Truyền động Cơ Khí Là Gì? Chức Năng Phân Loại Và ưu Nhược điểm
Có thể bạn quan tâm
Truyền động cơ khí không những có vai trò hiệu chỉnh tốc độ cho các thiết bị gia công máy CNC. Mà chúng còn hỗ trợ lực truyền momen xoắn trong chuyển động. Với nhiều dạng chuyển động khác nhau giúp đáp ứng nhiều nhu cầu hỗ trợ gia công khác nhau.
1. Truyền động cơ khí là gì?
Truyền động cơ khí là một hệ thống gồm nhiều chi tiết dùng để truyền và thay đổi tính chất của chuyền động ở dạng năng lượng cơ học. Đó là lực và vận tốc.
Truyền động được sử dụng nhiều trong các thiết bị và dây chuyền công nghệ. Chúng có các dạng truyền động chính gồm có:
- Truyền động cơ khí.
- Truyền động điện.
- Truyền động thủy lực, khí nén.
Trong đó, truyền động cơ khí được ứng dụng nhiều nhất trong các ngành công nghiệp. Chúng được dùng để truyền cơ năng từ động cơ đến các bộ phận của máy. Truyền động cơ khí thường có biến đổi lực, vận tốc hoặc momen. Đôi lúc, chúng biến đổi cả đặc tính và quy luật chuyển động.
Các dạng truyền động cơ khí trong gia công
Trong truyền động cơ khí còn có nhiều dạng chuyển động khác. Nhưng chúng được chia thành 2 nhóm chính là truyền động ma sát và truyền động ăn khớp. Mỗi nhóm sẽ gồm nhiều dạng truyền động nữa.
Bên cạnh 2 nhóm truyền động trên, truyền động cơ khí còn có truyền động vít – đai ốc để biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến. Cụ thể chúng sẽ sử dụng các bộ truyền làm khâu nối động cơ và các bộ phận làm việc để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra cho máy.
Nhìn chung đối với ô tô, các thiết bị vận chuyển cần momen xoắn lớn khi chuyển động. Các thiết bị công nghệ có động cơ hoạt động ở nhiều dải tốc độ khác nhau. Truyền động cơ khí đóng vai trò giúp mở rộng giới hạn truyền công suất, vận tốc, giảm khối lượng và kích thước, tăng tuổi thọ và độ tin cậy làm việc.
2. Chức năng của truyền động cơ khí
Truyền động cơ khí có chức năng truyền công suất, chuyển động từ nguồn (động cơ) đến bộ phận công tác.
Chúng còn thay đổi dạng và quy luật chuyển động từ liên tục thành gián đoạn, từ quay thành tịnh tiến và ngược lại. Và truyền động cơ khí còn giúp thay đổi phương chiều chuyển động.
Bên cạnh thay đổi dạng và phương chuyển động, truyền động cơ khí còn giúp biến đổi tốc độ. Cụ thể như biến đổi chuyển động từ nhanh thành chậm (giảm tóc), thay đổi tốc độ phân cấp (hộp tốc độ) hoặc vô cấp (bộ biến tốc).
3. Các dạng truyền động cơ khí chính
3.1. Truyền động ma sát
Truyền động ma sát là cơ cấu chuyển động quay dựa vào lực ma sát giữa các mặt tiếp xúc của vật dẫn và vật bị dẫn. Dạng truyền động này có nhiệm vụ thực hiện truyền suất nhỏ hoặc trung bình với vận tốc thấp.
Truyền động ma sát
Truyền động ma sát được chia thành 2 dạng:
Truyền động bánh ma sát (tiếp xúc trực tiếp)
Là truyền chuyển động và cơ năng nhờ ma sát sinh ra tại chỗ tiếp xúc của các bánh ma sát. Để tạo ra ma sát cần phải tác dụng lực ép các bánh lại với nhau. Chúng có hai loại là truyền tiếp xúc ngoài và bộ truyền tiếp xúc trong.
Truyền động bánh ma sát
Truyền động đai (tiếp xúc gián tiếp)
Truyền động này được thực hiện bằng phương thức kéo dây đai, dây curoa và có khả năng truyền momen xoắn và tốc độ giữa 2 trục với khoảng cách lớn hơn bộ truyền bánh răng.
Truyền động đai
Ưu điểm
- Cấu tạo đơn giản.
- Hoạt động êm ái và không phát sinh tiếng ồn.
- Có khả năng điều chỉnh vô cấp tốc độ.
- Cung cấp khả năng truyền chuyển động giữa các trục xa nhau.
Nhược điểm
- Trục và ổ chịu lực tác động lớn.
- Có hiện tượng trượt giữa các bánh khi vận hành dẫn đến tỷ số truyền không ổn định.
- Cung cấp khả năng tải thấp so với bánh răng.
3.2. Truyền động ăn khớp
Truyền động ăn khớp là một cặp bánh răng hoặc đĩa – xích truyền động cho nhau. Dạng truyền động này có cấu tạo:
Truyền động bánh răng (bộ truyền bánh răng): bánh dẫn và bánh bị dẫn.
Truyền động bánh răng
Truyền động xích (tiếp xúc gián tiếp): đĩa dẫn, đĩa bị dẫn và xích.
