trương Nghi, Liên Hoành Tán Liên Minh - SachTruyen.Net
-
TRƯƠNG NGHI – TÔ TẦN KHỞI ĐẦU CHO SÁCH LƯỢC ” HỢP ...
-
Toàn Văn Kết Luận Của Bộ Trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng ...
-
Nghị Quyết 24/NQ-HĐND 2022 Danh Mục Bổ Sung Công Trình Thu Hồi ...