Truyện Thơ Nôm – Wikipedia Tiếng Việt

Văn học dân gian

    Thần thoại     Truyền thuyết     Cổ tích     Truyện cười     Ngụ ngôn     Vè, Tục ngữ     Thành ngữ     Câu đố     Ca dao     Văn học dân gian dân tộc thiểu số     Sân khấu cổ truyền

Văn học viết

    Văn học đời Tiền Lê     Văn học đời Lý     Văn học đời Trần     Văn học đời Lê Sơ     Văn học đời Mạc     Văn học đời Lê trung hưng     Văn học đời Tây Sơn     Văn học thời Nguyễn     Văn học thời Pháp thuộc     Văn học thời kỳ 1945–1954     Văn học thời kỳ 1954–1975     Văn học thời kỳ sau 1975

Khác

    Thơ Việt Nam     Truyện thơ Nôm     Kịch thơ Việt Nam     Truyện tranh Việt Nam

Truyện thơ Nôm hay Truyện Nôm thể thơ tiếng Việt viết bằng chữ Nôm (thường là thơ lục bát) để kể chuyện (trần thuật). Đây là một loại hình tự sự có khả năng phản ánh về hiện thực của xã hội và con người với một phạm vi tương đối rộng, vì vậy có người gọi truyện thơ Nôm là trung thiên tiểu thuyết (tiểu thuyết vừa). Nội dung của truyện thơ Nôm thường phản ánh đời sống xã hội cũng như thể hiện quan niệm, lí tưởng nhân sinh của tác giả thông qua việc miêu tả và thường là miêu tả chi tiết, tường thuật lại một cách tương đối trọn vẹn cuộc đời, tính cách nhân vật bằng một cốt truyện với chuỗi các biến cố, sự kiện nổi bật. Truyện thơ Nôm tiêu biểu cho văn học cổ điển Việt Nam, nở rộ vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, do viết bằng tiếng Việt dùng chữ Nôm nên được gọi là truyện Nôm. Truyện Nôm là một bộ phận văn học độc đáo và thể hiện nét thẩm mỹ độc đáo của nền văn học phong kiến Việt Nam mà không nền văn học nào có được.

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Truyện thơ Nôm có nhiều nguồn gốc cốt truyện khác nhau:

  • Một số tác phẩm sử dụng cốt truyện dân gian (lấy từ cổ tích, thần tích, Phật thoại...) vốn lưu hành trong dân gian như:Tấm Cám, Thạch Sanh, Quan Âm Thị Kính, Tống Trân – Cúc Hoa, Trương Chi...
  • Một số tác phẩm lấy cốt truyện trong văn học viết Trung Quốc (tiểu thuyết chương hồi, truyện truyền kì, ca bản), như: Song Tinh – Bất Dụ, Hoa tiên, Truyện Kiều, Nhị độ mai, Tì bù quốc âm tân truyện...
  • Một số tác phẩm lấy cốt truyện từ chính cuộc đời tác giả và thực tiễn đời sống (có thông qua hư cấu, sáng tạo) như: Sơ kính tân trang, Truyện Lục Vân Tiên, Vợ ba Cai Vàng, Chàng Lía...

Dù cốt truyện xuất phát từ nguồn nào thì các truyện thơ Nôm vẫn ít nhiều phản ánh các vấn đề của thực tại xã hội và con người đương thời cũng như phản ánh tâm tư, nguyện vọng của tác giả về những điều tốt đẹp hơn cho những nhân vật trong truyện.

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Có hai cách phân loại truyện thơ Nôm:

  • Căn cứ vào thể thơ dùng để sáng tác, người ta chia truyện thơ Nôm thành hai loại là truyện thơ Nôm Đường luật và truyện thơ Nôm lục bát. Truyện thơ Nôm Đường luật không có nhiều, cũng như bị thất truyền, chỉ có một số tác phẩm như: Tô Công phụng sứ, Chiêu Quân cống hồ, Lâm tuyền kì ngộ. Truyện thơ Nôm lục bát chiếm ưu thế với số lượng và thành tựu lớn, đại diện cho truyện thơ Nôm nói chung. Các tác phẩm tiêu biểu có: Truyện Kiều, Hoa tiên, Truyện Lục Vân Tiên, Tống Trân – Cúc Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa...
  • Căn cứ vào đối tượng sáng tác, người ta chia truyện thơ Nôm thành hai loại là truyện thơ Nôm bình dân và truyện thơ Nôm bác học. Truyện thơ Nôm bình dân do các tác giả trong giới bình dân (thường là khuyết danh) sáng tác do được truyền miệng hoặc qua ghi chép thô sơ trong dân gian nên khó xác định tác giả. Loại tác phẩm này cũng chủ yếu lưu hành trong dàn gian. Nội dung của chúng thường phản ánh khát vọng của người dân tầng lớp dưới (bình đẳng xã hội, thay đối vị thế trong xã hội, ước mơ ấm no, hòa bình, hạnh phúc, những điều tốt đẹp trong cuộc sống... Chất lượng nghệ thuật của loại truyện này cũng ở mức vừa phải, ngôn ngữ bình dân gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân, ít có các biện pháp tu từ cũng như sử dụng những từ ngữ thể hiện quyền thế. Nhóm này có các tác phẩm như: Phạm Tải – Ngọc Hoa, Tống Trân – Cúc Hoa, Thoại Khanh – Châu Tuấn... Truyện thơ Nôm bác học do các tác giả là trí thức Nho học (thường có tên tuổi, lai lịch rõ ràng), thường là tầng lớp nho gia trong xã hội sáng tác và lưu hành rộng rãi nhưng chủ yếu vẫn trong giới trí thức tinh hoa. Nội dung của chúng thường phản ánh nhu cầu của giới trí thức lớp trên (giải phóng tình cảm, khẳng định tài năng, phẩm hạnh). Chất lượng nghệ thuật của truyện thơ Nôm bác học khá cao. Nhóm này có những tác phẩm như: Truyện Kiều, Hoa tiên, Phan Trần, Sơ kính tản trang, Truyện Lục Vân Tiên...

