Trường Tiểu Học Thanh Thuỷ - TMT - QLNT - Sở GD&ĐT Hải Dương

Số hóa Giới thiệu Học sinh Giáo viên Thư viện Thiết bị Tài nguyên Trang vàng Thi online Xem điểm Hệ thống PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH THUỶ Video hướng dẫn Đăng nhập

"Bờ sông vẫn gió": Thơ Trúc Thông - Lời bình Phạm Ngọc Thái

Đây là bài thơ mà nhà thơ Trúc Thông khóc mẹ. Mới đọc ngỡ như anh đang đứng trước hương hồn người mẹ của mình đã khuất nơi chín suối, để trào ra những dòng thơ thương cảm

"Bờ sông vẫn gió": Thơ Trúc Thông - Lời bình Phạm Ngọc Thái

BỜ SÔNG VẪN GIÓ

Lá ngô lay ở bờ sông Bờ sông vẫn gió...người không thấy về

Xin người hãy trở về quê Một lần cuối... một lần về cuối thôi Về thương lại bến sông trôi Về buồn lại đã một đời tóc xanh Lệ xin giọt cuối để dành Trên phần mộ mẹ nương hình bóng cha Cây cau cũ giại hiên nhà Còn nghe gió thổi sông xa một lần

Con xin ngắn lại đường gần Một lần... rồi mẹ hãy dần dần đi...

Trúc Thông

Đây là bài thơ mà nhà thơ Trúc Thông khóc mẹ. Mới đọc ngỡ như anh đang đứng trước hương hồn người mẹ của mình đã khuất nơi chín suối, để trào ra những dòng thơ thương cảm. Nhưng không, bài thơ này Trúc Thông đã viết vào năm 1983 trong một lần trở về thăm quê, khi đó người mẹ của anh vẫn đang cùng anh sống ngoài Hà Nội - Một năm sau đó (1984) mẹ của nhà thơ mới qua đời. Nghĩa là, linh cảm về cái mất của bà mẹ già yếu đang gấp gáp đến gần, nên lời thơ nghẹn ngào xúc động, thấm đầy lệ xót xa.

Đứng bên con sông Châu chảy qua tỉnh Hà Nam (cũng chính là dòng sông chảy qua quê hương của cố nhà văn Nam Cao, cùng tỉnh với quê hương của Trúc Thông), bên bờ sông ấy nhà thơ than thở:

Lá ngô lay ở bờ sông Bờ sông vẫn gió...người không thấy về

Hình ảnh bờ sông, bãi ngô rất thân thiết, gần gũi với một làng quê Việt Nam. Đọc câu thơ ta liên tưởng tới bài thơ nổi tiếng "Đây thôn Vỹ Dạ" của thi nhân Hàn Mặc Tử, có câu thơ Ông đã viết:

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

Thông qua hình ảnh "... hoa bắp lay" : âm hưởng lay lắt, chuyển động yếu ớt của những bông hoa bắp như thể hơi thở trút ra mỏng manh, cô quắt... đồng hoạ với cảnh "dòng nước buồn thiu" , để diễn tả tâm trạng cô đơn, buồn nản vì thương nhớ người yêu cách biệt... trong mối tình đơn phương của thi nhân.

Nhưng cái từ "lay" của những lá ngô trong bài thơ Bờ Sông Vẫn Gió của Trúc Thông thì lại diễn tả tâm trạng xao động, xót thương nghĩ về mẹ- nên chưa chất một cái gì đó đang bồi hồi lay động dâng lên ở trong lòng. Bởi thế, đồng vọng với cái tiếng "lay" kia thì tiếng gió thổi cũng dào dạt mạnh mẽ: " Bờ sông vẫn gió...", để rồi tác giả hạ nốt nửa vế của câu thơ: "...người không thấy về". Vậy là, dù cùng một từ "lay" với hình ảnh gió ven sông, nhưng ở hai bài thơ đã diễn tả hai trạng thái tình cảm khác nhau, đều xúc tích đạt đến hiệu quả của mỗi tình thơ riêng.

Đoạn giữa là khổ thơ chính của bài, nó liền mạch tám câu nhưng ý thơ được cấu tứ thành bốn cặp, cứ mỗi cặp hai câu... nối tiếp nhau đan kết một cách khái quát quanh tình cảm và cuộc đời người mẹ, cùng với quê hương:

Xin người hãy trở về quê Một lần cuối... một lần về cuối thôi

Ta thấy sự gắn bó giữa quê cha đất tổ, nơi chôn nhau cắt rốn với tình thân mẫu của nhà thơ. Cái điệp khúc "một lần cuối": hơi thơ dồn dập bởi nỗi lòng mong mỏi, khắc khoải của người con. Với điệp ý về cụm từ "một lần" ở khổ thơ giữa:

Một lần cuối... một lần về cuối thôi và: Còn nghe gió thổi sông xa một lần

Đến câu kết được điệp lại một lần nữa, thả dần tình thơ như việc xây dựng cao trào xong rồi cởi nút kết thúc một vở kịch vậy: Một lần... rồi mẹ hãy dần dần đi...