Truyền động xích
Truyền động trục vít – bánh vít (tiếp xúc trực tiếp).
Truyền động trục vít – bánh vít
- Dạng chuyển động này có tính chất là bánh răng hoặc đĩa xích nào có răng ít hơn thì sẽ quay nhanh hơn.
- Để hai bánh răng ăn khớp được với nhau thì khoảng cách giữa hai răng kề nhau trên bánh này phải bằng khoảng cách hai răng kề nhau trên bánh kia.
- Và để đĩa ăn khớp được với xích thì cỡ răng của đĩa và cỡ xích phải tương ứng.
Ưu điểm
- Có tỷ số truyền xác định và được dùng trong nhiều hệ thống truyền động của các loại máy thiết bị khác nhau.
- Không xảy ra hiện tượng trượt như ứng dụng dây đai truyền động.
- Phạm vi công suất truyền động lớn.
- Đem lại hiệu suất làm việc cao.
- Cung cấp truyền chuyển động cùng lúc và truyền công suất cho nhiều trục.
Nhược điểm
- Chế tạo phức tạp, quy trình lắp ghép đòi hỏi độ chính xác cao.
- Gây tiếng ồn khi vận hành.
- Tuổi thọ ngắn.
4. Thông số cơ bản của một hệ truyền động cơ khí
Công suất
N (kw), N1: trên trục dẫn, N2: trên trục bị dẫn.
N = P.V/1000
P (N): lực vòng ; V (m/s): vận tốc.
Hiệu suất
𝜼 = N2/N1 = 1 – (Nm/N1)
Nm: Công suất tiêu hao
Tốc độ vòng n (vòng / phút)
n1: tốc độ vòng quay của trục dẫn (trục chủ động)
n2: tốc độ vòng quay của trục bị dẫn (trục bị động)
Tỷ số truyền i
i = n1/n2
i > 1: Giảm tốc
i < 1: Tăng tốc
Momen xoắn M (N.mm)
Ta có M2= M1.i.𝜼
M1: momen xoắn trục chủ động
M2: momen xoắn trục bị động
Trường hợp có nhiều chi tiết truyền động nối tiếp : i = i1 .i2 .i3… và 𝜼 = 1.2.3…với i1, i2, i3 và 1, 2, 3 là tỉ số truyền và hiệu suất của từng cặp chi tiết truyền động.
Loại truyền động | Tỷ số truyền | Vận tốc tiếp tuyến (m/s) | Công suất (kW) | Hiệu suất (%) |
Đai truyền | ≤10 | ≤30 | ≤100 | 94 – 97 |
Bánh răng | ≤7 | ≤30 | ≤50.000 | 94 – 98 |
Trục vít | 8 – 80 | ≤15 | ≤50 | 50 – 90 |
Xích | ≤8 | ≤25 | ≤100 | 90 – 97 |
Phạm vi sử dụng của từng loại bộ truyền động trong cơ khí
Truyền động cơ khí đóng vai trò quan trọng trong việc biến đổi hay hỗ trợ lực và tốc cho các thiết bị gia công. Với nhiều dạng khác nhau, chúng phù hợp với các loại máy móc, thiết bị và các nhu cầu sử dụng riêng biệt. Việc chọn đúng loại truyền động cơ khí sẽ giúp cho máy móc, động cơ hoạt động hiệu quả, kéo dài tuổi thọ hơn.
Để biết thêm nhiều thông tin về máy CNC và những kiến thức gia công, hãy nhấn theo dõi trang Máy CNC nhập khẩu.
Từ khóa » Bộ Biến Tốc Ma Sát Là Gì
-
đề án Bộ Biến Tốc Ma Sát - Tài Liệu Text - 123doc
-
đề án Bộ Biến Tốc Ma Sát - 123doc
-
Học Chi Tiết Máy Bài 73:Giới Thiệu Bộ Truyền Bánh Ma Sát
-
[PDF] Truyền động Bánh Ma Sát
-
Bài Giảng Truyền động Bánh Ma Sát - TaiLieu.VN
-
Chương 2: TRUYỀN ĐỘNG CƠ KHÍ – TRUYỀN ĐỘNG BÁNH MA SÁT
-
Ma Sát – Wikipedia Tiếng Việt
-
Công Thức Tính Lực Ma Sát Trượt - Hoàng Vina
-
Bài Giảng Truyền động Bánh Ma Sát - TailieuMienPhi
-
Bài Giảng Chi Tiết Máy - Chương 2: Truyền động Cơ Khí ... - Tài Liệu Mới
-
Truong II Truyen Dong Ma Sat - Quản Lí Giáo Dục - Nguyễn Thị Vân Anh
-
Bộ Truyền Bánh Ma Sát – Trang Thông Tin Mua Bán ôtô Hàng đầu
-
Truyền động Cơ Khí Là Gì? - Ngô Phan
-
Bài 29: Truyền Chuyển động - Hoc24
-
Truyền Chuyển động - Lý Thuyết Môn Công Nghệ 8
-
Lực Ma Sát Là Gì ? ứng Dụng Của Lực Ma Sát - Thế Giới Điện Cơ
-
Lực Ma Sát Là Gì? Tìm Hiểu Về Các Loại Lực Ma Sát Phổ Biến Nhất Hiện ...