Truyền Sai Nhóm Máu Có Thể Gây Ra Những Biến Chứng Gì? | Medlatec
Có thể bạn quan tâm
1. Những ảnh hưởng do truyền sai nhóm máu
Theo chia sẻ của bác sĩ, khi một đối tượng bị truyền sai nhóm máu có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến cơ thể hoặc nặng nề hơn là các biến chứng về sau. Thực tế, khi cơ thể tiếp nhận một nhóm máu khác không tương thích sẽ làm nảy sinh phản ứng truyền máu tán huyết cấp. Tình trạng này có thể xảy ra ngay khi đang truyền máu hoặc trong thời gian 24 giờ sau khi nhận máu.
Truyền nhầm nhóm máu có sao không?
Khi tiếp nhận một nhóm máu khác không phù hợp, bệnh nhân sẽ trực tiếp cảm nhận được những thay đổi bất thường của cơ thể. Trong đó, những triệu chứng thường gặp ở người bệnh gồm có: ớn lạnh, đau lưng, đau hai bên sườn,... Sự nhầm lẫn khi truyền máu có thể gây ra một số phản ứng cơ thể liên quan đến tán huyết nội mạc. Đồng thời, các hồng cầu tồn tại trong nhóm máu không tương thích sẽ bị phá hủy dưới sự tấn công của kháng thể người bệnh. Ngoài ra, sự xuất hiện nhiều phản ứng một cách đồng loạt có thể khiến bệnh nhân bị sốc hoặc dẫn đến tử vong tức thì.
Theo bác sĩ, khi truyền nhầm nhóm máu có thể dẫn đến tai biến và diễn tiến của tình trạng này có thể chậm hoặc nhanh tùy vào sự nhạy cảm của cơ thể. Một số trường hợp nặng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Do đó, các bác sĩ hoặc nhân viên y tế cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc và quy định khi truyền máu. Đối với những trường hợp bị tai biến xuất phát từ nguyên nhân truyền nhầm nhóm máu cần phải tiến hành cấp cứu ngay lập tức để đảm bảo tính mạng cho người bệnh.
2. Những lưu ý khi truyền máu để đảm bảo an toàn
Trong một số trường hợp bệnh nhân rơi vào tình huống cấp bách như mất máu do phẫu thuật, mất máu do tai nạn,… nên cần phải tiến hành truyền máu từ bên ngoài. Tuy nhiên, để hạn chế dẫn đến các biến chứng nguy hiểm do truyền sai nhóm máu, các bác sĩ, nhân viên y tế cần phải tuyệt đối tuân thủ theo các quy định và nguyên tắc truyền máu. Đồng thời đảm bảo máu được truyền phải cùng nhóm với kháng thể và kháng nguyên của máu bệnh nhân.
Đảm bảo không xảy ra ngưng kết hồng cầu
Khi truyền máu khác nhóm có thể dẫn đến rất nhiều hậu quả do kháng nguyên từ máu bên cho có thể bị phá hủy bởi kháng thể của bên nhận. Do vậy, việc phân loại, xác định nhóm máu rồi truyền máu là rất quan trọng. Nguyên tắc là không truyền máu có kháng nguyên tương đồng với kháng thể ở bên nhận máu.
Trường hợp kiểm tra phản ứng chéo cho kết quả ngưng kết hồng cầu thì các bác sĩ sẽ không truyền nhóm máu này cho bệnh nhân. Bởi lẽ, phản ứng trên có thể khiến cho người bệnh bị tai biến và gia tăng nguy cơ dẫn đến tử vong ở bệnh nhân. Tóm lại, khi truyền nhóm máu khác, có một số vấn đề cần quan tâm mà bạn có thể tham khảo thêm, đó là:
-
Tuyệt đối không truyền những nhóm máu có yếu tố kháng nguyên và kháng thể phản ứng gây ra hiện tượng hồng cầu ngưng kết.
-
Xác định đúng nhóm máu của người nhận và những đặc tính cơ bản của nhóm máu đó nhằm giảm thiểu nguy cơ truyền sai nhóm máu gây ra các biến chứng nguy hiểm. Nghiêm trọng hơn nữa, bệnh nhân có thể tử vong trong thời gian ngắn.
-
Đối với những bệnh nhân cấp cứu cần tiến hành truyền máu gấp nhưng không tìm được máu cùng nhóm, bác sĩ cần lựa chọn nhóm máu tương thích dựa trên nguyên tắc huyết thanh của máu người nhận không ngưng kết với hồng cầu máu người cho. Khi thực hiện truyền máu, bác sĩ nên lưu ý truyền máu với tốc độ chậm và hàm lượng máu được truyền thường khoảng 250ml.
Thực hiện truyền máu với tốc độ chậm
-
Đối với bệnh nhân cần truyền nhóm máu có yếu tố Rh (+) thì ngoài việc tiếp nhận nhóm máu tương thích có yếu tố Rh (+) thì Rh (-) vẫn được. Tuy nhiên, với bệnh nhân cần truyền nhóm máu Rh (-) thì chỉ tiếp nhận nhóm máu tương thích có yếu tố Rh (-).