Nỗi thơ thêm quặn thắt, tạo thành tụ điểm của tình cảm, tư tưởng nhà thơ. Nhưng nhà thơ mong mỏi người mẹ của mình kịp về quê một lần nữa để làm gì?

Về thương lại bến sông trôi Về buồn lại đã một đời tóc xanh

"Bến sông" nghĩa là quê hương! Còn "bến sông trôi...", chữ "trôi" ở đây vừa nói về năm tháng, lại vừa nói về quãng đời chìm nổi của mẹ đã trải cả "một đời tóc xanh...". Hai câu thơ không chỉ nói về nghĩa gian truân, mà còn hàm ý sâu sắc sự gắn bó máu thịt giữa quê hương với cuộc đời của mẹ. Hai chữ "thương" và "buồn" ở hai câu dùng thật đắt! Nó không phải để gợi lại nỗi sầu khổ của cuộc đời, mà nếu có thì cũng quyện trong những tình cảm thân thương, trìu mến biết bao... làm cho tình thơ cảm kích một cách lạ thường.

Thực ra khi tác giả viết: Lệ xin giọt cuối để dành

Chỉ là cách nói trào ra do cảm súc thơ, chứ còn cả bài thơ đã đầy lệ rồi! Cái giọt lệ cuối ấy để đến khi: Trên phần mộ mẹ nương hình bóng cha

Câu thơ này Trúc Thông đã đề cập đến mối quan hệ tình cảm phu thê, gắn bó không thể tách rời trong cuộc đời của mẹ. Trong thời hiện đại chúng ta ngày nay, nền giáo lý bị xàm xỡ quá nhiều. Nghĩa phu thê... nhiều lúc, nhiều nơi bị pha vỡ từng mảng. Đạo vợ chồng cũng không còn giữ được một quan hệ đạo đức cần thiết. Chồng thì thiếu sự mực thước, vợ lại quá trớn không còn giữ được đức tính tốt đẹp của người phụ nữ. Có lẽ do tác động của cả hai mặt: Một là thực tế khách quan xã hội ít nhiều làm cho lòng tác giả nhức nhối - Nhưng có lẽ phần căn bản, do chính đạo nghĩa sâu sắc của cha mẹ đã in sâu trong ý thức , trái tim của nhà thơ để anh khắc hoạ lên.

Thành thử bài thơ tuy viết khái quát mà vẫn đa diện: Gia đình và xã hội, tình cảm và đạo đức gắn bó trong tình yêu quê hương tha thiết. Trong thơ , đó là những hình ảnh cụ thể nhưng lại có ý nghĩa tượng trưng như: "cây cau cũ", "cái giại" ở hiên nhà... (đó là tấm bình phong đan bằng tre , thường thấy ở một số làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ), được tác giả đưa vào trong thơ, nó gắn bó cả cuộc đời của mẹ và gia đình anh.

" Bờ sông vẫn gió" của Trúc Thông là một bài thơ lục bát đạt đến độ chuẩn mực, kết hợp với lối gieo thơ theo cảm súc phóng khoáng của thơ hiện đại - Nghĩa là, tác giả chỉ mượn và sử dụng chuẩn mực theo niêm luật của thể loại thơ Đường, ngôn ngữ giầu chất dân gian và mang phong thái của lối hành thơ tự do. Phong vị thi ca thanh tao của chất thơ phương Đông. Nhịp điệu khi thì đều đều theo nhịp hai như ở câu đầu:

Lá ngô/... lay ở/... bờ sông...

Khi thì dồn nén , hối hấp theo thôi thúc của tình cảm, chuyển sang nhịp bốn ở câu hai:

Bờ sông vẫn gió...người không thấy về

Hoặc là chuyển thành nhịp ba ở câu bốn:

Một lần cuối.../ một lần về / cuối thôi

Nửa phần cuối bài trở lại với nhịp thơ hai chữ... tạo thành mạch liên hoàn từ đầu đến cuối. Những câu chữ, hình ảnh được lựa chọn khá tinh tế, gần gũi và chân thực với cuộc sống mà ý tứ vẫn sâu sắc. Giọng thơ ca trong tiếng nhạc lòng buồn, trầm nhưng thơ vẫn mới, vẫn tươi !

