Truy Nguồn Gốc Câu Nói Vung Tay Quá Trán - Kiến Thức

  • Xã hội
    • Tuyển sinh
    • Đọc 30s
    • Soi - Xét
    • Sống 4 màu
    • Hỏi/Đáp
    • Người tốt - Việc tốt
    • Cải chính - Xin lỗi
  • Kho tri thức
    • Thâm cung
    • Di sản
    • Ta & Tây
    • Giải mã
    • Phong thủy
    • Tri thức Việt - Toàn cầu
    • Thiền
  • Khoa học & Công nghệ
    • Khoa học
    • Công nghệ
  • Kinh doanh
    • Tiền - Vàng
    • Nhà - Đất
    • Đại gia
    • Tiêu dùng
    • Hàng hót
  • Quân sự
    • Tin tức
    • Vũ khí
    • Quân đội
    • Quân sự Việt Nam
  • Thế giới
    • Thế giới 24h
    • Nóng - Sâu
    • Hồ sơ
    • Đời sống
  • Ô tô - Xe máy
    • Xe
    • Phụ kiện
    • Dân chơi
  • Đời sống
    • Tin tức
    • Làm đẹp - giảm cân
    • Mẹ & Bé
    • Ăn ngon
    • Dinh dưỡng - Thuốc
    • Yêu - tám
  • Giải trí
    • Chat Sao
    • VBiz
    • Showbiz ngoại
    • Mốt và phong cách
    • Phim - nhạc
  • Cộng đồng trẻ
    • Nhịp sống
    • Sốt mạng
    • Yêu
    • Thể thao
    • Chơi - Phượt
  • Bạn đọc - Điều tra
TRENDING KỶ NGUYÊN VƯƠN MÌNH CỦA DÂN TỘC BIỆT THỰ TRÁI PHÉP TRÊN ĐẤT RỪNG ĐỒI 76 ĐẤU GIÁ ĐẤT HÀ NỘI LÊN 30 TỶ/M2 Xem thêm các dòng sự kiện
  • Trang chủ
  • Kho tri thức
  • Giải mã
Truy nguồn gốc câu nói “vung tay quá trán” Cập nhật lúc: 06:36 20/09/2015 Google News facebook twitter - - + print friendly

TIN LIÊN QUAN

“Truy” nguồn gốc điển tích độc lạ: Dốt đặc cán mai

“Truy” nguồn gốc điển tích độc lạ: Dốt đặc cán mai

Điển tích độc lạ “ăn hại đái nát” bắt nguồn từ đâu?

(Kiến Thức) - Rõ ràng người ta hiểu câu nói “vung tay quá trán” là để chỉ hành vi tiêu pha không hợp lý, tiêu tiền phung phí...

