TRƯƠNG NGHI – TÔ TẦN KHỞI ĐẦU CHO SÁCH LƯỢC ” HỢP ...

TÁC GIẢ: PHẠM MINH TRÍ( CN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ)

Nguồn tham khảo: https://baike.baidu.com/item/%E7%BA%B5%E6%A8%AA%E5%AE%B6/87776 , http://etds.lib.tku.edu.tw/etdservice/view_metadata?etdun=U0002-0403201108163800, https://www.zhihu.com/question/21722606.

Tung hoành gia là một trong 9 trường phái điểm mặt cho sự thống trị của Trung Quốc trong thời kỳ Chiến Quốc, phương pháp ngoại giao sách lược này còn có thể áp dụng được trong thời đại ngày nay, trong “giấc mộng Trung Hoa” của Thiếu tướng Lưu Minh Phúc đã có phần ghi lại về chiến lược này. Thay vào đó là rất nhiều quyển sách được dịch ra từ tiếng Trung như: Lịch Sử Trung Quốc, Ngoại giao Trung Quốc của NXB Truyền bá Ngũ Châu.

Hợp tung là kế sách liên minh giữa các nước chư hầu thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Kế sách được Công Tôn Diễn đề xuất, sau đó Tô Tần kế tục, kế sách này tạo liên minh theo chiều dọc. Hợp tung là “hợp chúng nhược dĩ công nhất cường”, nghĩa là hợp nhiều nước nhỏ đánh một nước lớn, nhằm chống bị nước lớn thôn tính.

Trung kỳ thời Chiến Quốc, Tần và Tề nổi lên là hai nước mạnh ở phía tây và phía đông. Mặt khác, hai nước này còn tìm cách liên minh với nhau, tạo ra sự uy hiếp lớn đối với sự tồn tại của các nước khác. Trong hoàn cảnh đó, các nước khác liên hợp lại với nhau. Do các nước nhỏ này nằm trải từ bắc xuống nam, nên sự liên minh gọi là hợp tung (liên kết chiều dọc) (còn nước Tần ở phía tây liên minh với các nước khác phía đông gọi là liên hoành – liên kết chiều ngang). Tùy từng giai đoạn có hoành cảnh cụ thể, hợp tung có thể có nhiều hoặc ít nước, nhưng đối tượng công kích trong thời kỳ đầu là Tần và Tề. Vào cuối thời Chiến Quốc, khi Tề bị suy nhược sau đợt chiếm đóng của Yên (284 TCN-278 TCN), chỉ còn Tần là hùng mạnh thì Tần là đối tượng công kích duy nhất của các nước hợp tung.

CÔNG TÔN DIỄN VÀ TÔ TẦN SỬ DỤNG SÁCH LƯỢC “HỢP TUNG” NHƯ THẾ NÀO MÀ BỊ TRƯƠNG NGHI PHÁ THẾ?

Trước đây, người ta thường coi biện sĩ Tô Tần là người chủ xướng việc hợp tung, nhưng gần đây các sử gia khẳng định người đầu tiên đề xướng và thực hiện việc hợp tung không phải Tô Tần mà là Công Tôn Diễn, tướng quốc nước Ngụy. Tô Tần có niên đại hoạt động sau Công Tôn Diễn khoảng trên 20 năm, là người kế tục Công Tôn Diễn thực hiện hợp tung. Năm 323 TCN, theo kế sách liên hoành của Trương Nghi, Tần Huệ Văn vương gặp và liên minh với Tề Tuyên vương, Sở Hoài vương. Cùng lúc đó, để đối phó, Công Tôn Diễn kiến nghị Ngụy Huệ vương hội kiến để liên minh với vua các nước Hàn, Triệu, Yên và Trung Sơn. Đó là sự kiện “5 nước cùng xưng vương” (“Ngũ quốc tương vương”), tiến hành hợp tung, thực hiện một mặt trận liên hợp

Trong Sử ký, Tư Mã Thiên chép thời gian hoạt động của Tô Tần khoảng cuối thế kỷ 4 TCN, xuất hiện trước, hoạt động trong cùng một thời gian và mất trước Trương Nghi – đối thủ chủ xướng kế sách liên hoành. Ông là học trò của Quỷ Cốc Tử, đã từng thất bại trong việc di du thuyết và bị người nhà coi thường, quan 1 năm nữa cố công học quyển Âm phù sách của nhà Chu, lần lượt đi du thuyết Chu Hiển Vương, Tần Huệ Văn vương không thành công, bèn trở về phía đông du thuyết Yên Văn hầu, Triệu Túc hầu, Ngụy Huệ vương, Tề Tuyên vương, Sở Uy vương. Kết quả, sáu nước hợp tung và cùng chung sức chống nước Tần. Tô Tần là người cầm đầu hợp tung, kiêm là tể tướng sáu nước. Trong quá trình thực hiện hợp tung, để ngăn chặn việc nước Tần đánh Triệu sẽ hỏng kế sách của mình, Tô Tần đã dùng mưu mẹo kích động người bạn giỏi du thuyết Trương Nghi đi sang nước Tần làm quan để khuyên vua Tần không đánh nước Triệu, khiến kế sách của ông được thực hiện thành công. Sau khi việc hợp tung 6 nước hoàn thành, nước Tần không mang quân đi đánh các nước khác trong vòng 15 năm. Nhưng về sau các nước vì lợi của nước mình mà phá minh ước đem quân đi đánh lẫn nhau. Tô Tần liên tục qua các nước để du thuyết khuyên các nước bãi binh trả lại thành trì cho nhau. Dần dần việc hợp tung bị phá vỡ.