Theo Đại học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, các tác phẩm truyện thơ Nôm có thể được phân chia như sau:[1]

  • Truyện thơ Nôm tài tử giai nhân vay mượn Trung Quốc (như: Song Tinh Bất Dạ, Hoa tiên, Truyện Kiều, Ngọc Kiều Lê, Nhị độ mai, Hảo cầu tân truyện...).[2]
  • Truyện thơ Nôm tài tử giai nhân do văn nhân Việt Nam tự sáng tác (như: Sơ kính tân trang, Lục Vân Tiên, Mộng hiền truyện, Vân Trung Nguyệt Kính tân truyện, Lưu nữ tướng...[3]
  • Truyện thơ Nôm truyền kì (như: Bạch Viên Tôn Các, Bích Câu kì ngộ, Lưu Nguyễn nhập Thiên Thai tân truyện, Từ Thức tân truyện...).[2]
  • Truyện thơ Nôm truyền thuyết (như: Chử Đồng Tử diễn ca, Đổng Thiên Vương tân truyện...).[4]
  • Truyện thơ cổ tích (như: Thạch Sanh, Tống Trân – Cúc Hoa, Thoại Khanh – Châu Tuấn, Lâm Sanh – Xuân Nương, Lưu Bình – Dương Lễ...).[3]
  • Truyện thơ Nôm ngụ ngôn (như: Truyện Trinh thử, Truyện Trê Cóc, Lục súc tranh công...).[5]
  • Truyện thơ Nôm sử tích (khu biệt với diễn ca lịch sử) (như: Chúa Thao cổ truyện, Ông Ninh cổ truyện, Trung quân đối diễn ca...)[6]
  • Truyện thơ Nôm tôn giáo (như: Quan Âm tống tử bản hạnh, Quan Âm Thị Kính, Mục Liên Thanh Đề, Lưu Hương diễn nghĩa bảo quyển...).[7]

Cho đến nay việc phân loại các tác phẩm truyện thơ Nôm vẫn còn nhiều khó khăn do sự khác biệt giữa thể loại văn học này với các thể loại văn học khác là không quá sâu sắc[8]

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Đặc điểm nội dung

[sửa | sửa mã nguồn]

Truyện thơ Nôm thường hướng đến hai chủ đề chính:

Truyện thơ Nôm bác học

[sửa | sửa mã nguồn]

Chủ đề giải phóng tình yêu đôi lứa: Đây là chủ để nổi bật trong các truyện thơ Nôm bác học mà nổi bật và dễ thấy nhất là các tác phẩm như Sơ kính tân trang, Truyện Kiều... Trong các truyện này, các cặp đôi nhân vật “tài tử – giai nhân” đã đến với nhau bằng tình cảm yêu đương tự nhiên, chân thật, say đắm của tuổi trẻ và đầy tính lãng mạn. Những cặp đôi nhân vật cũng thường phải vượt qua những trở ngại của lễ giáo và của các thế lực xã hội khác (nhờ sự trợ giúp nhất định của các lực lượng thần kì hoặc tiến bộ) để cuối cùng nên duyên chồng vợ, hưởng hạnh phúc lứa đôi tương đối trọn vẹn, lí tưởng nhằm chứng minh cho tình yêu đôi lứa mãnh liệt của nhân vật trong truyện.[9][10]

Truyện thơ Nôm bình dân

[sửa | sửa mã nguồn]

Chủ đề đấu tranh cho công lí xã hội: Đây là chủ đề nổi bật trong các truyện thơ Nôm bình dân như là nổi bật các tác phẩm khuyết danh như Phạm Tải – Ngọc Hoa, Tống Trân – Cúc Hoa, Thoại Khanh – Châu Tuấn... (ở một số truyện thơ Nôm bác học, chủ đề đấu tranh cho công lí xã hội cũng được đề cập như Truyện Kiều, Truyện Lục Vân Tiên... nhưng chỉ là chủ đề phụ, cái chính vẫn là tình yêu đôi lứa trong xã hội phong kiến cũ). Các truyện này thường kết thúc có hậu (nhờ sự trợ giúp của các yếu tố thần kì, kì bí hay các nhân vật mang tính nghĩa hiệp), thoả mãn mơ ước về một xã hội công bằng, về sự thay đổi số phận của các tầng lớp dưới thấp hèn trong xã hội. Các mối tình cao đẹp, trong sáng cũng được nâng niu, ca ngợi. Đồng thời chủ đề trong những tác phẩm thơ Nôm khuyết danh cũng là những cuộc đấu tranh của những người bị áp bức chống cường quyền bạo chúa bảo vệ tình yêu thủy chung, bảo vệ hạnh phúc gia đình, bảo vệ nhân phẩm. Qua cuộc đấu tranh nhiều khi không cân sức ấy, tác giả truyện Nôm bình dân có ý thức làm nổi bật được những đề mà loại tác phẩm này luôn hướng đến