Rõ ràng người ta hiểu câu nói “vung tay quá trán” là để chỉ hành vi tiêu pha không hợp lý, tiêu tiền phung phí... nghĩa của nó giống như từ “bóc ngắn cắn dài”. Nhưng tại sao lại lấy một hành động là vung tay quá trán để nói về việc tiêu pha bất hợp lý? Mỗi bộ phận cơ thể như “thước đo” giới hạn Có lẽ, không cần giải nghĩa cụm từ “vung tay quá trán” bởi mọi người ai cũng hiểu nghĩa đen của nó. Nghĩa thì là vậy nhưng hiểu nghĩa đó như thế nào thì quan điểm, phân tích của các nhà nghiên cứu văn hóa về từ “vung tay quá trán” lại có nhiều cách giải thích khác nhau. Theo PGS. TS Phạm Văn Hảo, Viện Ngôn ngữ học Việt Nam thì việc người dân lấy “tay” và “trán” là hai bộ phận của cơ thể để chỉ việc tiêu pha hung phí, không hợp lý với số tài sản mình có là có lý do của nó. Cái này do quan niệm về “giới hạn” của người Việt. Chẳng hạn như dân ta thường dùng từ “nước ngập nước mắt cá chân”, “nước ngập đầu gối”, “ngang lưng”, “ngang vai”, “ngang tai”, “trán”, “đầu”... Trong trường hợp này, mỗi bộ phận cơ thể đóng vai trò như “thước đo” giới hạn... Những từ chỉ giới hạn như vậy có đời sống cực kỳ sinh động, bền chặt trong đời sống xã hội và hiện nó vẫn được dùng một cách biến hóa, phù hợp với hoàn cảnh thực tế. Thí dụ, dân ta dùng hình ảnh “đầu gối quá mang tai” để nói về người nào đó sống thọ, sống lâu trăm tuổi, đến nỗi lưng còng xuống, khi ngồi thì phần đầu bị cụp xuống quá đầu gối. Ở đây, “đầu gối” và “mang tai” cũng là hai bộ phận của cơ thể, nó chỉ giới hạn già của con người, quá già, già đến thế là cùng... Xét trong bối cảnh sử dụng ngôn ngữ như vậy thì từ “vung tay quá trán” được ví với việc tiêu pha quá đà là chuyện dễ hiểu. Bởi trán là bộ phận cao nhất của mỗi người, là giới hạn mà người ta đạt đến, nhưng anh ta “vung tay quá trán” nghĩa là đã đi quá giới hạn của bản thân, thể hiện việc bất hợp lý trong cuộc sống.
Truy nguon goc cau noi “vung tay qua tran”
Ảnh minh họa.
Không có điển tích nào Ở một khía cạnh khác, Nhà nghiên cứu Văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ, giảng viên khoa Văn học, trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội lại cho rằng, câu thành ngữ ngày có nguồn gốc khác. Theo đó: "Vung tay quá trán" đầu tiên nó mô tả một hành động, một phản xạ tức thì khi người ta nóng giận hoặc phấn khích đột xuất. Điều này rất là tự nhiên. Trong cuộc sống, để chỉ sự tiêu pha hoang phí, người ta có từ "vung tay". Ngày xưa tiêu bằng tiền đồng, người ta xâu tiền thành từng cọc, khi tiêu pha thì cẩn thận đếm và xem xét. Có người giàu có hoặc hoang phí thì bất kể cọc cạch gì, cứ vung vãi ra để ra oai, thể hiện đẳng cấp... cho nên thành từ "vung tay". "Vung tay" và "vung tay quá trán" vốn là khác nhau nhưng trong quá trình nói năng dân dã, họ bắt xắp thành một đoạn là "vung tay quá trán" luôn cho nhịp nhàng (lại thêm từ "quá" ở đó nữa) để chỉ những người hoặc tiêu hoang hoặc làm gì đó vượt hẳn khỏi vốn liếng của mình. Chữ "trán" ở đây không cần nghĩa từ vựng của nó nữa. Kiểu nói năng bắt xắp này trong kho tàng thành ngữ, tục ngữ, ngôn ngữ dân gian có vô số và thành ngữ này không có điển tích, điển cố nào. Còn cách hiểu khác Trong tác phẩm hiếm hoi của giới ngôn ngữ học nghiên cứu về nguồn gốc thành ngữ, tục ngữ có tên “kể chuyện thành ngữ, tục ngữ” của cố GS.TS Hoàng Văn Hành, Viện Ngôn ngữ học Việt Nam có phân tích câu tục ngữ này hơi khác so với ý phân tích của hai nhà nghiên cứu là PGS.TS Phạm Văn Hảo và giảng viên Nguyễn Hùng Vĩ. Ông cho rằng: Thành ngữ “vung tay quá trán” chỉ hành động tiêu pha hung phí là đúng rồi. Nhưng tại sao cái hành động vung tay quá trán ấy lại dùng để chỉ sự phung phí? Có người giải thích, động thác vung tay là cử chỉ của hành động ném. Kéo theo hành động này là vứt bỏ một cái gì đó. Mặt khác, động tác vung tay này dễ làm cho người ta liên hệ đến câu “ném tiền qua cửa sổ”. Còn “quá trán” chỉ độ cao của động tác và độ mạnh của hành động. Điều dễ nhận thấy là trong thành ngữ “vung tay quá trán” tàng trữ cả hai nghĩa sau: Sự vứt bỏ (phung phí), động tác mạnh mẽ (thái quá). Sự đổi đắp lại hai nét nghĩa này đã mang lại cho thành ngữ “vung tay quá trán” những ý nghĩa trên. Theo cố GS. TS Hoàng Văn Hành thì nếu xét theo sắc thái nghĩa của từ “vung” và “quá” trong “vung tay quá trán” dường như chúng ta lại có thêm một cách hiểu khác cho thành ngữ này. “Vung” là động từ chỉ sự nhanh, mạnh, dứt khoát, luôn hướng ra khỏi bản thân người hành động do tay thực hiện. “Vung” lại còn cặp đôi với các từ “vãi phí” và lập thành các cặp từ “vung vãi”, “vung phí”... có ý nghĩa gây ấn tượng về sự hoang phí. Còn từ “quá” thì đã rõ. Ý nghĩa của từ này thể hiện việc vượt xa hơn, quá bình mức bình thường và các từ “thái quá”, “quá đáng”, “quá quắt”... cũng từ đó mà ra... Thành ngữ “vung tay quá trán” là đưa tay lên cao quá tầm mắt, tức là ngoài phạm vi điều đã nhìn thấy, có thể nhìn thấy, có thể quan niệm được. Hơn thế, hễ đưa tay lên quá trán thì bản thân anh ta cũng chẳng bao giờ nhìn thấy được bàn tay nữa, tức là mù quáng và sẽ mất đi tính sáng suốt của trí tuệ, của sự suy nghĩ, mất kiểm soát... Cách nghĩ này xem ra có lý nhưng vẫn phải chờ đợi thêm. “Thành ngữ “vung tay quá trán” có nhiều đặc điểm chung với thành ngữ “ném tiền qua cửa sổ”. Do đó, trong thực tế sử dụng, người Việt đã áp dụng nó và tạo thành cặp mới là “vung tay ném tiền qua cửa sổ”. Nhưng thực tế thì hai thành ngữ này có sự khác nhau quá rõ ràng. Thành ngữ “vung tay quá trán” có ý nghĩa và cách dùng rộng hơn. Nó không chỉ nói về việc chi tiêu hoang phí mà còn nói về bất kỳ sự chi dùng tùy tiện, hoang phí nào đó. Trong nhiều trường hợp, thành ngữ này cũng được dùng để chỉ sự hăng hái quá đà, quá mức bình thường. Đó là hành vi thái quá trong hành động”, theo “Kể chuyện thành ngữ tục ngữ”, NXB Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1988, GS.TS Hoàng Văn Hành chủ biên. Huyền Vũ Sự kiện: Chuyện Lạ Độc

