Truy Tìm Nguồn Gốc Của Một Số Thành Ngữ Thuần Việt Có Nhiều Cách ...
Có thể bạn quan tâm
NGÔN NGỮ
SỐ 9 2012
TRUY TÌM NGUỒN GỐC
CỦA MỘT SỐ THÀNH NGỮ THUẦN VIỆT
CÓ NHIỀU CÁCH GIẢI THÍCH
ThS ĐỖ THỊ THU HƯƠNG
GS.TS NGUYỄN ĐỨC TỒN
1. Mở đầu
Nhìn chung, các nhà ngôn ngữ
học đều quan niệm thành ngữ là một
loại tổ hợp từ cố định, bền vững về
hình thái cấu trúc, hoàn chỉnh, bóng
bẩy về ý nghĩa, được sử dụng rộng
rãi trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt
là trong khẩu ngữ (chẳng hạn, Hoàng
Văn Hành [7, 31]; Nguyễn Thiện
Giáp [6]…).
Trong bài viết này, thành ngữ
thuần Việt được quan niệm như sau:
trước hết đó là những thành ngữ do
người Việt tự sáng tạo dựa trên chất
liệu từ ngữ thuần Việt. Thí dụ: già
kén kẹn hom, già đòn non nhẽ, con
cà con kê, dây mơ rễ má, dán bùa
luồn kèo, nuôi ong tay áo, già trái
non hột, mũi dại lái phải chịu đòn,
mèo mả gà đồng, mèo già hóa cáo,
bán vợ đợ con, mỏng mày hay hạt,
chó có váy lĩnh , đồng không mông
quạnh, đèo heo hút gió, rách như tổ
đỉa, nuôi ong tay áo, v.v.. Đó có thể
còn là các thành ngữ được người Việt
tạo ra bằng cách mượn các từ ngữ Hán
Việt hoặc các điển tích, điển cố trong
tiếng Hán để làm chất liệu cấu tạo nên
thành ngữ theo lối tư duy của người
Việt, phản ánh đời sống tâm hồn tình
cảm của người Việt. Thí dụ: nóng
như Trương Phi, lẩy bẩy như Cao
Biền dậy non, chạy rống Bái Công,
đa nghi như Tào Tháo, bát cơm phiếu
mẫu, v.v..
2. Tìm hiểu nguồn gốc của một
số thành ngữ có nhiều cách giải thích
khác nhau
Cho đến nay, vấn đề truy tìm
nguồn gốc của các thành ngữ luôn
luôn là một đề tài hấp dẫn đối với các
nhà nghiên cứu. Rất nhiều thành ngữ
nếu dựa vào các thành tố cấu tạo và
nội dung ngữ nghĩa ta có thể xác định
được ngay khá rõ chúng ra đời từ đâu.
Thí dụ: có nhiều thành ngữ được ra
đời từ các phong tục như tang ma,
hôn nhân, lễ tết, lễ hội…: thương
vay khóc mướn/ khóc mướn thương
vay; khóc như cha chết; chôn sấp
liệm ngửa; ba hồn bảy vía; ba hồn
chín vía; giữ như giữ mả tổ; rước voi
về giày mả tổ; đào mồ cuốc mả; chửi
ủng mồ ủng mả; mồ yên mả đẹp; v.v..
Thành ngữ cao như minh tinh cũng
có xuất xứ từ phong tục tang ma. Cao
như minh tinh thường dùng để chỉ
trạng thái rất cao, cao lêu đêu. Minh
tinh là một vật không thể thiếu trong
lễ tang, được làm bằng vải đỏ dài khoảng Ngôn ngữ số 9 năm 2012
26
7 thước (thước cổ), trên đó ghi họ tên,
tên húy, chức tước của người đã mất.
Dải vải này được buộc vào một cành
tre dài, thường do một người lớn tuổi
cầm và đi trước quan tài.
Tuy vậy, đối với một số thành
ngữ, việc tìm hiểu về nguồn gốc của
chúng không phải là đơn giản. Như
chúng ta biết, hầu hết các thành ngữ
ra đời từ rất xa xưa, do những đặc điểm
như tính biến thể, tính truyền miệng
nên một thành ngữ có thể có nhiều
cách giải thích khác nhau về nguồn
gốc. Điều này không chỉ gây khó khăn
trong việc giải thích về nguồn gốc của
thành ngữ mà còn liên quan đến việc
hiểu và vận dụng chính xác nghĩa của
thành ngữ.
Dựa vào tư liệu thu thập được,
chúng tôi nhận thấy có khá nhiều thành
ngữ được giải thích nguồn gốc theo
nhiều cách khác nhau. Có thể chia
các thành ngữ loại này thành ba nhóm
sau đây:
Thứ nhất, những thành ngữ có
nhiều cách giải thích xuất xứ do dựa
vào những hiện tượng văn hóa khác
nhau. Thí dụ: chạy như cờ lông công,
nuôi ong tay áo, vụng chèo khéo chống,
nghèo rớt mồng tơi, vắng như chùa
Bà Đanh...
Thứ hai, những thành ngữ có
nhiều cách giải thích xuất xứ do chúng
có hiện tượng biến thể về thành tố
cấu tạo dẫn đến tạo ra các thành ngữ/
biến thể thành ngữ khác nhau. Thí
dụ: mũi vạy lái phải chịu đòn và mũi
dại lái phải chịu đòn, chờ được mạ
thì má đã sưng và chờ được vạ thì
má đã sưng hay chờ được nạ thì má
đã sưng, v.v..
Thứ ba, những thành ngữ được
giải thích có nguồn gốc cả trong tiếng
Hán và tiếng Việt do có sự trùng nhau
về hiện thực khách quan được thành
ngữ phản ánh và lối tư duy của hai
dân tộc. Thí dụ: ếch ngồi đáy giếng,
đàn gẩy tai trâu, v.v.. Nhóm này có
số lượng không nhiều .
2.1. Thành ngữ có nhiều cách
giải thích nguồn gốc do dựa vào những
hiện tượng văn hóa khác nhau.
* Thành ngữ chạy như cờ lông
công
Đây là thành ngữ dùng để chỉ
hoạt động chạy đi chạy lại vất vả,
lăng xăng mà chẳng được tích sự gì.
Phần nghĩa chung của thành ngữ này
được các từ điển giải thích khá thống
nhất. Tuy nhiên, đi sâu tìm hiểu các
yếu tố cấu tạo nên thành ngữ này,
chúng ta sẽ thấy nhiều điều bất ngờ
mà các từ điển không đề cập đến.
Trước hết, yếu tố chạy trong thành
ngữ này mang nghĩa tường minh, không
có gì phải bàn cãi. Yếu tố gây ra sự
mập mờ, khó hiểu cho thành ngữ này
chính là cờ lông công. Cụm từ này
có nhiều cách giải thích khác nhau.
Cờ trong cờ lông công là "cái cờ" hay
là "một trò chơi trong dân gian (cờ
tướng)"? Nếu là "cái cờ" thì có phải
làm bằng lông công hay không?
Tác giả Lê Gia trong 1575 thành
ngữ, tục ngữ cần bàn thêm đã giải
thích nguồn gốc của thành ngữ này
như sau: Cờ ở đây được hiểu là "trò
đánh cờ", một trò chơi thường được
tổ chức trong các lễ hội dân gian. Trong
các lễ hội lớn, người ta thường tổ chức
thi đánh cờ tướng. Bàn cờ được vẽ
trên một khoảng sân rộng, các con
cờ thì do người cầm, một bên nam, Truy tìm...
13
một bên nữ, do đó mà gọi là "cờ người".
Các con cờ di chuyển theo lệnh của
người chơi cờ đứng ở hai bên. Mỗi
con cờ có tên riêng được viết trên hai
mặt của một miếng ván gỗ mỏng và
được sơn màu sặc sỡ. Mỗi miếng ván
đó được gắn vào đầu một cây gậy dài
vừa đủ để có thể chống xuống đất.
Mỗi con cờ ấy có hình dáng đẹp đẽ,
sặc sỡ và được gắn vào một cái cọng
dài nên được gọi là cờ lông công. Các
con cờ lông công ấy do người cầm,
di chuyển ngang dọc, qua lại, tới lui,
lên xuống, xiên chéo... theo lệnh của
người chơi cờ. Từ đây, hình thành
nên cụm từ chạy như cờ lông công
với nghĩa là chạy qua chạy lại, chạy
tới chạy lui, xiên xéo, nhanh chậm
rối rít [5,158].
Qua tìm hiểu thực tế, chúng tôi
được biết cờ người là một trò chơi
dân gian mang đậm bản sắc văn hóa
dân tộc. Nó không chỉ là một trò giải
trí đơn thuần mà còn là một cuộc đấu
trí đầy mưu lược. Mỗi ván cờ chẳng
khác gì một trận chiến đấu. Vì thế,
các quân cờ cũng được quy định hết
sức nghiêm ngặt. Người đóng các quân
cờ phải có tư thế nghiêm chỉnh, đứng
đắn, tình cảm và động tác phù hợp
với nước đi. Chỉ khi có hiệu lệnh của
người chơi "các quân cờ - người" mới
được di chuyển và cũng chỉ được đi
từng nước một. Cho nên, nhận định
nói trên của tác giả Lê Gia là không
phù hợp với thực tế chơi cờ.
Một điều hết sức thú vị là, khi
tìm hiểu về lịch sử trang phục các triều
đại phong kiến Việt Nam, chúng tôi
bắt gặp cách giải thích thứ hai về nguồn
gốc của thành ngữ này. Theo đó, từ
thời Hùng Vương, trong các lễ hội
lớn, trang phục của con người thời
kì này gồm có bộ áo lễ, mũ lông chim,
áo choàng rộng cho cả nam lẫn nữ.
Dựa vào những di chỉ khảo cổ học,
người ta thấy, thời chúa Trịnh, chúa
Nguyễn, trên những chiếc mũ quân
của những người lính trạm có cắm
lông chim và trên đầu ngựa lưu tinh
chạy trạm có gắn ba chiếc lông chim
công. Do đó người Việt có câu chạy
như cờ lông công.
Gần với cách giải thích trên, Hoàng
Văn Hành cho rằng, cờ lông công
trong thành ngữ này là cờ làm bằng
lông con công. Đây là loại cờ hiệu
của những người lính trạm xưa kia,
thường dùng khi chạy công văn hỏa
tốc. Thời xưa, khi phương tiện giao
thông chưa phát triển, việc đi lại chủ
yếu dựa vào sức người và sức ngựa.
Để truyền đạt các mệnh lệnh, công
văn, chỉ dụ... của triều đình, nhà nước
phong kiến đặt ra các trạm và tuyển
mộ các loại lính trạm, phu trạm. Các
lính trạm phải dùng ngựa để di chuyển
công văn từ nơi này đến nơi khác,
trên đầu ngựa thường cắm một lá cờ
hiệu làm bằng lông con công. Việc
truyền đạt công văn, giấy tờ diễn ra
liên tục, dồn dập, các lính trạm phải
đi lại rất vất vả, hết cung đường này
đến cung đường khác (mỗi cung đường
dài khoảng 20 cây số). Người đời nhìn
thấy cờ hiệu lông công của những
người lính trạm trên khắp các nẻo
đường của đất nước. Từ thực tế ấy,
dân gian khái quát nên thành ngữ chạy
như cờ lông công [8, 74-76].
Từ hình ảnh người lính phu trạm
trong cách giải thích trên, chúng tôi
lần giở những trang lịch sử của ngành
bưu chính [22] và được biết: Việc
truyền thông tin liên lạc không phải
đến thời thuộc Pháp mới có mà được Ngôn ngữ số 9 năm 2012
26
thực hiện từ rất xa xưa. Ngay từ thời
Lý Thái Tôn (1028-1054), để chạy
công văn giấy tờ từ kinh thành tới các
tỉnh, triều đình đã đặt ra các trạm đưa
thư gọi là nhà trạm. Từ năm Quý Mùi
1043, Lý Thái Tôn đã cho phân chia
các quan lộ ra thành từng cung một,
mỗi cung đặt một nhà trạm. Nhà trạm
chuyên coi việc chạy công văn, giấy
tờ từ kinh thành đến các tỉnh, đồng
thời đó cũng là nơi nghỉ chân, thay
ngựa, thay phu. Đến thời Hồ Quý Ly
(1400- 1407), nhà Hồ đã mở rộng thêm
đường cái quan để tạo điều kiện thuận
lợi cho thông tin liên lạc. Qua mỗi
triều đại, triều đình đều có sự chăm
lo cho ngành bưu chính. Đến thời nhà
Lê, tổ chức hệ thống bưu chính đã
trở nên chặt chẽ. Trên các quan lộ đã
có 54 cung dịch, mỗi cung có nhà
trạm xây tường, lợp lá, xung quanh
có hào, bốn góc đều đặt chòi canh.