Công Tôn Diễn là người Âm Tấn, vốn là đất của nước Ngụy. Ban đầu, ông làm chức Tê thủ cho Ngụy, do đó, ông còn được gọi là Tê thủ và từ đó trở thành biệt danh. Năm 338 TCN, sau khi giết Thương Ưởng, Tần Huệ Vương dùng ông, khi đó đang ở Tần, làm Đại lương tạo thế chức. Ông thống lĩnh quân Tần đánh Ngụy. Ngụy khi đó đang sa sút, nên vào năm 330 TCN xin cắt vùng Âm Tấn cho Tần để cầu hòa.. Ngoài ra hối lộ cho ông nhiều của cải để nhờ ông vận động với Tần. Theo chủ trương mới của ông, Tần nên hòa hảo với Ngụy ở hướng đông và bành trướng lên hướng tây bắc. Tuy nhiên, ngay sau đó, Trương Nghi, cũng người Ngụy, nhưng vốn có hiềm khích với Công-tôn Diễn, đến Tần và chỉ rõ cho vua Tần thấy Ngụy nằm nơi xung yếu, là kẻ thù truyền thống của Tần, đánh Ngụy mới là chính sách đúng đắn. Tần Huệ Vương nghe lời, dùng Trương Nghi làm Khách khanh. Địa vị của Công-tôn Diễn lung lay, năm 329 TCN ông bèn rời Tần quay về Ngụy.

TRƯƠNG NGHI SÁNG TẠO SÁCH LƯỢC “LIÊN HOÀNH” PHÁ GIẢI SÁCH LƯỢC HỢP TUNG CỦA CÔNG TÔN DIỄN VÀ TÔ TẦN

Liên hoành là sách lược liên minh của nước Tần thời Chiến Quốc được Trương Nghi đề xuất. Sách lược này được đưa ra để đối phó với sách lược Hợp tung, tạo liên minh theo chiều ngang. Hiệu quả của sách lược này là giúp nước Tần chiến thắng các nước và thống nhất Trung Quốc.

Trương Nghi , tước hiệu Vũ Tín quân, người đời tôn xưng Trương Tử , là nhà du thuyết nổi tiếng thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông sử dụng tài chính trị và tài thuyết phục của mình mà gây dựng sự nghiệp. Ông là đại diện tiêu biểu của phái Tung hoành gia, đề xướng chính sách Liên hoành, chống lại việc Hợp tung của Tô Tần và Công Tôn Diễn.

Người đề xướng liên hoành là Trương Nghi. Năm 323 TCN, theo kế sách liên hoành của Trương Nghi, Tần Huệ Văn vương gặp và liên minh với Tề Tuyên vương, Sở Hoài vương. Cùng lúc đó, để đối phó, Công Tôn Diễn kiến nghị Ngụy Huệ vương hội kiến để liên minh với vua các nước Hàn, Triệu, Yên và Trung Sơn. Đó là sự kiện “5 nước cùng xưng vương” (“Ngũ quốc tương vương”), tiến hành hợp tung, thực hiện một mặt trận liên hợp .Nhìn chung, những nước tham gia liên hoành không nhiều như hợp tung. Trong phần lớn thời Chiến Quốc, chỉ có Ngụy và mức độ ít hơn là Sở, Hàn và Điền Tề tham gia.

Liên hoành (cũng như Hợp tung) không phải là một hệ phái chính trị hay hệ phái học thuật, chỉ là chính sách liên minh vì lợi ích sinh tồn trực tiếp của từng quốc gia. Chính sách liên hoành do Trương Nghi khởi xướng và được nước Tần tiếp tục thi hành thành công vì những nguyên nhân sau:

  1. Nó phối hợp hiệu quả với chính sách vừa phát triển nông nghiệp vừa tiến hành chiến tranh để hỗ trợ cho nhau
  2. Kế sách của nước Tần cao hơn so với 6 nước Sơn Đông và việc thực thi cũng thành công hơn
  3. Mấy đời vua nước Tần và các quan chấp chính đều sáng suốt và có năng lực, có tầm nhìn xa. Trong khi đó, tại các nước chư hầu, có những vị vua mê muội, mắc sai lầm nhiều lần trong thời gian dài như Sở Hoài vương, Tề vương Kiến, nên nước Tần đã đạt được mục đích của mình.

CÒN NỮA

PHẦN 2: SÁCH LƯỢC ” HỢP TUNG, LIÊN HOÀNH” CỦA ASEAN CÓ THỂ DÙNG ĐỂ ĐỐI PHÓ VỚI TRUNG QUỐC HAY KHÔNG?

Partager :

  • Twitter
  • Facebook
Thích Đang tải...

Có liên quan

Từ khóa » Truong Nghi Nuoc Tan