Tin tài trợ

  • F88 huy động thêm 50 tỷ từ trái phiếu lãi suất 10,5%/năm

    F88 huy động thêm 50 tỷ từ trái phiếu lãi suất 10,5%/năm

    Vì sao Promexco bị phạt gần nửa tỷ đồng?

    Vì sao Promexco bị phạt gần nửa tỷ đồng?

    Dầu khí Nam Sông Hậu chìm trong thua lỗ, Chủ tịch muốn bán 2 triệu cổ phiếu

    Dầu khí Nam Sông Hậu chìm trong thua lỗ, Chủ tịch muốn bán 2 triệu cổ phiếu

  • Công bố thông tin sai lệch, Công trình Giao thông Đồng Nai bị phạt

    Công bố thông tin sai lệch, Công trình Giao thông Đồng Nai bị phạt

    TEDI giảm mục tiêu kinh doanh năm 2025 so thực hiện 2024

    TEDI giảm mục tiêu kinh doanh năm 2025 so thực hiện 2024

    Lãi khủng quý 3, Sữa Quốc tế LOF mạnh tay chi cổ tức 50%

    Lãi khủng quý 3, Sữa Quốc tế LOF mạnh tay chi cổ tức 50%

  • Bình Thuận: Nhà thầu nào thi công xây dựng chung cư sông Cà Ty?

    Bình Thuận: Nhà thầu nào thi công xây dựng chung cư sông Cà Ty?

    ‘Ông lớn’ xi măng Vicem lỗ 1.402 tỷ đồng trong năm 2024

    ‘Ông lớn’ xi măng Vicem lỗ 1.402 tỷ đồng trong năm 2024

    Cổ phiếu KTT và TKG chính thức bị hủy niêm yết

    Cổ phiếu KTT và TKG chính thức bị hủy niêm yết

Theo dòng sự kiện

  • Điển tích xử án: Vụ "Chó cắn hạc vua" (25/03, 14:00)
  • Điển tích “mọc sừng” và “cắm sừng” từ đâu mà có? (22/07, 17:31)
  • Điển tích “con cà con kê” bắt nguồn từ đâu? (30/07, 20:30)

>> xem thêm

Bình luận về bài viết này Chia sẻ Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu Sử dụng lại thông tin email và họ tên từ lần bình luận gần nhất Gửi Nhập lại Họ tên (*) Email (*) Hoàn thành