Mỗi trạm do một người đội trạm phụ
trách, một đội phó, 10 phu trạm và 4
con ngựa tốt. Lính trạm ăn mặc như
dân thường, chỉ khác là khi đi công
vụ, họ đeo một cái chuông hoặc lục
lạc trên vai, như thế để mọi người
biết mà tránh cho lính trạm đi không
bị cản đường. Tay cầm một một nắm
lông gà hoặc một bó đuốc cháy dở
để làm hiệu.
Ngày 6-6-1971, Bưu chính Sài
Gòn đã phát hành bộ tem về người
lính phu trạm thời xưa. Bộ tem vẽ
hình người lính trạm đang phi ngựa
hỏa tốc để chuyển công văn, giấy tờ.
Trên đầu ngựa có gắn ba chiếc lông
công. Bằng chứng này thêm một lần
nữa khẳng định sự ra đời của thành
ngữ chạy như cờ lông công gắn với
hình ảnh người lính đưa thư từ, công
văn thời xưa.
* Thành ngữ nuôi ong tay áo
Đây là một thành ngữ rất thông
dụng trong tiếng Việt. Tuy vậy không
phải ai cũng biết được thấu đáo gốc
tích thành ngữ này.
Phần lớn các từ điển giải thích
thành ngữ, tục ngữ đều có cách hiểu
thống nhất về thành ngữ này là "nuôi
dưỡng, giúp đỡ kẻ xấu, làm hại mình".
Tuy nhiên, đi sâu tìm hiểu các thành
tố cấu tạo nên thành ngữ này thì có
nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến
cho rằng ong là "con ong", tay áo tức
là "ống tay áo, một bộ phận của cái
áo". Hiểu theo cách này, nuôi ong
tay áo tức là nuôi con ong trong tay
áo, như vậy sẽ có ngày bị ong đốt.
Song có ai lại dại dột đến mức nuôi
ong trong tay áo mình? Đây là một
cách hiểu sai lệch về từ nguyên dân
gian có liên quan đến nguồn gốc của
thành ngữ trên.
Thực tế, ong tay áo là một loại
ong màu đen. Đây là một loài ong
rất quen thuộc với những người dân
ở các tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ, Điện
Biên,... Ong tay áo thường làm tổ trên
cành cây, tổ ong buông thụng xuống
như hình dáng ống tay áo nên mới
được gọi như vậy. Khi ong tay áo
không tìm được chỗ làm tổ trên cây,
chúng thường chọn những cột gỗ
ngoài hiên, ngoài hè để làm tổ. Theo
quan niệm xưa, loại ong này làm tổ
trong nhà thường mang đến những
điều không may mắn cho gia chủ, vì
vậy người ta thường hun khói để xua
đuổi chúng. Trái với ong tay áo, loại
ong vàng thường làm tổ hình tròn
như đài sen, trông rất đẹp. Ong vàng
làm tổ trong nhà được coi như một
điềm lành, vì vậy, chúng không bị
xua đuổi như ong tay áo. Truy tìm...
13
Từ đặc điểm nói trên của loài
ong tay áo, người ta quan niệm nuôi
con ong tay áo trong vườn nhà tức là
nuôi dưỡng mầm họa, nó sẽ mang tai
ương đến cho chủ nhà lúc nào không
hay. Do vậy, dân gian có câu thành
ngữ nuôi ong tay áo. Sự chuyển nghĩa,
từ nghĩa "con ong tay áo" sang nghĩa
"(nuôi dưỡng) mầm họa" dựa vào cơ
chế liên tưởng tương đồng, tức ẩn dụ.
Gần nghĩa với thành ngữ nuôi
ong tay áo, tiếng Việt còn có các thành
ngữ: nuôi cò cò mổ mắt, nuôi khỉ
giữ nhà, nuôi hùm để họa.
* Thành ngữ bắt cá hai tay
Để chỉ hành động tham lam, ôm
đồm, muốn có nhiều thứ, muốn làm
nhiều việc cùng một lúc, để nếu mất
cái này, hỏng việc này thì hi vọng còn
được cái kia, hoặc việc kia, người
Việt dùng thành ngữ bắt cá hai tay.
Nhìn chung thành ngữ này thường
được dùng với sắc thái phê phán.
Có một cách hiểu rất phổ biến
về thành ngữ này như sau: bắt cá hai
tay tức là "hai tay mỗi tay bắt một
con cá và kết cục là chẳng được con
nào cả". Từ điển của Vũ Dung, Vũ
Thúy Anh, Vũ Quang Hào [3] giải
thích: "nghĩa đen của thành ngữ này
là mỗi tay bắt một con cá, kết quả là
tuột mất cả, chẳng được con nào. Nghĩa
bóng là hành động khôn lỏi, tham
lam, ôm đồm, muốn có nhiều thứ,
muốn làm nhiều việc cùng một lúc".
Trong cuốn Kể chuyện thành ngữ,
tục ngữ [8], Hoàng Văn Hành cũng
hoàn toàn nhất trí với cách hiểu trên.
Từ điển thành ngữ tiếng Việt của
Nguyễn Lực thì chú giải nghĩa của
thành ngữ này là "khôn ngoan, tham
gia cả hai nơi hay hai bên để có lợi".
Như vậy, ý nghĩa biểu trưng của
thành ngữ bắt cá hai tay được hiểu
một cách thống nhất. Tuy nhiên, đi
sâu tìm hiểu cơ sở hình thành nên
thành ngữ này thì thấy nảy sinh nhiều
vấn đề gây tranh cãi. Yếu tố gây tranh
cãi ở đây chính là nằm ở tổ hợp bắt
cá. Trong Từ điển tiếng Việt do Hoàng
Phê chủ biên [14], từ cá ngoài nghĩa
“động vật sống có xương sống, sống
dưới nước, thở bằng mang, bơi bằng
vây” còn có nghĩa là: “cược, đánh
cược”. Đại Nam quốc âm tự vị của
Huỳnh Tịnh Paulus Của cũng giải
nghĩa từ cá là “cá cược, cược với
nhau” [2, 86]. Như vậy, ở đây nên
hiểu bắt cá là dùng tay (một tay hay
cả hai tay) để bắt con cá hay bắt cá
là một từ lóng chuyên dùng trong
giới cờ bạc, cá độ?
Theo chúng tôi, cá trong bắt cá
hai tay có nghĩa là "đánh cược" (chứ
không phải "con cá"), nên bắt cá là
nhận đánh cược bằng cách bắt (chọn)
một trong hai đấu thủ (gà chọi, cá chọi,
võ sĩ...), một trong hai phe (đội bóng,
đội bơi thuyền...). Nếu bên mình bắt
mà thắng thì mình sẽ được cuộc, ngược
lại thì sẽ thua cuộc. Nghĩa này của
tổ hợp bắt cá đã được ghi trong Việt
Nam tự điển của Lê Văn Đức và Lê
Ngọc Trụ (dẫn theo [1]) như sau: "Bắt
cá (...) nhận đánh cuộc: ra trường gà
bắt cá, bắt cá đá banh".
Vậy bắt cá hai tay có nghĩa là
nhận đánh cuộc bằng cách bắt cả hai
bên đối nghịch nhau, vừa bắt bên
này vừa bắt bên kia tùy theo tình
thế, để nếu hỏng bên này thì hi vọng
được bên kia. Từ tiếng lóng của dân
chơi cờ bạc, cụm từ này đã có sự
chuyển nghĩa. Dựa vào quy luật liên
tương đồng, nó chuyển sang chỉ hành Ngôn ngữ số 9 năm 2012
26
động tham lam, ôm đồm, mưu làm
nhiều việc cùng một lúc, hi vọng
hỏng việc này thì được việc kia, kết
quả là chẳng được việc gì.
* Thành ngữ vắng như chùa Bà
Đanh
Thành ngữ vắng như chùa Bà
Đanh cũng được giải thích nguồn gốc
theo nhiều cách khác nhau do cách
hiểu khác nhau về địa danh chùa Bà
Đanh. Theo cách giải thích thông
thường, chùa Bà Đanh (tên nôm của
chùa Châu Lâm) là một ngôi chùa
cổ nằm ở làng Thụy Chương, Hà Nội,
(nay là phường Thụy Khuê, quận Tây
Hồ). Chùa này được cất lên cùng với
viện Châu Lâm vào thời vua Lê Thánh
Tông (1460-1497) ở làng Thụy Chương,
Hà Nội. Vào thời đó, viện Châu Lâm
được dùng làm chỗ ở cho những người
Chiêm Thành được đưa về sau các
cuộc chiến tranh, còn chùa Châu Lâm
là nơi dành cho họ cúng lễ, vì hầu
hết những người này đều theo đạo
Phật. Sau khi thực dân Pháp chiếm
đóng Hà Nội, chúng đã chiếm khu
đất này để lập trường Trung học bảo
hộ (1907), nay là trụ sở của Trường
Trung học Chu Văn An, vì thế chùa
Châu Lâm phải rời về phía tây nam,
ở cuối làng và đổi tên thành chùa
Phúc Lâm. Dấu tích của chùa Phúc
Lâm hiện còn lưu giữ lại được tấm
bia ghi rõ Bà Đanh tự (chùa Bà Đanh).
Tục truyền, Bà Đanh là một người
đàn bà có công gây dựng nên ngôi
chùa này. Do phải di dời vị trí vào
một nơi hẻo lánh, ít người đi lại nên
chùa ngày càng trở nên vắng vẻ, dần
dần nó trở thành một hình ảnh để so
sánh với bất kì nơi hoang vắng nào.
Cách giải thích như trên về nguồn
gốc của thành ngữ vắng như chùa
Bà Đanh cũng được các tác giả Tiêu
Hà Minh, Vũ Dung khẳng định trong
các cuốn [12] và [3].
Tuy nhiên, qua một số tư liệu,
chúng tôi biết thêm về một địa danh
nữa cũng có tên là chùa Bà Đanh.
Chùa này không nằm ở Hà Nội mà
nằm ở vùng Kim Bảng, tỉnh Hà Nam,
nơi có ngọn núi Ngũ Động và đền
thờ Lý Thường Kiệt. Chùa Bà Đanh
được xây dựng từ thời L ý (thế kỉ XI)
do một người đàn bà giàu có trong
làng cung tiến, làng có tên chữ là
Đinh Xá (nghĩa là "nơi ở của dòng
họ Đinh"), tên nôm gọi là Đanh (nhiều
địa phương cũng gọi "cái đinh" là
"cái đanh"), vì vậy ngôi chùa được
gọi là chùa Bà Đanh. Theo các tài
liệu mô tả thì ngôi chùa này nằm nép
mình ven khúc uốn lượn của dòng
sông Đáy. Đó là một vị trí rất hẻo
lánh, thời xưa nơi đây toàn rừng rậm,
ba mặt giáp sông, bên kia là ngọn
núi Ngọc linh thiêng, thậm chí đêm
đêm còn có thú dữ đến cào cổng chùa,
vì vậy rất ít người qua lại chốn này.
Có lẽ do cảnh chùa u tịch, cô liêu,
vắng vẻ quanh năm nên người dân
nơi đây đã ví vắng như chùa Bà Đanh.
Từ thực tế này chúng tôi nhận
thấy để đi đến kết luận cuối cùng về
nguồn gốc của thành ngữ vắng như
chùa Bà Đanh là một điều rất khó.
Bước đầu, chúng tôi tạm thời đưa ra
một vài luận giải như sau: Nét nổi
bật trong văn hóa tín ngưỡng của
người Việt Nam là tín ngưỡng thờ
thần, trong đó việc thờ các nữ thần
chiếm ưu thế. Nữ thần của ta không
phải là những cô gái trẻ đẹp mà là
các Bà mẹ, các Mẫu. Tục thờ Mẫu
là một tín ngưỡng Việt Nam điển hình.
Chính nét văn hóa này giải thích vì Truy tìm...
13
sao cùng một vị nữ thần nhưng được
người Việt thờ phụng ở nhiều địa
phương khác nhau. Chẳng hạn, Bà
Chúa Kho vừa được thờ ở Bắc Ninh
vừa được thờ ở Hà Nội, hay bà Chúa
Liễu cũng được thờ cúng ở nhiều
nơi như Hưng Yên, Nam Định, Hà
Nội v.v... Với Bà chúa Đanh chúng
tôi cho rằng cũng tương tự như vậy.