Phạm Ngọc Thái

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt - học tốt”, khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên và cũng để các thầy cô giáo thể hiện năng lực chuyên môn của bản thân ... Cập nhật lúc : 15 giờ 43 phút - Ngày 8 tháng 11 năm 2024 Xem chi tiết
Sách gồm 62 câu chuyện viết về những người thầy, cô, mỗi câu chuyện là một thông điệp cuộc sống mang một ý nghĩa to lớn khác nhau. ... Cập nhật lúc : 15 giờ 16 phút - Ngày 8 tháng 11 năm 2024 Xem chi tiết
Chiều ngày 01/11/2024 chuyên đề khối 4: Sự truyền ánh sáng, bài học Stem, rạp chiếu bóng mini ... Cập nhật lúc : 15 giờ 51 phút - Ngày 5 tháng 11 năm 2024 Xem chi tiết
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây ra. Bệnh lây theo đường hô hấp, từ đường hô hấp của người mắc bệnh hoặc cũng có thể qua tiếp xúc trực tiếp. Mọi người đều có thể bị mắc sởi và ... Cập nhật lúc : 16 giờ 9 phút - Ngày 30 tháng 10 năm 2024 Xem chi tiết
Ngày 18/10/2024 Liên đội trường Tiểu học Thanh Thủy đã tổ chức thành công Đại hội Liên đội nhiệm kỳ 2024-2025. ... Cập nhật lúc : 16 giờ 6 phút - Ngày 30 tháng 10 năm 2024 Xem chi tiết
Căn cứ Nghị quyết số 88/2014/QH13, ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; ... Cập nhật lúc : 15 giờ 53 phút - Ngày 30 tháng 10 năm 2024 Xem chi tiết
Thực hiện Quyết định số 2215/QĐ-UBND ngày 28/8/2024 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học2024- 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dụ ... Cập nhật lúc : 8 giờ 13 phút - Ngày 28 tháng 10 năm 2024 Xem chi tiết
Chiều ngày 4/10/2024, Công đoàn trường Tiểu học Thanh Thủy tổ chức chia tay đồng chí Lê Thị Giang nghỉ hưu. ... Cập nhật lúc : 10 giờ 15 phút - Ngày 22 tháng 10 năm 2024 Xem chi tiết
Chiều ngày 25/09/2024, trường TH Thanh Thủy tổ chức HNVC, người lao động năm học 2024 - 2025 ... Cập nhật lúc : 15 giờ 39 phút - Ngày 21 tháng 10 năm 2024 Xem chi tiết
Chiều ngày 18 tháng 10 năm 2024, Trường TH Thanh Thủy đón nhận 76chiếc mũ bảo hiểm đạt chuẩn trong chương trình “Giữ trọn ước mơ” của nhà tài trợ Công ty Honda Việt Nam. Những chiếc mũ bảo h ... Cập nhật lúc : 15 giờ 12 phút - Ngày 21 tháng 10 năm 2024 Xem chi tiết
1234567891011121314
DANH MỤC ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Một số phương pháp dạy học tích cực.
Những điểm mới trong Thông tư 58 so với Quy chế 40 và Thông tư 51 về kiểm tra đánh giá học sinh.
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Sáng kiến "Một số biện pháp giúp học sinh thực hiện tốt phép chia ở lớp 3.”
Sáng kiến “Sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy Tiếng Việt lớp 4”
Sáng kiến “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 viết tốt đoạn văn ngắn”.
Công văn số 28/ PGD&ĐT - THCS ngày 25/03/2021 của phòng Giáo dục và Đào tạo Thanh Hà về việc giao trường xây dựng kế hoạch tổ chức Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2021
Công văn 274/ SGDĐT – GDTrH ngày 24/03/2021 của Sở GD&ĐT Hải Dương về việc tổ chức Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2021
100 CÂU HỎI - ĐÁP VỀ PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19 TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC
Thông tư 27 đánh giá học sinh Tiểu học ngày 04/09/2020 và Điều lệ trường học kèm theo thông tư 28 ngày 04/09/2020
Công văn 846/SGD&ĐT Hải Dương: V/v tăng cường công tác bảo đảm trật tự, ATGT, PCCC và phòng chống tai nạn đuối nước cho học sinh trong dịp nghỉ hè và kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Tài liệu tập huấn GDTC lớp 1
Công văn 817 ngày 12/06/2020 của SGD&ĐT về việc rà soát thư viện trường học năm 2020
Sử dụng sổ gọi tên ghi điểm trong nhà trường (Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Bìa Sáng kiến kinh nghiệm
Thông tư số: 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Từ khóa » Bờ Sông Vẫn Gió