  • Tố cáo bộ mặt thối nát, tàn bạo của xã hội phong kiến trên bước đường suy vong của nó.
    • Trong vấn đề phản ánh hiện thực, tố cáo tội ác của giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến xưa, nhằm vạch rõ bản chất của xã hội phong kiến, nói lên những nỗi thống khổ của quần chúng lao động dưới ách cai trị tàn bạo, gây nên bao nỗi lầm than trong cuộc sống, tác giả của những truyện nôm giàu tính quần chúng này cũng chưa có được cái nhìn đầy đủ, sâu sắc và toàn diện. Kẻ thù giai cấp của quần chúng hiện lên trong truyện chưa phải là cả hệ thống giai cấp phong kiến thống trị đã cấu kết với nhau để bóc lột nhân dân mà chỉ hiện lên lẻ tẻ từng đối tượng như quan lại đương thời, chúa đất, địa chủ... Hình thức bóc lột chính là bóc lột về mặt kinh tế vẫn chưa được các tác giả của bộ phận văn học này đề cập đến. Song ở một mức độ nào đó các tác giả này cũng đã chung sức vạch rõ bản chất thối nát, tàn bạo quá nức của xã hội phong kiến nhiều bất công. Họ cũng đã dũng cảm làm công việc mà những nhà thơ, nhà văn đại diện cho quyền lợi của giai cấp thống trị không dám làm hoặc che giấu để dối mình, lừa người mà bỏ qua giá trị nhân văn sâu sắc, giá trị tố cáo mạnh mẽ của những câu chuyện này. Đó là sự phơi bày chân dung thực vốn hết sức bẩn thỉu của giai cấp thống trị. Có thể nói, cùng với bộ phận văn học dân gian, truyện Nôm bình dân đã giúp chúng ta tìm hiểu thêm được nhiều mặt thuộc về bản chất của xã hội phong kiến, một xã hội mà lịch sử dân tộc ta vẫn lên án cho tới ngày nay.
    • Những truyện Nôm khuyết danh đã xây dựng được một hệ thống nhân vật phản diện quen thuộc trong xã hội xưa từ vua chúa, quan lại, bọn nhà giàu ở nông thôn cho đến cả thần thánh (những thần thánh tàn ác). Qua lối ứng xử của hệ thống nhân vật phản diện này với những tầng lớp thấp hơn trong xã hội, các tác giả đã vạch trần, tố cáo bản chất xấu xa của giai cấp bóc lột, áp bức đồng thời nói lên tình trạng thống khổ của các tầng lớp nhân dân với một thái độ đồng cảm, cảm thông sâu sắc.. Những nhân vật phản diện đó thường có các đặc điểm như:
      • Vua chúa
        • Nếu như trong văn học bác học vua chúa thường được nhắc đến với một thái độ tôn kính hoặc được coi như những thần tượng thiêng liêng tôn quý, đại diện cho thần linh cai quản nhân dân, được thần tượng hóa nhằm nâng cao phẩm giá của họ thì ở truyện Nôm bình dân là hoàn toàn trái ngược. Họ chỉ là những tên hôn quân, bạo chúa đáng lên án nhất. Loại truyện này thường nói rất nhiều đến việc vua chúa ép duyên trắng trợn. Hoặc chúng ép các tân khoa trạng nguyên phải bỏ vợ tào khang (người vợ đã cùng chung sống trong cảnh nghèo hèn) để lấy con gái mình (hai tên vua trong Tống Trân – Cúc Hoa đã lần lượt ép Tống Trân lấy con gái mình, bỉ ổi nhất là tên vua nước Việt sau khi không ép được Tống Trân hắn đã đẩy chàng đi xa). Hoặc những tên vua như Trang vương trong Phạm Tải – Ngọc Hoa, vua Hung Nô trong Lý Công đã ép những người con gái đẹp bỏ chồng để lấy mình. Tàn bạo nhất vẫn là Trang Vương, hành động ép buộc của y đã đẩy Ngọc Hoa – một cô gái đang yêu vào chỗ chết. Cái chết của nhân vật này đã gieo vào lòng người đọc một nỗi thương tâm vô hạn và càng thấy căm thù hơn giai cấp phong kiến thống trị đã gây ra con đường chết của một người phụ nữ vô tội
        • Trong những câu chuyện nôm, tầng lớp vua quan là tầng lớp có quyền, có lực nên tự cho phép mình làm những việc trái với luân thường, đạo lý của một tầng lớp nổi tiếng là thanh cao, uyên nhã đối với quần chúng lao động – những con người bị áp bức đến cùng cực. Tên vua Bảo Vương trong Lý Công đã cương quyết cắt đứt tình cha con, nhẫn tâm bắt con gái độc nhất cho voi giày, không được thì đem thả bể trôi sông chỉ vì công chúa đã tự tiện yêu đương ngoài sự kiểm soát của cha mẹ.
      • Quan lại: Trong truyện Nôm bình dân, bon quan lại hiện lên với hình ảnh là những kẻ bất tài, bất lực, chỉ giỏi việc xu nịnh vua, giỏi ức hiếp dân lành, thu lợi về túi mình. Cả lũ triều thần trong Phạm Tải – Ngọc Hoa không ngăn cản nổi vua làm điều xằng bậy lại còn xúi giục vua đi sâu vào tội lỗi. Tên quan trong Phương Hoa chỉ vì không lấy được người con gái đã hứa hôn đã đem tay chân đến giết hại, cướp của, phá nhà của cô.
      • Địa chủ ở nông thôn: Những phú ông, những trưởng giả – bọn giàu có ở nông thôn được phản ánh trong các truyện Nôm khuyết danh bình dân khá sâu sắc và đanh thép. Nét nổi bật ở bọn người này là tâm lý tham tiền hám của, luôn muốn tư lợi cho riêng mình, mà không biết nghĩ cho người khác. Vì tiền, bọn chúng có thể làm tất cả để thoán đoạt của cải, vật chất của người khác. Nổi bật cho nhân vật này phải kể đến tên trưởng giả trong Tống Trân – Cúc Hoa. Vì tiền mà hắn đã coi con gái như một món hàng có thể đánh mõ, rao làng, gả bán mấy lần cũng được mặc cho cô gái nghèo kêu khóc thảm thương.