Bà chúa Đanh có thể được thờ ở Hà
Nội hay Hà Nam. Như vậy, khó có
thể xác định chính xác địa danh chùa
Bà Đanh ở địa phương nào là có trước.
Theo Hoàng Văn Hành [8, 481- 482],
chùa Bà Đanh ở Hà Nội được xây
dựng vào thời vua Lê Thánh Tông
(1460-1497). Trong khi đó, chùa Bà
Đanh ở Kim Bảng, Hà Nam lại được
xây dựng từ thời L ý thế kỉ XI. Vậy
chùa Bà Đanh ở huyện Kim Bảng,
tỉnh Hà Nam ra đời trước ngôi chùa
Bà Đanh ở Hà Nội. Thêm vào đó, lí
do mà một số tác giả đưa ra để giải
thích cho sự vắng vẻ của ngôi chùa
nói trên là thiếu sức thuyết phục. Vì
chùa chuyển đến một vị trí hẻo lánh,
số người đến lễ bái ngày một ít đi nên
chùa dần dần trở nên hoang vắng,
tàn phế.
Dựa vào những mô tả và những
phân tích nói trên về chùa Bà Đanh
ở Hà Nam, chúng tôi nghiêng về cách
giải thích thứ hai, cho rằng thành ngữ
vắng như chùa Bà Đanh có xuất xứ
từ ngôi chùa Bà Đanh ở tỉnh Hà Nam.
* Thành ngữ công tử bột
Thành ngữ công tử bột thường
dùng để ví những chàng thanh niên
con nhà giàu có vẻ ngoài bảnh bao,
trắng trẻo, nhưng ngơ ngác, vụng về
trong cuộc sống, thích chơi bời, lười
lao động. Sắc thái đánh giá trong
thành ngữ này nghiêng về âm tính,
thường sử dụng với mục đích mỉa
mai, châm biếm, chế giễu. Xung quanh
nguồn gốc của thành ngữ này cũng có
khá nhiều những luận giải khác nhau.
Sách Kể chuyện thành ngữ, tục
ngữ của Hoàng Văn Hành giải thích
về thành ngữ này như sau: Công tử
bột không phải ai xa lạ mà chính là
các công chức ngành dây thép (bưu
điện) trong thời Pháp thuộc. Thuở
ấy, các quan chức này thường ăn diện
quần áo trắng tinh, bảnh bao, cứ chạy
nhong nhong như cờ lông công trên
các đường phố lớn ở thành phố... Trong
mắt người lao động, bọn họ là loại
người ăn trắng mặc trơn. Nhưng bột
là gì? Trong cách hiểu dân gian, dường
như có sự trùng âm giữa từ bột với
nghĩa trong bột gạo, bột mì, bột sắn,
phỗng bột cũng như các thứ đồ chơi
của trẻ em xinh xắn, bụ bẫm. Bột
trong thành ngữ công tử bột vốn là
cách đọc chệch của âm poste trong
tiếng Pháp, có nghĩa là "bưu điện".
Như vậy, công tử bột là chàng công
tử làm nghề bưu điện hoặc liên quan
đến nghề bưu điện [8, 119-120].
Giải thích trên của Hoàng Văn
Hành có điểm chưa hợp lí ở chỗ: Công
việc của các công chức bưu điện là
đưa thư, do vậy, suốt ngày họ phải
chạy vất vả, ngược xuôi trên các đường
phố. Một công việc như vậy thì không
thể cho là an nhàn, rảnh rỗi được.
Trong khi từ công tử nghĩa gốc vốn
chỉ con trai nhà quan hoặc con nhà
quyền quý. Những cậu ấm này thường
được nuôi dưỡng, chăm bẵm chu đáo,
chỉ biết ăn mà không biết làm, thể
chất yếu ớt, tinh thần bạc nhược. Ngôn ngữ số 9 năm 2012
26
Liên quan đến nguồn gốc của
thành ngữ này, nhà văn Nguyễn Công
Hoan cung cấp một câu chuyện như
sau: Đây là tiếng chế giễu một người
học sinh đi ăn cắp, tên là Nguyễn
Đức Quý, con một viên chức tòng
sự tại sở Bưu điện Hà Nội. Hồi còn
đi học, Quý mê một cô đào hát tên
là Minh ở rạp Quảng Lạc. Quý muốn
tặng cho Minh một nhẫn kim cương,
bèn nghĩ cách ăn cắp ở cửa hàng Gôđa.
Buổi chiều, cửa hàng đóng cửa lúc 7
giờ. Quý trốn ở lại, núp trong phòng
thử, chờ khi mọi người về hết, cửa
đóng, đèn tắt, Đức mới lần ra tủ đồ
nữ trang, lấy dao cắt kính rạch kính,
rồi thó một chiếc nhẫn kim cương.
Lấy xong, Quý lại vào chỗ cũ đứng
đó suốt đêm, định bụng sáng hôm
sau cửa hàng mở, Quý sẽ lén ra hòa
lẫn vào đám khách mà chuồn. Nhưng
chẳng may cho Quý, sáng đó một
nhân viên đến sớm quét dọn, phát
giác ra nên Quý bị tóm cổ. Khi điều
tra, người ta biết Quý là con một viên
chức cao cấp của Sở bưu điện, nên
gọi nhạo Quý là công tử, và vì bưu
điện tiếng Pháp đọc là poste nên gọi
là công tử poste. Dần dần, người ta
đọc chệch ra thành công tử bột với
hàm ý con trai hư đốn của người làm
"pốt" (dẫn theo [13]).
Câu chuyện nhà văn Nguyễn
Công Hoan kể trên xem ra hợp lí hơn
cách giải thích của Hoàng Văn Hành
ở chỗ: Công tử bột không phải là viên
chức ngành bưu điện mà là con của
một viên chức ngành bưu điện. Giải
thích như vậy cũng phù hợp với nội
dung ngữ nghĩa của cụm từ công tử
bột. Hơn nữa, câu chuyện mà nhà
văn cung cấp ở trên được kể rõ ràng,
cụ thể, dẫn chứng người thật việc
thật. Câu chuyện chàng công tử Quý
ăn cắp đã được đăng tải trên báo Trung
Bắc tân văn, và người phóng viên
điều tra vụ việc ấy là Dương Phương
Dực. Tuy nhiên ông cũng không nói
rõ câu chuyện trên được xuất bản vào
số báo nào, năm nào.
Báo Trung Bắc tân văn là một
trong những tờ báo đầu tiên của Bắc
Kỳ do một người Pháp sáng lập năm
1915. Năm 1919, Nguyễn Văn Vĩnh
mua lại tờ báo và làm chủ bút. Từ đó
báo mới ra hàng ngày. Số báo đầu
tiên được phát hành vào tháng 1 năm
1919. Như vậy, căn cứ vào thời điểm
phát hành của tờ báo và tạm cho là
câu chuyện trên được phát hành vào
những số đầu tiên của báo thì cụm
từ công tử bột có lẽ ra đời vào những
năm đầu của thế kỉ XX.
Tuy vậy, chúng tôi lại thấy băn
khoăn ở những điểm sau:
Thứ nhất, vào thời điểm đó, việc
phát hành báo chí chưa thể phổ biến
và rộng rãi như bây giờ. Hơn nữa,
cũng thời điểm đó, phần lớn người
dân Việt Nam còn mù chữ, đa số là
thất học. Những người được đọc báo
lúc bấy giờ chỉ là một bộ phận công
chức nhà nước có chút chữ nghĩa.
Cho nên, thành ngữ công tử bột khó
có thể đi từ ngôn ngữ báo chí đến
với ngôn ngữ toàn dân.
Thứ hai, con đường hình thành
của thành ngữ thường là bắt đầu từ lời
ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân.
Những lối nói hàng ngày nhờ được
lặp đi lặp lại cùng với sự chuyển di ngữ
ngữ nghĩa nhất định mà tạo thành thành
ngữ. Có lẽ nào, một thành ngữ quen
thuộc như công tử bột lại được hình
thành theo con đường ngược lại? Truy tìm...
13
Những băn khoăn nói trên tiếp
tục gợi mở cho chúng tôi tìm đến một
nguồn tư liệu khác để hiểu rõ về lai
lịch, xuất xứ của thành ngữ này. Trong
tác phẩm Kim thạch kì duyên của Bùi
Hữu Nghĩa có bài hát thằng Bột. Nội
dung bài hát chế giễu cậu ấm có cha
là tri phủ giàu sang, suốt ngày ăn chơi
trác táng, mặt mũi lúc nào cũng phờ
phạc, trăng trắng như bột: "Cậu Ái
Lang chữ đặt, cha tri phủ giàu sang;
như nhà cụ: cửa nhà chớn chở bạc
vàng, hầu thiếp nhởn nhơ điếu đỏ;
Nói chi bạn hàng cũ, muốn con gái
nguyên, cậu chơi hoài hoài, thiên
hoàng thiến chi hoang, sướng đế sướng
đê chí sướng..." (dẫn theo [13]).
Kim thạch kì duyên là vở tuồng
cổ đầu tiên của Nam Bộ do thủ khoa
Bùi Hữu Nghĩa (1807-1872) sáng tác.
Tác phẩm này được xuất bản lần đầu
tiên ở Sài Gòn vào năm 1895.
Như vậy, từ những tư liệu nói
trên, có thể khẳng định thành ngữ
công tử bột đã ra đời từ trước khi câu
chuyện kể của nhà văn Nguyễn Công
Hoan được phát hành trên báo Trung
Bắc tân văn. Sau đó, nhà báo Dương
Phương Dực đã vận dụng thành ngữ
trên trong bài viết của mình và do
câu chuyện liên quan đến một viên
chức bưu điện mà người ta suy diễn
ông đã chơi chữ bằng cách phiên âm
từ poste thành từ bột.
Ngoài ra, trong tác phẩm Bến
Nghé xưa, nhà văn Sơn Nam cho rằng
thành ngữ công tử bột có nguồn gốc
từ tuồng hát bội. Trong tuồng hát bội,
có nhân vật tên là Hoa Bột, Ba Bột:
"Hoặc hát khách thằng Bột: rượu bọt
ngon, con gái tốt đẹp, xang xang xang
cống xang xê cống cống xang xê".
Hoa Bột, Ba Bột là tên của nhân vật
xấu gần như vai hề, tính tình kiêu
hãnh trong tuồng hát bội (nay hãy còn
gọi là công tử bột). Để diễn cách một
công tử bột người ta thường dặm mặt
trắng cho nhân vật này, đôi khi còn
dặm trắng cái mũi cho ra bột luôn (dẫn
theo [13]). Như vậy, phải chăng lí giải
của nhà văn Sơn Nam về nguồn gốc
của thành ngữ công tử bột là chính xác?
Chúng tôi đồng ý với cách giải
thích của nhà văn Sơn Nam. Theo
đó, thành ngữ công tử bột có xuất
xứ từ nghề hát bội - một loại hình ca
hát rất phổ biến ở Nam Bộ thời xưa.
Từ một nhân vật hề trong gánh hát,
cụm từ vốn là tên gọi nhân vật này
đã được lan truyền, mở rộng phạm
vi sử dụng trở thành lối nói toàn dân.
Sự liên tưởng chuyển nghĩa trong
trường hợp này được thực hiện theo
con đường ẩn dụ.
* Thành ngữ đèo heo hút gió
Trong kho tàng thành ngữ tiếng
Việt, đèo heo hút gió là một thành
ngữ quen thuộc đến mức hầu như
người Việt Nam nào cũng biết. Để
hiểu sâu sắc và thấu đáo về thành ngữ
này chúng ta hãy đi sâu tìm hiểu ý
nghĩa của từng yếu tố cấu tạo nên
thành ngữ.
Các tác giả Nguyễn Lực, Nguyễn
Lân, Vũ Dung trong các công trình
của mình đều có một cách hiểu thống
nhất và giải thích thành ngữ này như
sau: chỉ những nơi rừng núi hoang
vu, hẻo lánh, ít người qua lại [10];
[9]; [3]. Tác giả Hoàng Văn Hành
trong [8] cũng đồng tình với cách
hiểu này. Như vậy, ý nghĩa biểu trưng
của thành ngữ này không có gì phải
bàn cãi. Tuy nhiên đi sâu tìm hiểu ý Ngôn ngữ số 9 năm 2012
26
nghĩa của từng thành tố cấu tạo nên
thành ngữ mới thấy không hề đơn
giản. Các yếu tố đèo, heo, hút, gió ở
đây có ý nghĩa gì? Tại sao lại là đèo
heo, hút gió? Heo hút ở đây là một
từ hay hai từ? Thành ngữ này có thực
sự nguyên gốc là đèo heo hút gió
hay không?...