3. Nguyên tắc truyền máu cơ bản
Để đảm bảo không truyền sai nhóm máu cho người bệnh, nhân viên y tế cần phải thực hiện đúng nguyên tắc truyền máu. Trong đó, điều đầu tiên cần phải thực hiện là xác định nhóm máu của bệnh nhân và những đặc trưng của nhóm máu đó. Mỗi nhóm máu thường có những đặc tính riêng và kháng thể của nhóm máu này cũng có thể kỵ với nhóm máu kia. Do đó, việc truyền nhóm máu không thích hợp có thể làm phá hủy máu và để lại nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Mỗi nhóm máu sẽ có đặc trưng riêng. Những đặc trưng này sẽ chi phối việc truyền máu. Cụ thể là:
-
Đối với nhóm máu A: đặc trưng của nhóm máu này chính là sự hiện diện của huyết tương với kháng thể B và các tế bào hồng cầu với kháng nguyên A. Do đó, ngoài những người thuộc nhóm máu A thì các đối tượng mang nhóm máu AB vẫn có thể tiếp nhận nhóm máu A. Ngoài ra, nhóm máu O cũng có thể truyền máu cho bệnh nhân thuộc nhóm máu A.
Người thuộc nhóm máu A vẫn có thể nhận nhóm máu O
-
Đối với nhóm máu B: có thể truyền máu cho những bệnh nhân cùng nhóm máu B hoặc nhóm máu AB. Bên cạnh đó, người thuộc nhóm máu O vẫn có thể hiến máu cho người mang nhóm máu B.
-
Đối với nhóm máu AB: đây là nhóm máu có thể tiếp nhận tất cả các nhóm máu nhưng người thuộc nhóm máu AB chỉ có thể cho máu cho những bệnh nhân cùng nhóm máu với mình. Theo một số thống kê cho thấy, số lượng người mang nhóm máu AB thường rất ít.
-
Đối với nhóm máu O: những đối tượng thuộc nhóm máu O chỉ có thể tiếp nhận máu của những người cùng nhóm máu này. Với đặc tính tế bào hồng cầu không tồn tại kháng nguyên A và kháng nguyên B nhưng vẫn có kháng thể A và kháng thể B trong huyết tương, những người thuộc nhóm máu O có thể hiến máu cho bất kỳ bệnh nhân thuộc nhóm máu nào khác.
Người thuộc nhóm máu O chỉ tiếp nhận nhóm máu O
-
Nhóm máu Rh (D): Phần lớn hồng cầu đều có kháng nguyên D hay còn gọi là Rh D dương, viết tắt là Rh (+). Ngược lại, những đối tượng không có kháng nguyên D trên hồng cầu sẽ được gọi là Rh D âm, viết tắt là Rh (-). Đối với các chị em đang mang thai, bác sĩ cần tiến hành xét nghiệm kháng nguyên Rh (D) nhằm sàng lọc cũng như phát hiện sự tương thích ở cơ thể bé và mẹ.
Đối với những bệnh nhân hoặc người hiến máu gặp khó khăn trong việc xác định nhóm máu, bác sĩ sẽ lần mẫu máu để tiến hành xét nghiệm chuyên khoa. Việc xác định đúng nhóm máu có ý nghĩa rất quan trọng vì khi truyền sai nhóm máu sẽ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân.
Với những chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe khi truyền sai nhóm máu. Từ đó, mọi người sẽ chủ động tìm hiểu về nhóm máu của mình cũng như cẩn trọng hơn khi hiến hoặc nhận máu từ người khác.
Từ khóa » Sốc Truyền Máu Khác Loài
-
Sốc Truyền Máu Khác Loài-đã Chuyển Đổi | PDF - Scribd
-
THỰC TẬP MIỄN DỊCH (Bài 3: Mô Hình Thực Nghiệm Sốc Truyền Máu ...
-
Điều Gì Xảy Ra Khi Truyền Nhầm Nhóm Máu? | Vinmec
-
Sách Thực Hành Môn Miễn Dịch - Tài Liệu Text - 123doc
-
Các Biến Chứng Của Truyền Máu - Huyết Học Và Ung Thư Học
-
Nguyễn Tiến Duy - Cho Em Hỏi Là Tại Sao Khi Truyền Máu... | Facebook
-
[DOC] 3 - Đại Học Y Thái Nguyên
-
Tai Biến Do Truyền Máu Và Cách Xử Trí
-
Thuc Tap Slb | Xemtailieu
-
KỸ THUẬT TRUYỀN MÁU CHO CHÓ – CÁC PHẢN ỨNG VÀ BIỆN ...
-
MIỄN DỊCH CƠ BẢN ÚNG DỤNG TRONG HUYẾT HỌC -TRUYỀN ...
-
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TRUYỀN MÁU THẾ GIỚI VÀ NHỮNG TIÊN ...
-
TT SLB MD Flashcards
-
Các Phản ứng Khi Truyền Máu
-
[TT SINH LÝ BỆNH] Rối Loạn Tiết Niệu Shock Do Truyền Máu Khác Loài ...
-
HIỂU ĐÚNG VỀ NHÓM MÁU VÀ NGUYỆN TẮC TRUYỀN MÁU
-
Bệnh Lý Quá Mẫn - Doctor SAMAN
-
Xét Nghiệm Sàng Lọc Kháng Thể Bất Thường