Tóm lại tất cả những nhân vật phản diện này để đạt được mục tiêu ích kỷ, đê hèn của mình đã không từ một âm mưu, một thủ đoạn đen tối, hiểm độc nào nhằm thỏa mãn diều mà chúng cần. Chúng đã giày xéo lên những đạo đức, luân lý cơ bản nhất, giày xéo lên những pháp luật mà chúng đặt ra, giày xéo lên tính mạng của người dân và phá hoại hạnh phúc của bao nhiêu người vô tội.

Đồng thời với việc tố cáo tội ác của giai cấp thống trị, tác giả của bộ phận văn học này đã nói lên được nỗi thống khổ của quần chúng lao động (hạnh phúc tan vỡ, tính mạng bị đe dọa...) với một thái độ đồng cảm sâu sắc.

  • Đề cao phẩm chất tốt đẹp của quần chúng lao động: Truyện Nôm bình dân có một giá trị nhân đạo khá sâu sắc bởi nó không chỉ tố cáo những tội ác của giai cấp thống trị với quần chúng lao động , với những con người bị áp bức, đè nén lên cuộc đời của nhiều người dân vô tội mà các tác giả của bộ phận văn học này còn có ý thức đề cao phẩm chất tốt đẹp của quần chúng lao động, đặc biệt là đề cao người phụ nữ – con người thấp hèn nhất trong xã hội xưa, chịu nhiều oan ức của xã hội phong kiến
    • Khuynh hướng đề cao quần chúng lao động đều thể hiện rất rõ trong mọi truyện Nôm bình dân mà ai cũng có thể thấy được. Ta thấy rằng các nhân vật chính bao giờ cũng là những người lao động, những người bị áp bức, bóc lột. Truyện viết về họ nên tác giả thường lấy tên họ đặt cho tác phẩm như những câu chuyện Thạch Sanh, Tấm Cám, Trương Chi Mị Nương
    • Truyện Nôm dạng này cũng đề cao phẩm chất tốt đẹp của quần chúng nhân dân, tác giả của bộ phận văn học này chủ yếu viết về những tình cảm tốt đẹp và lòng nhân đạo cao quý của họ. Trước hết là lòng thương người, một tình thương hết sức mộc mạc, chân thành mà cảm động và vững bền giữa những người dân sống trong một xã hội bất công nhưng bằng những tinh thần tốt đẹp đã vượt qua thời cuộc và luôn sống tốt như những đạo lý của ông cha.
    • Tình cảm giữa người với người trong truyện Nôm cũng hết sức thường trực, mà nổi bật nhất vẫn là tình cảm, tình yêu và sự thủy chung, sắt son của những cặp vợ chồng, họ yêu thương thắm thiết và chung thủy hết mực với nhau. Sự chung thủy của vợ chồng Phạm Công – Cúc Hoa, Phạm Tải – Ngọc Hoa đã giúp họ vượt qua mọi thử thách, mọi cảnh ngộ éo le mà xã hội phong kiến đã bày ra, giúo họ vượt lên trên sự cám dỗ của giàu sang, phú quý, đứng vững trước sự đe dọa của cường quyền, bạo lực cũng chính là đại diện cho tình yêu thương thắm thiết trong mỗi gia đình người lao động nghèo trong xã hội cũ
    • Ngoài ra tác giả của bộ phận văn học này cũng đặc biệt chú ý đề cao đến người phụ nữ. Đây cũng là một nét đặc sắc của văn học giai đoạn này đồng thời nó cũng là sự phản ánh vai trò, chức năng của người phụ nữ trong văn học. Các nhân vật phụ nữ xuất hiện trong các truyện Nôm bình dân có nhiều nét đổi mới: Họ xuất hiện với một tư thế của người vươn lên làm chủ vận mệnh của mình, đưa bản thân mình chống lại hoàn cảnh éo le, bất hạnh, chứ không buông xuôi, yếu đuối như trong những câu chuyện cổ tích. Thường xuất thân từ lá ngọc cành vàng (con nhà triệu phú trở lên như Cúc Hoa) nhưng các nhân vật nữ này lại có thân phận cụ thể của quần chúng lao động (họ cũng bị áp bức, đè nén; giàu lòng trắc ẩn, giàu lòng thương người). Nhân vật người phụ nữ trong thời kì này có những điểm đáng chú ý như:
      • Các nhân vật nữ đã dám hành động theo suy nghĩ của mình chứ không theo đạo đức phong kiến. Hành động của Cúc Hoa, Ngọc Hoa quả là những hành động táo bạo. Hai cô gái này đã cương quyết lấy người con trai mà mình đã thương yêu dù những chàng trai đó là những người ăn mày nghèo nàn vì chỉ có tình yêu mới đem lại hạnh phúc vợ chồng. Quan niệm về hôn nhân của Cúc Hoa, Ngọc Hoa là một quan niệm hết sức tiến bộ, nó vượt xa quan niệm môn đăng hộ đối của các cô gái quý tộc xưa. Bởi vì, ai cũng biết, sự sắp đặt của gia đình phong kiến xưa không phải luôn đưa đến hạnh phúc cho những người trong cuộc nếu chúng không đến theo ý muốn của mỗi người.
      • Hoàn toàn khác với các cô gái trong truyện Nôm bác học, đến với tình yêu bằng sự rung động của giới tính, các cô gái của truyện Nôm bình dân đã đến với tình yêu bằng sự rung động của đạo đức – lòng yêu thương những người nghèo nhưng có một phẩm hạnh cao quý và đáng tôn trọng. Đây chính là cơ sở của nhiều mối tình son sắt, thủy chung bất chấp những ngang trái của cuộc đời cũ.  
      • Một số nhân vật nữ không chỉ dám chủ động xây dựng hạnh phúc mà còn tích cực đấu tranh để bảo vệ hạnh phúc và tình yêu đẹp đẽ của mình, dám đương đầu với những ý kiến trái chiều, những định kiến cũ nát của xã hội. Và trong cuộc đấu tranh đó họ đã bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp (lòng vị tha, đức hi sinh, nghị lực phi thường, trí thông minh quyết đoán...) của mình mà nội dung phản ánh còn được mở rộng, ý nghĩa xã hội của chủ đề được nâng cao. Cuộc đấu tranh của họ ngoài ý nghĩa bảo vệ hạnh phúc, tình yêu còn có ý nghĩa bảo vệ nhân phẩm, bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ công lý cho những người đồng cảnh ngộ.
  • Ngoài ra các tác giả truyện Nôm bình dân cũng thường đưa ra những cách giải quyết tích cực, tiến bộ các vấn đề xã hội. Có thể nói đến như sau:
    • Truyện Nôm bình dân không chỉ đặt ra những vấn đề lớn lao cho nhân vật và thường gắn với thời cuộc mà truyện Nôm còn đưa ra được cách giải quyết tích cực là để những người lương thiện chiến thắng các lực lượng bạo tàn. Đây là phần lãng mạn tích cực của bộ phận văn học này vì trong chế độ phong kiến nói chung nhân dân lao động khó mà tìm được hạnh phúc trọn vẹn.
    • Các tác giả truyện Nôm luôn làm sáng tỏ một điều là sống trong xã hội đen tối đó quần chúng lao động bao giờ cũng có một ước mơ về một xã hội không có sự bất công, bất bình đẳng, một xã hội thái bình trong đó người ta sống yêu thương nhau và có hạnh phúc đầy đủ, được sống tự do với chính bản thân mình, họ ước mơ một xã hội có vua tốt, tôi hiền. Đó là những mơ ước chính đáng (xét trong hoàn cảnh xã hội) chứ chưa phải là những mơ ước đúng đắn nhất, đầy đủ nhất. Tác giả của bộ phận văn học này là những người có cuộc sống khá gần gũi với quần chúng lao động nên họ hiểu được quần chúng nhiều hơn và phản ánh được những ước mơ đẹp đẽ, phản ánh được tinh thần lạc quan mạnh khỏe của quần chúng vào sáng tác của mình. Vì thế các sáng tác của các tác giả bình dân này đã tiếp thêm sức sống cho con người lao động trong xã hộ xưa, quần chúng tìm đến những sáng tạo nghệ thuật này.

Ba vấn đề này được coi là ba đặc điểm chính về nội dung của truyện Nôm bình dân. Ba đặc điểm này cũng đã nói lên rằng truyện Nôm bình dân có một nội dung gần gũi với quan niệm đạo đức, thẩm mĩ của quần chúng lao động.