Phần lớn các ý kiến đều cho rằng
heo, hút là hai yếu tố của một từ phức
heo hút với nghĩa “ở nơi nào vắng
và khuất, gây cảm giác buồn và cô
đơn”. Theo lối giải thích này, thành
ngữ đèo heo hút gió là kết quả của
sự giao kết ba từ đèo / heo hút/ gió.
Với cách giải thích như vậy, ý nghĩa
của từng từ trong thành ngữ rất rõ
ràng, tường minh. Tuy vậy, cách hiểu
này có hạn chế ở chỗ: từ heo hút không
có khả năng kết hợp với gió. Heo hút
thường đi sau các danh từ là địa danh
chứ không đứng trước hoặc sau các
danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên như
mưa, gió, sấm chớp…
Theo một hướng giải thích khác,
Hoàng Văn Hành cho rằng, muốn
giải thích được các chữ heo hút cho
hợp lí cần dựa vào quy tắc đối điệp
trong cấu tạo thành ngữ tiếng Việt.
Thành ngữ đèo heo hút gió gồm bốn
yếu tố, chia thành hai vế đăng đối,
cân xứng với nhau. Giữa hai vế có
sự đối ý (đèo heo - hút gió) và đối
lời (đèo - hút, heo - gió). Theo quy
tắc đối điệp, các yếu tố đối xứng với
nhau ở hai vế phải phản ánh những
đặc trưng thuộc cùng một phạm trù
ngữ nghĩa và phải thuộc cùng một
phạm trù từ loại, tức có cùng một
thuộc tính ngữ pháp. Do vậy, ở cặp
heo - gió thì heo và gió cùng nghĩa
với nhau. Heo có nghĩa như gió trong
heo may, trời hanh heo. Heo chính
là gió lạnh thu đông, một thứ gió hanh
khô, gây cho da nứt nẻ. Tương tự như
vậy, ở cặp đèo - hút, đèo và hút cũng
phải tương đương nhau về ý nghĩa.
Trong tiếng Việt, hút là động từ với
nghĩa chỉ “hoạt động cuốn theo luồng,
theo dòng làm cho nước, khí và gió
xoay tròn”. Động từ hút chuyển hóa
thành danh từ với nghĩa chỉ luồng,
nơi tập trung dòng chảy, luồng xoáy
như hút nước, hút gió. Chữ hút trong
thành ngữ trên được dùng với nghĩa
này. Với cách phân tích như trên, thành
ngữ đèo heo hút gió hoàn toàn tuân
thủ theo quy tắc đối điệp. Giữa hai
vế của thành ngữ có sự tương hợp
về từ loại cũng như về ý nghĩa. Đây
cũng là dạng thức điển hình trong cấu
tạo thành ngữ tiếng Việt. Để khẳng
định thêm nhận định này, tác giả còn
dẫn ra một biến thể khác của thành
ngữ đèo heo hút gió là đèo mây hút gió.
Theo cách luận giải trên, các yếu
tố đèo, hút, gió có ý nghĩa rất rõ ràng,
tường minh. Yếu tố gây bàn cãi ở
đây chính là yếu tố heo. Hoàng Văn
Hành cho rằng, heo ở đây là một từ
được dùng với nghĩa là "gió lạnh thu
đông, thứ gió hanh khô, thường gây
cho da nứt nẻ".
Trong Từ điển tiếng Việt (Hoàng
Phê chủ biên) [14], có một số từ heo
sau đây:
Heo là từ địa phương có nghĩa
là "con lợn".
Heo hút: "Ở nơi vắng và khuất,
gây cảm giác buồn, cô đơn".
Heo hắt: từ này đồng nghĩa với
hiu hắt, nghĩa là "ở trạng thái yếu ớt,
mỏng manh, gây cảm giác buồn vắng,
cô đơn". Truy tìm...
13
Heo may: gió heo may.
Từ heo thứ nhất là từ đồng âm,
không thể dùng từ heo này vào thành
ngữ nói trên. Cả ba từ heo hút, heo
hắt, heo may đều là những từ phức
có chung yếu tố heo. Xét về ý nghĩa,
cứ cho rằng heo có thể có nghĩa tương
đương với gió (như trời hanh heo,
gió heo may). Tuy nhiên, xét về khả
năng hoạt động, như ta thấy, yếu tố
heo không thể đứng độc lập tạo thành
một từ đơn được mà phải kết hợp với
các yếu tố khác. Chúng ta không thể
nói gió heo được mà phải là gió heo
may. Cả tổ hợp gió heo may mới tạo
thành một tên gọi chỉ một thứ gió nhất
định. Hơn nữa, các mục từ trong Từ
điển tiếng Việt cũng không hề có mục
từ riêng là heo (với nghĩa là "gió").
Như vậy có thể khẳng định, heo ở
đây không phải là một từ mà chỉ là
yếu tố cấu tạo từ. Do đó, với thực tế
này, tổ hợp đèo heo theo cách giải
thích của Hoàng Văn Hành là chưa
thỏa đáng. Bởi theo chính ông giải
thích, thành ngữ được cấu tạo từ các
từ đơn chứ không phải từ các yếu tố
cấu tạo từ.
Chúng tôi tìm đến một nguồn
tư liệu khác để hiểu rõ hơn về thành
ngữ này. Trong Tiếng Việt tinh nghĩa,
tác giả Trịnh Mạnh đã giải thích thành
ngữ này như sau: “Chính là “đèo Neo
hút gió” bị nói chệch đi. Ngày trước,
đường quốc lộ đi từ Thăng Long lên
ải Nam Quan phải đi qua đèo Neo
(một cái đèo gần thị xã Bắc Giang
bây giờ). Tiễn người đi sứ sang Trung
Quốc, bạn bè dù thân thiết cũng chỉ
đi tiễn đến đèo Neo, đặt rượu tiễn
hành rồi quay về. Người đi sứ phải
đi vào đoạn đường rừng hoang vắng
để lên cửa ải” [11].
Những dòng tư liệu ít ỏi này đã
cung cấp cho chúng ta thêm một cụm
từ nữa là đèo Neo hút gió. Vậy đèo
Neo hút gió hay đèo heo hút gió? Phải
chăng thành ngữ đèo heo hút gió có
hình thức ban đầu là đèo Neo hút gió?
Để hiểu rõ hơn về lai lịch của
thành ngữ này, chúng tôi tìm đến
huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang và
được biết đây là một địa danh có thật
nằm ở huyện Yên Dũng. Núi Neo
(hay còn gọi là núi Nham Biền) là
một dãy núi đồ sộ, chạy từ làng Cổ
Dũng Núi, xã Cổ Dũng, tổng Cổ Dũng
đến làng Bài Sanh, xã Vân Cốc, tổng
Hoàng Mai, huyện Yên Dũng, phủ
Lạng Giang, xứ Kinh Bắc xưa. Núi
Neo còn có một tên tự nữa là Cửu
Thập Cửu Phong sơn, nghĩa là dãy
núi chín mươi chín ngọn. Sự tồn tại
của dãy núi này gắn với nhiều huyền
tích huyền sử. Tương truyền, từ thuở
khai thiên lập địa, có một đàn phượng
hoàng bay đi tìm đất đế đô, chúng
đã chọn nơi này. Đàn chim có một
trăm con mà núi chỉ có chín mươi
chín ngọn, những con bay trước lần
lượt từ con đầu mỗi con đậu trên một
ngọn núi. Con bay sau cùng thấy thiếu
chỗ đỗ, nó lượn vòng nghiêng ngó
rồi sải cánh lao đi. Đàn chim thấy
vậy lại vung cánh rướn chân bay theo
con chim thiếu chỗ đỗ ấy. Đàn chim
đã bay đi nơi khác tìm đất đế đô, nếu
không kinh đô của nước Việt ta đã ở
đất Nham Biền. (Phải chăng, vì thiếu
núi đậu mà núi này mang tên Neo?
(nghĩa này của từ neo còn được dùng
hiện nay: nhà neo người)).
Trong thời kì kháng chiến chống
Pháp, núi Neo cũng là một trong những
căn cứ cách mạng của quân và dân
ta. Nơi đây địa hình hiểm trở, đường
đi khúc khuỷu, quanh co, cây cối um
tùm lau lách. Về quân sự, tiến có chỗ
đánh, tránh có chỗ rút, là bức bình
phong thuận tiện giữa đồng bằng và
trung du. Ngôn ngữ số 9 năm 2012
26
Những mô tả trên đây rất phù
hợp với nội dung ngữ nghĩa của thành
ngữ đèo heo hút gió. Có thể nói, từ
những đặc điểm nói trên của núi Neo
cha ông ta đã khái quát nên thành ngữ
đèo Neo hút gió.
Ngày nay, đèo Neo chỉ còn là
một con dốc nhỏ, thoai thoải nối các
xã của huyện Yên Dũng với thị trấn
Neo. Nơi đây không còn là một địa
danh hiểm trở, um tùm lau lách nữa
mà trở nên quang đãng, rộng rãi hơn.
Tuy vậy đó vẫn là một địa điểm ít
người qua lại.
So sánh đèo heo hút gió và đèo
Neo hút gió chúng ta nhận thấy hai
cụm từ này có sự khác biệt nhất định.
Xét về cấu trúc, cụm từ đèo heo hút
gió là thành ngữ đối (theo cách phân
tích của Hoàng Văn Hành), trong khi
đó, cụm từ đèo Neo hút gió lại có cấu
trúc C-V. Tính chất của các yếu tố
trong thành ngữ cũng có sự thay đổi.
Từ hút trong trường hợp này được
dùng với tư cách là động từ với nghĩa
chỉ “hoạt động cuốn theo luồng, theo
dòng làm cho nước, khí và gió xoay
tròn”. Về ý nghĩa hai thành ngữ này
không khác nhau là mấy. Đèo heo
hút gió như đã phân tích ở trên, chỉ
nơi hoang sơ, vắng vẻ, ít người qua
lại. Còn ở cụm từ đèo Neo hút gió
lại cực tả vẻ hoang sơ, vắng lặng của
một địa danh cụ thể - đèo Neo.
Như chúng ta biết, một trong
những con đường hình thành nên
thành ngữ là định danh hóa các tổ hợp
tự do. Cơ chế của hiện tượng này như
sau: một cụm từ tự do được sử dụng
thường xuyên, lặp đi lặp lại nhiều lần,
biểu thị một khái niệm đơn nhất, chỉnh
thể, có tính chất định danh thì sẽ chuyển
thành thành ngữ. Khi chuyển từ cụm
từ tự do sang thành ngữ, các mối quan
hệ ngữ nghĩa và ngữ pháp của cụm
từ tự do bị nhược hóa hoàn toàn. Ý
nghĩa từ vựng của các yếu tố cấu tạo
bị tan biến đi, thay vào đó là ý nghĩa
biểu trưng; quan hệ ngữ pháp giữa
các yếu tố bị nhòa mờ, đứt gãy, thay
vào đó là các mối liên hệ nội tại giữa
các yếu tố bên trong một chỉnh thể.
Trong kho tàng thành ngữ tiếng Việt,
phần lớn các thành ngữ được hình
thành theo con đường này. Chẳng hạn,
hai bàn tay trắng, áo gấm đi đêm,
cháy nhà ra mặt chuột, bới lông tìm
vết v.v.. Thành ngữ đèo Neo hút gió
theo chúng tôi cũng được hình thành
theo con đường này. Từ một cụm từ
tự do với ý nghĩa chỉ đặc điểm của
một địa danh cụ thể (đèo Neo), cụm
từ này đã được biến đổi ý nghĩa, chuyển
sang biểu trưng cho một phạm trù ý
nghĩa rộng hơn là chỉ những nơi vắng
vẻ, xa xôi, hẻo lánh nói chung. Sự
chuyển nghĩa trong trường hợp này
được thực hiện bằng con đường ẩn dụ.
Trong quá trình sử dụng, do tác
động của hiện tượng đồng hoá ngữ
âm để cho dễ nói (cụ thể ở đây là đồng
hóa ngược, Neo hút đã biến thành heo
hút), đồng thời do Neo vốn là địa danh
cụ thể rất ít ai biết đến mà Neo đã
chuyển thành heo - yếu tố thông dụng
và có nghĩa từ vựng dễ hiểu hơn trong
ngôn ngữ toàn dân, nên đèo Neo hút
gió đã chuyển thành đèo heo hút gió.