    BÀI ĐỌC NHIỀU

  • Những lời cuối nổi tiếng của tử tù trước giờ xử tử

    Những lời cuối nổi tiếng của tử tù trước giờ xử tử

  • Diện mạo những “phố đèn đỏ” Nhật Bản hàng trăm năm trước

    Diện mạo những “phố đèn đỏ” Nhật Bản hàng trăm năm trước

  • Những phát hiện vĩ đại của thế giới nhờ... sự tình cờ

    Những phát hiện vĩ đại của thế giới nhờ... sự tình cờ

  • Ảnh độc: Chiến dịch Barbarossa khét tiếng của Hitler

    Ảnh độc: Chiến dịch Barbarossa khét tiếng của Hitler

  • Những bản án tù dài nhất lịch sử nhân loại

    Những bản án tù dài nhất lịch sử nhân loại

Tin tức Giải mã mới nhất

  • Vì sao Newton và Einstein cho rằng thời gian là 'ảo ảnh'? (18/12, 07:48)
  • Bí mật đằng sau lá bài J, Q, K trong bộ bài Tây (18/12, 07:20)
  • Vì sao nhiều mỹ nhân không muốn tiến cung làm phi tần? (18/12, 07:12)
  • Tại sao Gia Cát Lượng 5 lần bắc phạt đều thất bại? (18/12, 07:06)
  • Tiết lộ sốc về trận đánh hủy hoại sự nghiệp cầm quân của Napoléon (18/12, 06:42)
  • Tào Tháo hối hận cả đời vì đã giết người nào? (17/12, 19:08)
  • Khám phá bất ngờ về bùa hộ mệnh bằng bạc 1.800 tuổi (17/12, 12:25)
  • Tuyệt đẹp những hang động ấn tượng nhất thế giới (17/12, 08:12)
  • Hai loài chim bay vào nhà là dấu hiệu tin vui, tài lộc (17/12, 08:10)
  • 3 cánh cửa chứa đầy kho báu nhưng vì sao 'không thể mở được'? (17/12, 07:48)

Bình luận(0)

ĐỌC NHIỀU NHẤT

  • Cuộc sống của bà Lê Hoàng Diệp Thảo hậu ly hôn nghìn tỷ

  • Ukraine chưa kịp ăn mừng, đã dính đòn “hồi mã thương” của Nga

  • “Kiểm kê” khối tài sản gần 400 tỷ của Lý Nhã Kỳ

  • Việt Nam phát hiện loài cây chưa từng xuất hiện trên thế giới

  • Phát hiện tấm vải ngàn tuổi, sửng sốt thấy 8 chữ tiên tri năm 2040

  • Người về quê nghỉ Tết bất ngờ khi được CSGT... chặn dừng

  • Nhan sắc vợ thứ hai kém 14 tuổi của nhạc sĩ Huy Tuấn

  • Danh tính cô gái cười tươi rói ngay sau khi rời tòa ly hôn

  • Phát hiện loài động vật mới chấn động nhất Việt Nam 2023

  • Salon tóc để nhân viên nữ mặc mát mẻ khiến khách phẫn nộ

  • Cô gái ngày xưa Đoàn Văn Hậu từng lỡ dở giờ ra sao?

  • Loài động vật “dai sức” nhất hành tinh, cần đến 8 giờ để giao phối

  • Cận cảnh biệt phủ 10.000 m2 của Thanh Bạch và “bà trùm” Thúy Nga

  • Dùng AI phục dựng đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng, giật mình dung mạo

  • Vũ khí của Quân đội Nga gây chấn động chiến tuyến Ukraine

  • Góc ảnh đặc biệt gây kinh ngạc về cuộc sống ở Triều Tiên

  • 4 tuổi giàu nhất từ Rằm tháng Giêng Giáp Thìn, đổi đời chóng mặt

  • Đi tập gym, cô gái Quảng Ninh tự tin diện đồ "bằng bàn tay"

  • Bất ngờ cuộc sống của người lao động ở Triều Tiên

  • Mất tích gần 30 năm trong vũ trụ, phi hành gia bất ngờ tái xuất?

  • Tuyệt chủng 11 triệu năm trước, thú quý hiếm bỗng “tái xuất” ở Việt Nam

  • Israel thua trận đầu ở Gaza, Hamas tiêu diệt tổng cộng 24 xe tăng

  • Loài cây kịch độc trong Sách Đỏ thế giới, ở Việt Nam mọc đầy

  • Hot girl Phú Thọ sở hữu nhan sắc vạn người mê

Từ khóa » Giải Thích Thành Ngữ Vung Tay Quá Trán