Theo nhà văn Nguyễn Lộc thì “truyện Nôm bình dân có khác”[9], “tự do yêu đương thực chất chưa phải là vấn đề”. Ông cho rằng: “Truyện Nôm bình dân chủ yếu đặt vấn đề bảo vệ tình vợ chồng, nói rộng ra là bảo vệ gia đình trong thời kì tan rã của chế độ phong kiến”. Quả thật như vậy, cuộc đấu tranh vượt qua thử thách của những nhân vật chính trong loại truyện thơ Nôm cổ tích là hướng đến việc khẳng định đạo lí gia đình, ca ngợi đạo nghĩa vợ chồng mang màu sắc giáo huấn, răn đời. Đó không phải là cuộc đấu tranh vươn tới ước mơ giải phóng cá nhân, tự do trong tình yêu, hôn nhân đôi lứa. Chính vì vậy mà ta thấy đôi nhân vật nam nữ trong loại truyện Nôm cổ tích kết hôn một cách dễ dàng ngay từ đầu truyện, còn đôi lứa trong loại truyện Nôm TTGN phải trải qua cuộc đấu tranh sinh tử mới đạt tới cái đích cuối cùng là hôn nhân. Đúng như nhận định của Đổng Quốc Viêm trong Minh Thanh tiểu thuyết tư trào: “Tiểu thuyết TTGN chính diện biểu hiện văn nhân, biểu hiện lí tưởng tình ý của văn nhân. Dù ở trình độ nào cũng có thể nói, đấy là kiểu loại văn học tự mình viết về mình”[11]

Đặc điểm nghệ thuật

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Kết cấu: Truyện thơ Nôm thường kết cấu theo mô hình: Gặp gỡ (Hội ngộ)Tai biến (Lưu lạc) – Đoàn tụ (Đoàn viên, kết hợp với kết thúc có hậu và phần ngoại truyện – xem bảng dưới).Tuỳ vào chủ đề của tác phẩm mà phần nào sẽ được nhấn mạnh. Đối với các truyện thơ Nôm mang chủ đề giải phóng tình yêu đôi lứa, thì “gặp gỡ” thường được nhấn mạnh, tác giả dành nhiều trang viết để đi sâu vào miêu tả và tán dương tình yêu tự do, say đắm của đôi lứa nhằm thể hiện tình yêu mãnh liệt của cặp đôi đó. Đối với các truyện thơ Nôm mang chủ đề đấu tranh cho công lí xã hội thì “tai biến” (và sự đấu tranh vượt qua những “tai biến” trong cuộc sống) là phần quan trọng. Tuy nhiên, cả hai loại truyện này đều cơ bản có kết thúc giống nhau với một kết thúc có hậu, kết thúc có tính chất lí tưởng. (Tất nhiên, cũng có những tác phẩm có hậu chỉ là bề ngoài, thực chất là kết thúc bi kịch, chẳng hạn như Truyện Kiều, phản ánh khát vọng (đồng thời cũng là sự bế tắc, bất lực) của tác giả trước thực tại bất công, nghiệt ngã của xã hội xưa.). So với văn học dân gian, truyện Nôm bình dân cũng có một số nét khác biệt thể hiện của một thể loại có khả năng phản ánh hơn truyện cổ như tác giả đã chú ý mô tả một số cảnh sinh hoạt xã hội và con người, yếu tố trữ tình ít nhiều đã có vị trí đáng kể, thỉnh thoảng có tác giả đã chú ý miêu tả tâm trạng của nhân vật. Ngoài ra truyện Nôm bình dân cũng không còn những lời bình luận, triết lý về cuộc đời của tác giả ở đầu hay cuối truyện như ở truyện cổ.[12]
Hội ngộ – Khung cảnh thiên nhiên: dạo chơi, viếng cảnh...
– Khung cảnh gia đình: gặp nhau có mặt gia trưởng...
Hôn nhân – Do cha mẹ ước định trước
– Tự ý đính hôn
Tai biến – Tai họa đột ngột: bị vu oan, bị đưa sang xứ khác...
– Bị tiểu nhân chia rẽ, bức hại...
Đôi bên vượt qua trắc trở – Một lòng chung thủy, có thể tự vẫn để giữ phẩm hạnh (nhưng được cứu sống)
– Thi đỗ được ban chức tước
– Lập được công lao lớn
Đoàn viên – Kết hôn trong cảnh vinh hiển / được vua tứ hôn
– Có thể một chàng cưới hai, ba nàng (kết thúc không có hậu)