Cách giải thích này cũng phù hợp với
đặc điểm hình thành và biến đổi của
các sáng tác dân gian kiểu như thành
ngữ. Những sáng tác dân gian thường
có đặc điểm là truyền miệng, do vậy,
một tác phẩm dân gian thường xuất
hiện nhiều biến thể (hay dị bản) khác Truy tìm...
13
nhau. Chẳng hạn, bên cạnh già đòn
non lẽ chúng ta còn có già đòn non
nhẽ, hoặc già trái non hột bên cạnh
già dái non hột, vênh váo như bố vợ
phải đấm và vênh váo như khố rợ
phải lấm…
Tóm lại, thành ngữ đèo heo hút
gió là biến âm của đèo Neo hút gió
do neo bị đồng hoá ngữ âm đã chuyển
thành heo.
Trên đây là những kiến giải ban
đầu của chúng tôi về nguồn gốc của
một thành ngữ cụ thể - thành ngữ đèo
heo hút gió. Suy rộng ra, trong kho
tàng thành ngữ dân tộc - “túi khôn
của nhân loại”, có rất nhiều thành ngữ
đã bị cắt đứt mối liên hệ với nguồn
gốc đích thực của nó. Việc truy nguyên
nguồn gốc của những thành ngữ này
không phải là dễ dàng bởi rất nhiều
những lí do khác nhau.
* Thành ngữ vụng chèo khéo chống
Thành ngữ này thường được dùng
với nghĩa "làm dở, làm kém nhưng
khéo chống chế, biện bạch". Nhìn
chung, ý nghĩa và cách sử dụng thành
ngữ này đơn giản, dễ hiểu, dễ dùng.
Tuy vậy, về nguồn gốc và cơ chế hình
thành của thành ngữ trên lại được lí
giải theo những hướng khác nhau.
Hầu hết các ý kiến đều cho rằng
thành ngữ vụng chèo khéo chống bắt
nguồn từ nghề lái thuyền trên sông
nước. Theo cách hiểu này, chèo và
chống là các động từ. Chèo là hoạt
động dùng mái chèo gạt nước để thuyền
di chuyển, chống là tì mạnh vào đầu
chiếc sào đã cắm xuống nước để đẩy
cho thuyền bè đi. Trong thực tế, chèo
khó hơn chống. Người ta chỉ chống
sào ở chỗ nước cạn, gần bờ, còn khi
ra xa bờ, chỗ nước sâu thì nhất thiết
phải chèo. Người chèo thuyền trên
sông nước phải khéo léo, biết phối
hợp nhịp nhàng cả chèo lẫn chống.
Tuy vậy, cũng có những người vụng
về, chỉ biết chống mà không biết chèo
hoặc chèo vụng nhưng vẫn đưa được
thuyền ra sông. Đó là do anh ta biết
cách chống sào để bù lấp cho sự chèo
thuyền vụng về của mình. Nếu anh
ta vụng chèo lái nhưng khéo chống
sào thì thuyền vẫn đi lại được. Từ
thực tế chèo đò trên sông nước nói
trên, dân gian đã khái quát nên thành
ngữ vụng chèo khéo chống đang dùng
hiện nay.
Liên quan đến nguồn gốc của
thành ngữ này còn có cách giải thích
thứ hai, cho rằng: xuất xứ của thành
ngữ này gắn liền với việc diễn chèo.
Ở đây chèo là danh từ, chỉ làn điệu
dân ca cổ truyền, còn chống tức là
"trống", một loại nhạc cụ thuộc bộ
gõ. Chèo có nguồn gốc ở đồng bằng
Bắc Bộ, và ở đây, phụ âm tr được
phát âm thành ch, nên trống biến âm
thành chống. Khi hát chèo, ngoài lời
hát, điệu hát còn phải kết hợp với các
nhạc cụ như trống, đàn nhị.... để tạo
nền nhạc cho chèo. Trong đó, trống
đóng vai trò rất quan trọng, "phi trống
bất thành chèo". Hát chèo kém, vụng
có thể dùng tiếng trống để che lấp đi,
che giấu đi cái vụng về của người hát.
Theo cách lí giải này, hình thức ban
đầu của thành ngữ này là vụng chèo
khéo trống, trong đó vụng đối với
khéo, chèo đối với trống. Cả chèo và
trống đều là danh từ chỉ các sự vật
trong nghề hát chèo. Với một kết cấu
như vậy, thành ngữ vụng chèo khéo
trống có sự đối xứng giữa hai vế - đặc
điểm này hoàn toàn phù hợp với đặc Ngôn ngữ số 9 năm 2012
26
điểm cấu trúc của thành ngữ tiếng Việt
nói chung. Những giải thích trên đây
phải chăng chính là cơ sở logic hình
thành thành ngữ vụng chèo khéo chống?
Cả hai cách giải thích trên xem
ra đều rất hợp lí khi lí giải được lô gích
nội tại hình thành ý nghĩa của thành
ngữ này. Vậy trong hai cách giải thích
trên, cách giải thích nào là hợp lí hơn,
dễ được chấp nhận hơn? Và thực sự,
thành ngữ này có phải xuất phát từ
kinh nghiệm của những người hát chèo
hay không?
Nếu so sánh về sự ra đời của nghề
lái thuyền và nghề hát chèo thì một
điều chắc chắn là nghề lái thuyền ra
đời trước nghề hát chèo. Do đặc điểm
Việt Nam là vùng sông nước, hệ thống
sông ngòi chằng chịt, vì vậy, phương
tiện đi lại chủ yếu là đường thủy. Sách
Lĩnh Nam chích quái còn chép lại rằng
"người Việt cổ lặn giỏi, bơi tài, thạo
thủ chiến, giỏi dùng thuyền" (dẫn theo
[18]). Các phương tiện đi lại trên sông
nước ở Việt Nam rất phong phú: thuyền,
ghe, xuồng, bè, phà, tầu... Chính đặc
điểm kể trên khiến hình ảnh sông nước
ăn sâu vào tâm khảm người Việt Nam
đến mức mọi mặt sinh hoạt đều lấy
con thuyền và sông nước làm chuẩn
mực (những cách nói sạch nước cản,
thân phận bọt bèo, thuyền theo lái,
gái theo chồng v.v.. minh chứng cho
điều này).
Trong khi đó, chèo là loại hình
nghệ thuật dân gian, gắn liền với lao
động. Các loại hình nghệ thuật dân
gian nói chung, chèo nói riêng, ra đời
nhằm phục vụ cho cuộc sống lao động
của con người. Chèo vốn xuất xứ từ
một điệu hát dân gian, cụ thể là điệu
hát chèo đò đưa linh trong nghi thức
tang ma của người Việt Nam, mà thực
chất là mô phỏng lại động tác chèo
thuyền. Về sau, chèo được nâng lên
thành một bộ môn nghệ thuật dân gian.
Lúc đó, hát chèo mới có các nhạc cụ
như trống, đàn nhị kèm theo. (Cũng
có ý kiến cho rằng chèo là do âm Hán
là trào đọc chệch ra mà thành). Điều
này khẳng định, thành ngữ vụng chèo
khéo chống không thể có xuất xứ từ
vụng chèo khéo trống được.
Với cụm từ vụng chèo khéo trống,
người ta luận giải rằng nếu hát chèo
có dở nhưng nếu có tiếng trống đệm
hay, thì sẽ cứu vãn được cho ca sĩ.
Thực tế, người Nam Bộ không có bộ
môn nghệ thuật chèo nhưng lại sử dụng
thành ngữ vụng chèo khéo chống rất
phổ biến. Bằng chứng này thêm một
lần nữa lại càng khẳng định xuất xứ
của vụng chèo khéo chống không thể
ra đời từ nghệ thuật hát chèo.
Có thể hình dung như sau: Thoạt
tiên, đây là lối nói của nghề chèo thuyền,
sau đó, trong quá trình sử dụng, nó
được giải thích theo lối từ nguyên dân
gian phù hợp với từng ngành nghề,
công việc nhất định. Do có sự liên tưởng
đồng âm giữa chèo trong chèo thuyền
và chèo trong hát chèo, và sự không
phân biệt trong phát âm của vùng Bắc
Bộ giữa tr và ch nên có sự liên tưởng
chống (thuyền) với trống (trong hát
chèo). Từ đây thành ngữ vụng chèo
khéo chống có thêm một biến thể mới
là vụng chèo khéo trống.
* Thành ngữ già kén kẹn hom
Xoay quanh việc lí giải nguồn
gốc và cơ chế hình thành của thành
ngữ này, phần lớn các ý kiến đều cho
rằng thành ngữ già kén kẹn hom xuất
phát từ cách nói của nghề trồng dâu Truy tìm...
13
nuôi tằm. Các yếu tố già, kén, kẹn,
hom trong thành ngữ trên chỉ những
sự vật, quá trình trong nghề trồng dâu
nuôi tằm. Cụ thể, kén tức là "cái kén",
một giai đoạn phát triển của tằm; kẹn
do sự biến âm của kẹt hay nghẹn mà
thành, hom tức là khoảng cách giữa
các nan tre để tằm kết kén. Trong khi
nuôi tằm, nếu để kén tằm già, quá ngày
thì kén sẽ mắc kẹt ở hom, khó gỡ. Nếu
gỡ được kén ra thì tơ lấy được từ kén
đó cũng mất đi vẻ đẹp óng ả, mượt
mà. Đó chỉ là những sợi tơ xơ xác,
kém chất lượng. Từ thực tế nói trên,
bằng cách liên tưởng đồng âm, cụm
từ này đã chuyển sang một nghĩa mới.
Kén trong "cái kén" gợi liên tưởng đến
kén trong "kén chọn", hom gợi liên
tưởng đến hom hem, già có sự liên
tưởng với nghĩa "quá mức nào đó" (thí
dụ: già nửa cân),... Từ đây, già kén
kẹn hom được dùng để chỉ những người
con gái kén chọn quá kĩ, dẫn đến lỡ
làng, ế ẩm.
Thực ra, các yếu tố già, kén, hom
trong thành ngữ trên đã được giải thích
rõ ràng. Vậy còn yếu tố kẹn? Theo
giải thích của Hoàng Văn Hành, kẹn
là dạng thức cổ của kẹt hay nghẹt vì
trong tiếng Việt thường xảy ra sự biến
đổi tương ứng về âm giữa âm đầu k-
ng và âm cuối t-n [7]. Giải thích này
xem ra khá hợp lí.
Trịnh Mạnh lại đưa ra một cách
giải thích khác hẳn về nguồn gốc của
thành ngữ nói trên. Theo ông, hình
thức ban đầu của thành ngữ già kén
kẹn hom là già kén chẹn hom. Già kén
chẹn hom có nghĩa là già kén (kén
chồng) thì lấy chồng muộn và dễ bị
bệnh chẹn hom. Bệnh chẹn hom là
bệnh khi sinh nở lần đầu xương hom
không giãn nở to ( tức là xương hom
bị chẹn lại), khó sinh và dễ chết cả mẹ
lẫn con. Vì vậy, ngày trước, các thầy
thuốc còn có bài thuốc chữa bệnh chẹn
hom để làm cho dây chằng dễ giãn khi
sinh đẻ. Nếu hiểu như vậy thì thành
ngữ này có ý khuyên phụ nữ đừng
kén chọn quá, dễ nguy hiểm đến tính
mạng [11].
Vậy trong hai hình thức già kén
kẹn hom và già kén chẹn hom, hình
thức nào là nguyên gốc?
Để thẩm định lại cách giải thích
nói trên, chúng tôi đã sơ bộ tìm hiểu
về căn bệnh chẹn hom. Song trong
các tài liệu y học, từ hom được giải
thích là "xương hom" tức "xương sườn"
và cũng không có căn bệnh nào là bệnh
chẹn hom với nghĩa xương hom bị
chẹn lại, khó sinh và dễ chết cả mẹ
lẫn con.
Vì vậy, chúng tôi nhất trí và cho
rằng cách luận giải của Hoàng Văn
Hành về thành ngữ nói trên là đúng.
Như vậy, có thể thấy rằng các
thành ngữ thuộc nhóm thứ nhất sở dĩ
được giải thích nguồn gốc theo nhiều
cách khác nhau là do người ta liên hệ
chúng với nhiều lĩnh vực/ thành tố văn
hóa khác nhau mà ý nghĩa của thành
ngữ có thể phản ánh.
Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu nhóm
thành ngữ có nhiều cách giải thích
nguồn gốc do có hiện tượng biến thể
của thành tố cấu tạo.
2.2. Thành ngữ có nhiều cách
giải thích nguồn gốc do có hiện tượng
biến thể của thành tố cấu tạo
Bên cạnh những thành ngữ có
nhiều lối giải thích nguồn gốc ra đời Ngôn ngữ số 9 năm 2012
26
do dựa vào các hiện tượng văn hóa
khác nhau, còn có những thành ngữ
được giải thích có nguồn gốc khác
nhau do có hiện tượng biến thể (từ
vựng hoặc ngữ âm) của thành tố cấu
tạo nên. Ở đây, chúng tôi đặc biệt chú
ý những thành ngữ có hiện tượng biến
thể từ vựng của thành tố cấu tạo vừa
có sự khác biệt về ngữ âm, đồng thời
lại có sự đối lập về ý nghĩa: mũi dại
lái phải chịu đòn/ mũi vạy lái phải
chịu đòn; chờ được vạ thì má đã sưng/
chờ được mạ thì má đã sưng; buồn
như chấu cắn/ buồn như trấu cắn; cao
như sếu vườn/ cao như sếu vươn; chân
nam đá chân chiêu/ chân đăm đá chân
chiêu; đâm ba chẻ củ/ đâm ba chày
củ; trăm thứ bà giằn/ trăm thứ bà dằn;
áo cứ chàng làng cứ xã/ áo cứ tràng
làng cứ xã; khôn sống mống chết/ khôn
sống bống chết.
Dưới đây chúng tôi phân tích các
thành ngữ nói trên để xác định đâu là
thành ngữ gốc và có xuất xứ từ đâu.
* Thành ngữ mũi dại lái phải
chịu đòn/ mũi vạy lái phải chịu đòn
Từ điển thành ngữ và tục ngữ
của Nguyễn Lân giải nghĩa thành ngữ
này như sau: Mũi là phía trước thuyền,
lái là phía sau. Ý nói: Người lãnh đạo,
người hướng dẫn phải chịu trách nhiệm
về những sai lầm do người ở dưới quyền
mình [9]. Cũng thành ngữ trên, từ điển
của Nguyễn Như Ý lại ghi là: Người
chỉ huy, lãnh đạo kém cỏi, sai lầm thì
mọi hậu quả đều đổ lên đầu cấp dưới,
người thực thi nhiệm vụ gánh chịu
tất cả [21]. Từ điển của Vũ Dung, Vũ
Quang Hào lại giải thích: Tội lỗi người
dưới gây ra rốt cuộc người đứng đầu
phải chịu cả [3]. Như vậy, ba cuốn từ
điển có ba cách giải thích khác nhau
về nghĩa của thành ngữ trên. Sự khác
nhau này là do các soạn giả chưa có
cách hiểu thỏa đáng về nghĩa của các
thành tố tạo nên thành ngữ.
Theo chúng tôi, hình thức gốc
của thành ngữ này là mũi vạy lái phải
chịu đòn. Thành ngữ này bắt nguồn
từ kinh nghiệm lái ghe thuyền trên
sông nước, đặc biệt phổ biến ở Nam
Bộ, nơi có hệ thống kênh rạch chằng
chịt, việc đi lại chủ yếu nhờ ghe thuyền.
Từ điển từ ngữ Nam Bộ do Huỳnh
Công Tín biên soạn có ghi nghĩa của
từ vạy là "cong, không thẳng mà cũng
không gẫy gập". Chúng ta có thể thấy
trong Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê
chủ biên) có từ vạy được giải thích
như sau: "(cũ; ph) Cong, không thẳng".
Chúng ta lại cũng biết rằng cái ách
(từ địa phương gọi là cái vạy) để trâu
kéo cày là đoạn gỗ khoác lên cổ con
trâu cũng có hình dạng cong như vậy.
Do đó, mũi vạy tức là mũi thuyền cong,
lệch, không đi đúng hướng cần thiết,
có thể do nước xoáy hoặc do nước
chảy xiết. Trong tình thế khó khăn đó,
người cầm lái phải vững vàng thì mới
điều khiển con thuyền đi đúng hướng
mà vượt qua chỗ nguy hiểm. Chính
vì thế mà anh ta phải chịu đòn, nghĩa
là phải ra sức "ghì cây đòn lái" cho
thật chắc theo hướng đã định để cho
con thuyền khỏi bị cuốn theo con nước
xoáy hay dòng nước xiết. Động từ chịu
ở đây có nghĩa tương tự như chịu trong
chịu lái, đứng mũi chịu sào, chứ chịu
đòn không có nghĩa là "nhận hình phạt
bằng roi vọt". Từ hình ảnh thực tế của
nghề chèo lái ghe thuyền, cụm từ này
được dùng với nghĩa biểu trưng cho
vai trò và trách nhiệm của người chỉ
huy trong tình thế khó khăn nguy hiểm. Truy tìm...
13
Từ nguyên dân gian đã biến cụm
từ mũi vạy lái phải chịu đòn thành mũi
dại lái phải chịu đòn (Có lẽ do vạy
là từ địa phương nên khó hiểu ý nghĩa
hơn dại là từ toàn dân? Có thể còn có
lí do nữa là các cặp phụ âm đầu trong
phương ngữ Nam Bộ: v, d, gi đều được
phát âm thành [z]). Do vạy đã được
đổi thành dại (trái nghĩa với khôn), nên
chịu đòn được hiểu là "bị đánh bằng
roi vọt" (có sự ảnh hưởng của cả hiện
tượng đồng âm: đòn
1
là "cái đoạn tre,
gỗ để kê, khiêng…" và đòn
2
là "hình
phạt đánh vào thân thể" [12, 432].
* Thành ngữ áo cứ tràng làng cứ
xã/ áo cứ chàng làng cứ xã
Đối với người Việt Nam, muốn
giải quyết một công việc chung của
làng xã, người ta đều phải tìm đến
người đứng đầu (xã trưởng hay lí
trưởng). Từ thực tế này, tiếng Việt
có thành ngữ áo cứ tràng làng cứ xã.
Như chúng ta thấy, các từ ngữ cấu
tạo nên thành ngữ này đều là thuần
Việt, quen dùng trong giao tiếp hàng
ngày. Chỉ duy nhất yếu tố tràng là từ cổ.
Khi giải nghĩa thành ngữ này, Từ
điển Thành ngữ, tục ngữ Việt Nam
của Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ Quang
Hào đã chú giải tràng: tràng áo, tức
vạt áo; xã: xã trưởng, người đứng đầu
xã. Nghĩa đen của thành ngữ này là:
Muốn tìm ai thì cứ túm lấy vạt áo, muốn
lệnh cho làng thì cứ dựa vào xã trưởng
và nghĩa bóng là dựa vào người đầu
trò để giải quyết công việc.
Để tìm hiểu chắc chắn hơn, chúng
tôi đã tra Từ điển từ Việt cổ của Nguyễn
Ngọc San thì thấy có chú giải nghĩa
của từ tràng như sau: tràng: vạt áo.
Hộ lĩnh buộc che ngoài tràng (Chỉ
Nam ngọc âm giải nghĩa) [16, 240].
Trong ca dao cổ cũng có câu:
Áo rách thì giữ lấy tràng
Đủ đóng đủ góp với làng thì thôi
Từ điển An Nam - Bồ Đào Nha -
La-tinh của A.de Rhodes cũng ghi
tràng nghĩa là "cái cổ áo", nay được
hiểu là vạt trước của chiếc áo dài.
Như vậy, có thể khẳng định tràng
nghĩa là "cái vạt áo". Áo cứ tràng làng
cứ xã tức là "áo hãy dựa vào vạt trước
mà bình phẩm, đánh giá, còn làng thì
cứ dựa vào xã trưởng mà xét đoán hoặc
cắt đặt công việc". Từ đây suy ra nghĩa
biểu trưng của thành ngữ này là dựa
vào người đứng đầu để giải quyết
công việc.
Xét về cấu trúc, thành ngữ này
được cấu tạo theo mô hình A cứ B, C
cứ D, trong đó B là một bộ phận của
A, D là một bộ phận của C. Chẳng hạn,
câu thuyền cứ mạn, quán cứ vách thì
mạn là một bộ phận của thuyền, vách
là một bộ phận của quán. Tương tự
như vậy, trong áo cứ tràng làng cứ
xã thì tràng là một bộ phận quan trọng
của áo, xã trưởng là một thành phần
đứng đầu của dân làng. Hiểu như vậy
rõ ràng là phù hợp với tính đối xứng
trong đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa
của thành ngữ Việt.
Cách luận giải nói trên cũng giúp
chúng ta loại trừ cách giải thích thiếu
chính xác khác về thành ngữ này. Trong
Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam
do Nguyễn Lân biên soạn, soạn giả
đã đổi tràng thành chàng và hiểu chàng
là người đàn ông: áo cứ chàng, làng
cứ xã. Từ đây tác giả giải thích thành
ngữ này nói về tính ỷ lại của người
đàn bà, cũng như tính ỷ lại của người
dân trong thôn xóm, không thấy được Ngôn ngữ số 9 năm 2012
26
vai trò làm chủ của mình. Cách hiểu
này rõ ràng đã phá vỡ cấu trúc cân
xứng của thành ngữ, bởi lẽ chàng không
thể là một bộ phận của cái áo được.
Thành ngữ này cũng không hề nói về
tính ỷ lại của người đàn bà, cũng như
tính ỷ lại của người dân trong thôn
xóm, mà chỉ nói lên vai trò và trách
nhiệm của xã trưởng (hoặc lí trưởng)
đối với dân làng.
* Thành ngữ khôn sống mống chết
Giải thích về nguồn gốc của thành
ngữ này, tác giả Tiêu Hà Minh [12, 284]
có kể một câu chuyện như sau:
Vua Ai Công nước Lỗ hỏi Khổng
Tử: "Người khôn có sống lâu không"?
Khổng Tử đáp: "Có, khôn thì sống lâu
chứ dại thì sống lâu sao được". Rồi
Khổng Tử giảng giải: Người ta có ba
cái thứ chết. Ăn uống khó nhọc quá,
lười biếng ăn chơi sa đọa quá, người
như thế thì chết vì bệnh tật. Phận là
người dưới mà xúc phạm người trên,
lòng tham muốn vô độ, làm điều phi
nghĩa, người như thế thì chết về hình
pháp. Mình ngu mà kình địch người
khôn, yếu mà khinh bỉ người mạnh,
cứ giận dữ làm liều, không biết lượng
sức mình, người đó tất chết về binh đao.
Ba thứ ấy chết, thực không phải
số mệnh, chỉ tự mình giết mình. Rồi
Khổng Từ cả cười: "Khôn sống, mống
chết".
Câu chuyện trên được tác giả
trích từ Cổ học tinh hoa do Nguyễn
Văn Ngọc sưu tầm và biên soạn. Dựa
theo câu chuyện này, người ta sẽ dễ
dàng đi đến nhận định rằng thành ngữ
khôn sống mống chết có nguồn gốc
từ tiếng Hán chứ không phải thành
ngữ thuần Việt.
Tuy nhiên chúng tôi lại thấy băn
khoăn ở mấy điểm sau:
Thứ nhất, câu chuyện trên được
in trong cuốn Đi tìm điển tích thành
ngữ của tác giả Tiêu Hà Minh. Mục
đích của cuốn sách là giải thích nguồn
gốc của thành ngữ, tục ngữ dựa vào
nghĩa đen của chúng. Để giúp người
đọc hiểu rõ về gốc tích của thành ngữ,
tác giả đã sưu tầm, tập hợp, cải biên,
phóng tác, sáng tác những câu chuyện
trong kho tàng văn học dân gian, bao
gồm truyện cổ tích, truyện cười, điển
tích cổ sự, cổ học, lịch sử... Tác giả
viết: "Chuyện được sáng tác ra từ thành
ngữ, tục ngữ hoặc từ truyện mà có
thành ngữ, tục ngữ...". Như vậy, dựa
vào nhận định này, chúng tôi nghi ngờ
rằng đây rất có thể chỉ là một câu chuyện
giả danh được tác giả phóng tác ra
sau khi đã xuất hiện thành ngữ khôn
sống mống chết, nhằm giải thích về
nguồn gốc của thành ngữ này.
Thứ hai, xét về hình thức ngữ
âm, các yếu tố trong thành ngữ này
đều là những âm đã có từ lâu đời trong
tiếng Việt, có thể khẳng định đây là
những âm thuần Việt. Ngay cả từ mống -
yếu tố gây tranh cãi trong thành ngữ
này cũng là thuần Việt. Bằng chứng
là trong dân gian vẫn tồn tại cách nói
mống cụt, chỉ đoạn cầu vồng hiện ra
ở chân trời, đối diện với mặt trời (mống
bên đông, vồng bên tây, chẳng mưa
dây thì bão giật). Vậy mống có nghĩa
là gì?
Tác giả Lê Gia trong [5] cho rằng
hình thức đúng của thành ngữ này là
khôn sống bống chết. Ông giải thích
bống là "cá bống" nghĩa là "dại'. Có
khá nhiều ý kiến đồng tình với hình
thức này. Truy tìm...
13
Vậy, khôn sống mống chết hay
khôn sống bống chết?
Theo chúng tôi, thành ngữ này
phải là khôn sống mống chết, trong
đó mống phải là yếu tố trái nghĩa với
khôn theo quy luật cấu tạo đối và điệp
của thành ngữ như chúng ta đã biết.
Thực tế đã đúng như vậy. Trong Từ
điển tiếng Việt, Hoàng Phê đã giải
thích từ mống như sau: "(cũ) Dại, không
khôn ngoan. Khôn sống mống chết".
Hiểu như thế là hoàn toàn phù hợp
về ý nghĩa cũng như cấu trúc đối và
điệp trong cách cấu tạo của thành
ngữ này.
2.3. Thành ngữ được giải thích
có xuất xứ cả từ trong tiếng Việt và
trong tiếng Hán
Như chúng ta biết, quá trình giao
lưu giữa văn hóa Việt Nam và văn
hóa Trung Quốc trải qua gần hai nghìn
năm. Sự giao lưu, tiếp xúc này đã để
lại dấu ấn trong kho tàng thành ngữ.
Bằng chứng là có khá nhiều thành ngữ
vừa xuất hiện trong tiếng Hán vừa xuất
hiện trong tiếng Việt. Thí dụ: thành
ngữ ếch ngồi đáy giếng được cho là
dịch nghĩa thành ngữ tỉnh để chi oa,
đàn gẩy tai trâu được cho là dịch từ
đối ngưu đàn cầm, gội gió dầm mưa
dịch từ mộc vũ trất phong, cao chạy
xa bay dịch từ cao phi viễn tẩu, dễ
như trở bàn tay dịch từ dị như phản
chưởng v.v.. Nói cách khác, đây là
những thành ngữ Việt được cho là
dịch nghĩa của thành ngữ gốc Hán.
Vậy giải thích như thế nào về nguồn
gốc của các thành ngữ nói trên?
Như chúng ta biết, Việt Nam và
Trung Quốc là hai nước láng giềng,
có quan hệ mật thiết về nhiều mặt.
Hai nước có nhiều điểm tương đồng
về văn hóa (như kinh tế nông nghiệp,
cách ứng xử, chào hỏi, ăn uống cho
đến cả phương thức tư duy). Vì vậy,
có thể có hiện thực khách quan giống
nhau và sự trùng lặp về tư duy liên
tưởng giữa hai dân tộc. Những thành
ngữ kể trên, theo chúng tôi là kết quả
của sự trùng lặp đó. Lấy thí dụ: Tiếng
Việt có thành ngữ ếch ngồi đáy giếng,
tiếng Hán có thành ngữ tỉnh để chi
oa với nghĩa tương đương. Tuy có ý
kiến cho rằng thành ngữ ếch ngồi đáy
giếng được dịch từ thành ngữ Hán
tỉnh để chi oa, song, cũng có nhiều
bằng chứng cho thấy thành ngữ ếch
ngồi đáy giếng có xuất xứ từ Việt Nam.
Thứ nhất, như chúng ta biết, truyện
cổ tích là một trong những nguồn tạo
nên thành ngữ. Trong kho tàng truyện
cổ Việt Nam do Ôn Như Nguyễn Văn
Ngọc biên soạn còn ghi lại câu chuyện
Con ếch và bầu trời. Từ câu chuyện
ngụ ngôn về một con ếch với thái độ
nhâng nháo, coi trời bằng vung mà
người Việt Nam khái quát nên thành
ngữ ếch ngồi đáy giếng.
Thứ hai, các chất liệu ngữ âm
(âm, vần) cấu tạo nên thành ngữ ếch
ngồi đáy giếng đều thuần Việt. Các
vần ếch, ay là các vần mang tính chất
thuần Việt rất rõ.
Vì vậy, có thể kết luận ếch ngồi
đáy giếng là thành ngữ Việt chứ không
phải được dịch nghĩa từ thành ngữ
Hán tỉnh để chi oa.
Tương tự như vậy, thành ngữ
cao chạy xa bay. Nhiều tài liệu cho
rằng cao chạy xa bay là thành ngữ
có nguồn gốc Hán, được dịch từ thành
ngữ cao phi viễn tẩu. Tuy nhiên, xét
về cấu tạo, thành ngữ Việt cao chạy
xa bay là một thành ngữ có cấu tạo phi Ngôn ngữ số 9 năm 2012
26
logic. Kiểu cấu tạo này nằm trong
hệ thống hàng loạt các thành ngữ Việt
có trật tự phi logic như con ông cháu
cha, im hơi lặng tiếng, nhường cơm
sẻ áo, của đau con xót, sẩy đàn tan
nghé, hòn tên mũi đạn v.v.. Đó là lối
nói kết hợp tách xen các thành tố của
hai từ ghép hoặc hai tổ hợp song tiết
vào nhau khá phổ biến trong tiếng Việt:
con cháu và ông cha; nhường sẻ và
cơm áo… Trong khi thành ngữ Hán
cao phi viễn tẩu lại là thành ngữ có
cấu tạo theo trật tự lô gích thông thường.
Vì vậy, có thể khẳng định cao chạy
xa bay là thành ngữ thuần Việt.
Tóm lại, dù có nhiều cách giải
thích khác nhau về nguồn gốc xuất
xứ của một thành ngữ thì xét đến cùng
chúng được hình thành từ lời ăn tiếng
nói hàng ngày của nhân dân, từ nhu
cầu phản ánh sự vật một cách hình
ảnh, cô đọng. Khi mới hình thành, các
thành ngữ có nguồn gốc xuất xứ rõ
ràng. Tuy nhiên, do tác động của thời
gian, không gian, các thành ngữ có
sự biến đổi về hình thức ngữ âm và
nội dung ngữ nghĩa. Từ đó, dẫn đến
một thành ngữ có thể được giải thích
theo nhiều nguồn gốc khác nhau. Xét
ở bình diện không gian, các nhân tố
như văn hóa, nghề nghiệp, lối sống,
hoàn cảnh địa lí... ở các địa phương
khác nhau đã tác động đến ngôn ngữ
nói chung, thành ngữ nói riêng, khiến
sự thay đổi diễn ra là tất yếu. Xét ở
mặt thời gian, sự vận động chuyển
biến trong ngôn ngữ nói chung, thành
ngữ nói riêng cũng là quy luật. Nói
như Saussure: "Người ta quên nhân
tố thời gian, vì nó không cụ thể bằng
nhân tố không gian. Nhưng thật ra,
chính do nó mà có sự phân hóa ngôn
ngữ" [4].
Dưới đây, chúng tôi lí giải một
vài nguyên nhân khiến cho một thành
ngữ trở nên có nhiều cách giải thích
xuất xứ khác nhau.
3. Một số nguyên nhân khiến
một thành ngữ có nhiều cách giải
thích nguồn gốc khác nhau
Nguyên nhân thứ nhất: trong quá
trình phát triển của từ vựng, một số
yếu tố cấu tạo nên thành ngữ đã trở
thành từ cổ. Đó là những từ ngữ thuần
Việt bình thường đã từng có thời gian
được sử dụng phổ biến trong lời nói
hàng ngày, nhưng qua thời gian sàng
lọc chúng không còn được sử dụng
nữa mà chỉ tồn tại trong các tác phẩm
văn học cổ hoặc trong thành ngữ, tục
ngữ, ca dao cổ. Những từ này đã mất
đi trong ngôn ngữ hiện đại hoặc có
xuất hiện thì cũng không giữ nghĩa
cổ nữa khiến người Việt hiện nay
không hiểu được ý nghĩa của chúng.
Chẳng hạn, yếu tố mông trong đồng
không mông quạnh, hay yếu tố tràng
trong thành ngữ áo cứ tràng, làng
cứ xã...
Nguyên nhân thứ hai, một số thành
ngữ đã tách hẳn khỏi môi trường cụ
thể của ngành nghề đã sản sinh ra chúng
để trở thành lối nói chung của toàn
xã hội. Thí dụ: sạch nước cản vốn là
lối nói của thuật đánh cờ. Sạch là "hết
tất cả, không còn sót lại chút nào",
nước là bước đi theo cách đã được quy
định của mỗi quân cờ mỗi lần, làm
ảnh hưởng đến thế cờ (thí dụ: mã đi
ô chữ nhật, tượng đi ô chữ điền, xe
đi liền, pháo đi cách...), cản là "ngăn
chặn". Do vậy, thoạt đầu Sạch nước
cản là cụm từ tự do biểu thị trình độ
đánh cờ ở mức tạm được, mới chỉ
biết hết những nguyên tắc đi của các Truy tìm...
13
con cờ khi nào thì không bị cản trở
(thí dụ như lối đi của con mã), chứ
chưa phải là tay cờ cao thủ. Sau đó
cụm từ này được cố định hóa để biểu
trưng cho trình độ nhận thức hoặc nhan
sắc của người phụ nữ ở mức tạm được.
Thí dụ:
Về trình độ chuyên môn thì tay
này cũng chỉ sạch nước cản, nhưng
được cái là cần cù, chăm chỉ, nên cũng
làm được việc.
Hoặc:
Nó cưỡi ngựa đi giữa lòng đường,
nhòm nhỏi từng cô, cô nào sạch nước
cản thì chết với nó (Lí Biên Cương,
Người đãi vàng)
Thành ngữ chân chỉ hạt bột vốn
là từ ngữ nghề nghiệp của nghề thêu.
Thoạt tiên, cụm từ này chỉ "tua bằng
chỉ màu có kết hạt trang trí, thường
đính vào mép các bức thêu". Dần dần,
cụm từ này tách khỏi nghề thêu, người
sử dụng không còn hiểu đúng ý nghĩa
ban đầu của nó nữa. Từ những đường
viền chân chỉ hạt bột đều tăm tắp quanh
các bức thêu, cụm từ này có sự chuyển
nghĩa hoán dụ sang chỉ phẩm chất
của con người - "thật thà, chất phác,
không gian ngoan".
Trong Từ điển thành ngữ và tục
ngữ Việt Nam, thành ngữ quyền thằng
hủi được Nguyễn Lân giảng nghĩa
như sau: Trong xã hội cũ, người bị
bệnh phong bị xã hội ruồng bỏ; ý nói
chẳng có quyền hành gì. Thành ngữ
này được sắp xếp cùng hệ thống các
thành ngữ có yếu tố quyền như quyền
sinh quyền sát, quyền cao chức trọng,
quyền rơm vạ đá, quyền huynh thế
phụ... Như vậy, quyền trong quyền
thằng hủi và quyền trong các thành
ngữ trên đều được tác giả hiểu là những
điều do địa vị hay chức vụ mà được
làm. Tuy nhiên, quyền trong thành
ngữ quyền thằng hủi lại không mang
nghĩa như vậy, mà có nghĩa là "môn
võ đánh bằng tay không, không dùng
khí giới" [14]. Cái nắm tay của thằng
hủi không có ngón thì không thể đấm
được. Vì vậy, quyền thằng hủi có
nghĩa chỉ những tay võ kém cỏi. Do
có sự liên tưởng đồng âm giữa quyền
(với nghĩa là những điều được làm do
chức vụ hay địa vị quy định) và quyền
(với nghĩa chỉ một môn võ thuật) mà
cụm từ này đã chuyển sang được hiểu
là "những kẻ bất tài nhưng lại nắm
giữ những cương vị "ngon lành"".
Có thể dẫn chứng thêm một vài
thành ngữ như bắt cá hai tay, vụng
chèo khéo chống, mũi vạy lái phải
chịu đòn, năm giềng ba mối, lật đật
như quai sa vật vải v.v.. Các thành
ngữ trên thoạt tiên là những kinh
nghiệm của một ngành nghề nào đó,
dần dần chúng tách khỏi môi trường
đã sản sinh ra để trở thành lối nói
toàn dân.
Tóm lại, trong kho tàng thành
ngữ tiếng Việt, có một số đơn vị vốn
là những lối nói chuyên ngành, những
biệt ngữ mà người ngoài nghề không
hiểu đúng nội dung ngữ nghĩa của
chúng, từ đó dẫn đến sử dụng sai. Trải
qua thời gian, các thành ngữ này dần
dần mất đứt liên lạc với nguồn gốc
đích thực của chúng, trở thành lối nói
toàn dân. Lí giải cho hiện tượng này
phải chăng là do quy luật liên tưởng
đồng âm trong ngôn ngữ?
Một nguyên nhân nữa khiến cho
một thành ngữ có nhiều cách giải thích
nguồn gốc xuất xứ khác nhau, đó là
do chúng bị từ nguyên dân gian làm
cho "méo mó". Các thành tố cấu tạo Ngôn ngữ số 9 năm 2012
26
nên thành ngữ có thể bị thay đổi một
cách võ đoán làm cho mối liên hệ giữa
các thành tố trở nên khó hiểu. Cách
giải thích thành ngữ áo cứ chàng, làng
cứ xã trong Từ điển thành ngữ, tục
ngữ của Nguyễn Lân đã dẫn trên là
trường hợp như vậy.
Hoặc thành ngữ buồn như chấu/
trấu cắn. Từ điển của Nguyễn Như
Ý ghi là buồn như chấu cắn và giảng
nghĩa thành ngữ này như sau: (Buồn:
vốn có nghĩa chỉ cảm giác bứt rứt,
hơi khó chịu do tác động bên ngoài
như bị châu chấu cắn chẳng hạn); rất
buồn, trong lòng bồn chồn, bứt rứt.
Cũng thành ngữ trên, Từ điển giải
thích thành ngữ, tục ngữ của Vũ Dung
lại ghi là buồn như trấu cắn và chú
giải nghĩa của thành ngữ này như sau:
(trấu: lớp vỏ cứng đã tách ra của hạt
thóc; trấu cắn: trấu dính vào da khiến
người ta ngứa ngáy); Tâm trạng bứt
rứt không yên. Như vậy, phần nghĩa
chung của thành ngữ này được các
từ điển lí giải khá thống nhất. Điểm
không thống nhất ở đây là cách ghi
hai từ chấu và trấu. Vì ghi bằng hai
hình thức ngữ âm khác nhau nên dẫn
đến hai cách hiểu và giải thích khác
nhau về nguồn gốc và nghĩa đen của
thành ngữ.
Theo chúng tôi, hình thức đúng
của thành ngữ trên phải là buồn như
trấu cắn. Trấu ở đây chỉ lớp vỏ cứng
đã tách ra khỏi hạt thóc. Cách hiểu
này có cơ sở từ thực tế sinh hoạt của
người Việt Nam xưa kia. Chẳng là
trong quan niệm của người Việt, lúa
gạo là loại lương thực quan trọng nhất,
chiếm vị trí số 1 trong cơ cấu ăn của
người Việt Nam. Chính vì vậy, tiếng
Việt có rất nhiều từ liên quan đến phạm
vi biểu vật lúa gạo. Để lúa (hay thóc)
trở thành gạo, người ta phải tiến hành
xay, giã. Quá trình xay lúa đã tách vỏ
ngoài của hạt lúa ra gọi là trấu. Từ
trấu, người ta có thể tận dụng nó vào
nhiều việc như bón phân, đốt đống
dấm, hoặc rắc lên trên các ruộng rau
cải. Vì thường xuyên tiếp xúc với trấu
nên khi trấu dính vào người, người
ta dễ có cảm giác ngứa ngáy. Yếu tố
buồn ở đây chỉ cảm giác xúc giác, chứ
không có nghĩa chỉ trạng thái tâm lí.
Đây chính là cơ sở xuất hiện của thành
ngữ buồn như trấu cắn. Do lối phát
âm không phân biệt tr và ch ở vùng
Bắc Bộ mà trấu nói thành chấu.
Tóm lại: Qua tìm hiểu một số
thành ngữ thuần Việt có nhiều cách
giải thích xuất xứ nguồn gốc khác nhau,
chúng tôi rút ra mấy nhận xét sau:
1. Số lượng thành ngữ thuần Việt
rất lớn, lại liên tục được bổ sung theo
thời gian nhưng chung quy lại chúng
được hình thành từ mấy nguồn chính
sau đây:
- Từ các phong tục của người
Việt như phong tục hôn nhân, tang
ma, lễ tết và lễ hội; các tín ngưỡng
như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thần
linh, tư tưởng sùng bái con người,
sùng bái thiên nhiên và các loài động
thực vật;
- Các lĩnh vực văn hóa khác nhau
như: văn hóa ăn, văn hóa mặc, văn
hóa ở, văn hóa đi lại;
- Từ các tích truyện dân gian,
nhân vật điển hình trong các tác phẩm
văn học nổi tiếng;
- Một số thành ngữ do người Việt
tạo ra bằng cách mượn các điển tích,
điển cố tiếng Hán, được Việt hóa về
ngữ âm, để làm chất liệu cấu tạo theo Truy tìm...
13
lối tư duy và quy tắc ngữ pháp của
tiếng Việt.
Khi các thành tố cấu tạo thành
ngữ đều có ý nghĩa rõ ràng, thành ngữ
không chứa từ cổ, từ ít dùng hoặc không
có sự biến dạng về ngữ âm thì mối liên
hệ giữa thành ngữ và nguồn gốc ra
đời của chúng có thể nhận thấy rõ ràng.
Bên cạnh đó, còn có một số thành
ngữ được giải thích xuất xứ từ nhiều
nguồn khác nhau do trong thành ngữ
có những từ cổ, nghĩa cổ hoặc có sự
biến dạng ngữ âm khiến thành ngữ
khó hiểu hoặc có nhiều cách hiểu khác
nhau về ý nghĩa. Khi đó dễ có sự tác
động của từ nguyên dân gian. Đối với
những thành ngữ này, bằng phương
pháp phân tích, phục nguyên chúng
ta có thể xác định chính xác nguồn
gốc của chúng, trả chúng về với xuất
xứ ban đầu.
2. Tìm hiểu nguồn gốc ra đời của
thành ngữ thuần Việt như chúng ta
thấy quả là một vấn đề rộng lớn và
phức tạp. Rộng bởi hai lẽ: Thứ nhất
là vấn đề thời gian. Các thành ngữ
cũng giống như từ, vốn ra đời từ rất
xa xưa. Hơn nữa, chúng lại ra đời trong
một xã hội Việt Nam cổ truyền, khi
mà nhận thức của con người còn rất
''ngây thơ", kinh tế nghèo nàn, lạc
hậu. Các chất liệu cấu tạo nên thành
ngữ chủ yếu là những sự vật, hiện
tượng gắn bó với đời sống sinh hoạt
của người xưa.
Thứ hai là vấn đề không gian.
Liên quan mật thiết đến sự hình thành
của thành ngữ không chỉ có nhân tố
ngôn ngữ mà còn có sự chi phối của
các nhân tố ngoài ngôn ngữ liên quan
đến văn hóa như phong tục, tôn giáo,
tín ngưỡng, lễ hội... Chính những lí
do kể trên khiến cho việc truy tìm
nguồn gốc thành ngữ đòi hỏi phải
có sự nghiên cứu liên ngành, thống
hợp. Bất kì một sự nghiên cứu nào
về nguồn gốc của thành ngữ nếu bỏ
qua một trong hai phương diện trên
đều là sự nghiên cứu phiến diện, dễ
dẫn đến sai lầm.
3. Trong sự ra đời của thành ngữ,
bên cạnh sự chi phối của các nhân
tố ngoài ngôn ngữ như đã kể trên, còn
có sự tác động của các quy luật ngôn
ngữ mà nổi bật là quy luật liên tưởng.
Có hai quy luật liên tưởng quan trọng,
đó là liên tưởng tương đồng (tạo nên
các thành ngữ ẩn dụ), liên tưởng tương
cận (tạo nên các thành ngữ hoán dụ).
Đặc biệt, liên tưởng đồng âm cũng
là một trong những cơ sở quan trọng
tạo nên nhiều biến thể thành ngữ khiến
có thể có nhiều cách giải thích nguồn
gốc khác nhau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. An Chi, Chuyện Đông chuyện
Tây, Tập 1, Nxb Trẻ, 2006.
2. Huình Tịnh Plaus Của, Đại Nam
quấc âm tự vị, Nxb Sài Gòn, 1895.
3. Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ
Quang Hào, Từ điển thành ngữ và tục
ngữ Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông
tin, H., 1995.
4. Ferdinand de Saussure, Giáo
trình ngôn ngữ học đại cương, Nxb
KHXH, H.,1973.
5. Lê Gia, 1575 thành ngữ, tục
ngữ cần bàn thêm, Nxb Văn Nghệ.
2009.
6. Nguyễn Thiện Giáp, Về khái
niệm thành ngữ tiếng Việt, T/c Ngôn
ngữ, Số 3, 1974. Ngôn ngữ số 9 năm 2012
26
7. Hoàng Văn Hành, Thành ngữ
học tiếng Việt, Nxb KHXH, H., 2008.
8. Hoàng Văn Hành (chủ biên),
Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ, Nxb
Văn hóa Sài Gòn, 2005.
9. Nguyễn Lân, Từ điển thành
ngữ và tục ngữ Việt Nam, Nxb Văn
học, H., 1989.
10. Nguyễn Lực, Lương Văn Đang,
Thành ngữ tiếng Việt, Nxb KHXH,
H.,1978.
11. Trịnh Mạnh, Tiếng Việt lí thú
tập 2, Nxb GD, H.,2003.
12. Tiêu Hà Minh, Đi tìm điển tích
thành ngữ, Nxb Thông tấn, H., 2008.
13. Nguyễn Văn Nở, Về nguồn
gốc của thành ngữ "Công tử bột", T/c
Ngôn ngữ và đời sống, Số 1&2, 2004.
14. Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển
tiếng Việt, Trung tâm Từ điển Ngôn
ngữ, H.,1992.
15. Nguyễn Ngọc San, Tìm hiểu
tiếng Việt lịch sử, Nxb Đại học Sư phạm
Hà Nội, 1993.
16. Nguyễn Ngọc San, Từ điển
từ Việt cổ, Nxb Sài Gòn, 2001.
17. Nguyễn Ngọc San (chủ biên),
Từ điển giải thích điển cố văn học dùng
trong nhà trường, Nxb GD Việt Nam,
H., 2010.
18. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn
hóa Việt Nam, Nxb GD, H., 1999.
19. Huỳnh Công Tín biên soạn,
Từ điển từ ngữ Nam Bộ, Nxb KHXH,
Năm xb
20. Nguyễn Đức Tồn, Cách nhận
diện và phân biệt từ thuần Việt với từ
Hán Việt, T/c Ngôn ngữ, Số 2, 2001.
21. Nguyễn Như Ý, Từ điển thành
ngữ Việt Nam, Nxb Văn hóa, H., 1973.
22. Trang web: http://vnpt-
hanoi.com.vn
SUMMARY
This article considers pure Vietnamese
idioms to be the ones which are created
by the Vietnamese people based on pure
Vietnamese language materials, or the
ones which are created by the Vietnamese
people in conformity with their ways
of thinking, reflecting their feelings and
spiritual life on the basis of the classical
literary allusions borrowed from Chinese.
The article analyzes these idioms,
explaining why different interpretations
about their origins occur. This may be
due to the relations of the contents of these
idioms to different cultural phenomena,
or the variations in structure which result
in the variations in meanings, or the
similarities in objective realities, and
the similar ways of thinking of the
Vietnamese and the Chinese people. Based
on these facts, the article attempts to trace
the origins of some pure Vietnamese idiomsTruy tìm...
13
Từ khóa » Dán Phù Luồn Kèo
-
Dán Bùa Luồn Mèo – Ca Dao - Tục Ngữ Việt Nam
-
Dán Bùa “lồn Mèo” - Khai Trí
-
Dán Bùa Lồn Mèo Là Gì? Việt Nam Tự... - K'Hù Dzăng K'Hoằm
-
Rọ Kèo Cáp Ngầm 500-600mm - Rọ Luồn Cáp Viễn Thông
-
Tục Ngữ Việt - GS Văn Hòe - Mỗi Ngày Một Chuyện
-
Khung Kèo Thép Projects - Behance
-
Bài Viết Cho Những Ai Chưa định Nghĩa được "lồn" Là Gì? - Coocxe
-
Thu Mua Dây Kéo Khóa
-
[PDF] ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH - Công Báo
-
GIẤY DÁN TƯỜNG
-
Văn Hóa - Trang Thông Tin điện Tử Tỉnh Ủy Vĩnh Phúc
-
VinID Blog
-
[PDF] định Mức Dự Toán Sửa Chữa Và Bảo Dưỡng Công Trình