Ngoài ra, xét về mặt văn hóa tư tưởng, chúng ta thấy loại truyện Nôm bộc lộ rõ ý thức hệ và nhân sinh quan của Nho gia. Tài tử và giai nhân dù tình cảm có “vượt rào” đến đâu thì cũng dừng lại trong vòng lễ nghĩa phong kiến. Tài năng, phẩm hạnh của tài tử và giai nhân phản ánh rõ mẫu hình lí tưởng của nhà Nho. Còn ở loại truyện Nôm truyền kì ta thấy ảnh hưởng rõ nét tư tưởng Đạo giáo. Yếu tố thần tiên, thoát tục của Đạo giáo chi phối rất lớn đến hành trạng nhân vật và diễn biến của truyện. Với loại truyện Nôm cổ tích thì tư tưởng Phật giáo và tín ngưỡng dân gian thể hiện khá rõ nét: mô típ cầu Trời khấn Phật được con; người cõi trên đầu thai xuống trần; Phật, Trời thử thách đức hạnh của nhân vật chính; được Trời, Phật, thần thánh ban cho phép lạ và cứu giúp khi hoạn nạn;… Thế giới thiên đình, địa phủ, người chết xuống âm ti được hoàn sinh trở lại dương gian, tư tưởng quả báo luân hồi... tham gia vào rất nhiều vào loại truyện này.

  • Nhân vật: Nhân vật của truyện thơ Nôm thường được chia thành hai tuyến rõ ràng: nhân vật chính diện (đại diện cho cái tốt, cái đẹp, cái tiến bộ) và nhân vật phản diện (đại diện cho cái xấu, cái ác, cái bảo thủ). Ở những truyện thơ Nôm xuất sắc (như Truyện Kiều), lại có những nhân vật lưỡng diện, khó xác định rõ ràng là chính diện hay phản diện (như Thúc Sinh trong Truyện Kiều). Có những truyện thơ Nôm lại không có nhân vật phản diện do không đặt ra vấn để đấu tranh giai cấp hoặc đấu tranh tư tưởng (Hoa tiên, Mai đình mộng kí). Cũng có những nhân vật chỉ có ý nghĩa chức năng, không cần xếp vào loại nào (chẳng hạn nhân vật nàng hầu, nhân vật người dẫn đường, thầy bói...) do thường là nhân vật phụ hoặc chỉ có rất ít tác động đến hoàn cảnh hay lời nói, ứng xử hay cuộc đời của nhân vật.
    • Nhân vật truyện thơ Nôm cũng thường được xây dựng theo khuôn mẫu, các môtip như: chàng trai nghèo nhưng hiếu học và học giỏi (sau thành đạt), chung tình; cô gái (nhà giàu) nết na, đảm đang, hiếu thảo;… Tuy nhiên, cũng đã có một vài nhân vật truyện thơ Nôm được xây dựng đa chiều, sinh động hơn (có tính cách cá thể, có đời sống tâm lí phong phú...), điển hình là nhân vật Thuý Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
    • Ngoại hình các nhân vật cũng được chú ý miêu tả, nhưng nhìn chung vẫn theo lối ước lệ, tượng trưng theo từng nhân vật và địa vị của họ trong xã hội. Ở những truyện thơ Nôm thành công nhất, ngoại hình nhân vật đã có những nét cá thể hoá, biểu thị tính cách, số phận.
    • Các nhân vật cũng được khắc hoạ thống qua ngôn ngữ đối thoại trong suốt câu chuyện. Một số nhân vật (ở truyện thơ Nôm bác học) đã được khắc hoạ đời sống tâm lí thông qua việc tả cảnh ngụ tình hoặc miêu tả trực tiếp tâm trạng, tâm lí (ngôn ngữ độc thoại của nhân vật và thường bộc lộ tính cách, phong cách, lối suy nghĩ, mối quan tâm của nhân vật...).
    • Do chủ yếu lấy chuyện xưa, tích cũ làm đối tượng miêu tả chính trong suốt câu chuyện nên truyện thơ Nôm mang vào mình một số đặc trưng của truyện cổ tích hoặc truyện kể dân gian trong cách xây dựng nhân vật, miêu tả thời gian, không gian…Hầu hết các truyện Nôm, đặc biệt là truyện Nôm bình dân đều miêu tả nhân vật để nhằm khắc họa ý đồ mà cốt truyện đã xây dựng nên chứ không phải đi sâu khắc họa tính cách nhân vật đó. Ngoại hình con người trong thể loại truyện này cũng ít khi được miêu tả và nếu có chỉ miêu tả sơ sài công thức cốt chỉ để người nghe nhận ra đó là loại người xấu, hay tốt mà thôi. Ví như nhân vật Cám trong truyện Tấm Cám, Cúc Hoa trong Phạm Công – Cúc Hoa, cô gái (Mộng Hiền truyện)…. đều là kiểu nhân vật như thế. Ngay cả nàng Kiều Nguyệt Nga của cụ Đồ Chiểu cũng không được chú trọng miêu tả ở dung mạo bề ngoài mà lại đặc biệt lưu ý vẻ đẹp tiết hạnh đáng quý nổi bật. Như vậy, nhìn chung ở “truyện Nôm xu hướng phiếm chỉ hóa vẫn là đặc trưng khá phổ biến, và nhân vật trong truyện Nôm thực chất vẫn còn ở dạng loại hình nhiều hơn cá tính[13]
    • Nhân vật truyện thơ Nôm bác học thường là một hiện tượng nghệ thuật có tính ước lệ. Đặc điểm ngoại hình nhân vật cũng có liên quan đến sự phát triển của cốt truyện và thường có những dấu hiệu để nhận biết như: tên gọi, về tiểu sử, nghề nghiệp... Những dấu hiệu đó được trình bày ngay từ đầu và ảnh hưởng đến sự phát triển về sau của cốt truyện. Cách miêu tả vẻ đẹp Thúy Vân, Thúy Kiều khác nhau trong Truyện Kiều dường như cũng dự báo về số phận của mỗi người sau này:

"Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang   Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da. Kiều càng sắc sảo mặn mà   So bề tài sắc lại là phần hơn Làn thu thủy, nét xuân sơn   Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh"

Hoạt động của nhân vật truyện thơ Nôm Việt Nam cũng được miêu tả theo nguyên tắc ước lệ. Nhìn chung, nhân vật truyện thơ Nôm vẫn chưa thoát khỏi những khuôn mẫu của nhân vật truyện cổ tích và vị thế mang đầy đủ đặc trưng của nhân vật truyện cổ tích. Chúng ta hãy xem xét các nhân vật trong Thoại Khanh – Châu Tuấn, Phạm Công – Cúc Hoa… đều như được đúc ra từ một khuôn. Một số nhân vật nam như Lý Công, Phạm Công, Châu Tuấn đều mồ côi từ nhỏ, đều là những học trò nghèo phải đi ăn mày hoặc dắt mẹ đi ăn mày như vẫn nuôi chí học thành tài và cuối cùng đều thi đỗ Trạng Nguyên. Trong tình yêu họ đặc biệt thủy chung son sắt. Mặc dù thành đạt bị vua ép gã công chúa đều tìm cách chối từ cho dù bị đày ra viễn xứ, xa vợ con hàng chục năm trời vẫn không nguôi nhớ thương. Còn hầu hết các nhân vật nữ thường xinh đẹp tuyệt vời, một lòng hiếu thảo với mẹ chồng, đảm đang nuôi chồng ăn học và lúc gặp hoạn nạn khó khăn xa chồng họ vẫn luôn giữ tròn danh tiết, kiên trinh đợi chờ. Đó là nét phẩm chất chung của nhân vật truyện thơ Nôm Việt Nam. Vì vậy theo nhận xét của Kiều Thu Hoạch trong “Truyện Nôm – nguồn gốc và bản chất thể loại”: “Thế giới nhân vật truyện thơ Nôm có tính chất lí tưởng hóa nhiều hơn là hiện thực”.

Những nhân vật tốt, tích cực không bao giờ chịu thất bại trước những thế lực phản động có quyền uy mãnh mẽ trong xã hội để cuối cùng đi đến kết thúc tốt đẹp. Ngay cả những truyện Nôm bác học như truyện Kiều, Lục Vân Tiên – Kiều Nguyệt Nga… cũng xây dựng nhân vật nhằm đi tới tình huống kết thúc có hậu này. Và để thực hiện điều này tác giả truyện thơ Nôm đôi khi phải nhờ đến sự hỗ trợ của các yếu tố thần kỳ.

Mặt khác, nhân vật truyện thơ Nôm bình dân thường không thông qua việc miêu tả ngoại hình hay phân tích nội tâm mà chủ yếu được thể hiện thông qua hành động. Ngôn ngữ đối thoại được dùng để biểu hiện cảm nghĩ của nhân vật. Đây là nguyên tắc về nghệ thuật có tính chất cơ bản trong việc xây dựng nhân vật truyện.

  • Hình ảnh đồ vật: Bên cạnh hình tượng về con người (nhân vật), truyện thơ Nôm còn có những hình tượng đồ vật cũng có giá trị thẫm mĩ độc đáo.
    • Những đồ vật như cây đàn thần, gốc đa, chiếc áo, cây trâm... được xem hình tượng tiêu biểu trong truyện thơ Nôm, góp phần vào việc xây dựng cốt truyện theo ý đồ của tác giả.
    • Ta nhận thấy mỗi khi hình tượng cây đàn xuất hiện trong các truyện thơ Nôm như Thạch Sanh, Thoại Khanh – Châu Tuấn, Truyện Kiều… đều góp phần làm sống động nội dung câu chuyện và cũng luôn là yếu tố tạo ra hàng loạt những sự kiện, biến cố quan trọng của câu chuyện. Cây đàn thần giúp nàng Thoại Khanh bày tỏ nỗi niềm về cuộc đời chìm nỗi lưu lạc đau khổ của mình (Thoại Khanh – Châu Tuấn); cũng tiếng đàn thần dìu dặt khúc nhạc tha hương khiến cho binh sĩ của quân ngoại xâm cảm thấy lòng day dứt nỗi nhớ quê và buông kiếm không muốn chém giết đánh nhau nữa (Thạch Sanh); còn khúc nhạc hồ cầm của Thúy Kiều lại là muôn khúc bi ai thảm sầu về kiếp hồng nhan bạc mệnh giúp bén duyên với chàng Kim và cũng là khúc ly tao của một kiếp đoạn trường (Truyện Kiều – Nguyễn Du).
    • Còn rất nhiều hình tượng đồ vật khác trong khuôn khổ bài viết không thể nêu hết song, chỉ nhìn nhận qua hình tượng cây đàn cũng đã thấy hình tượng đồ vật cũng là hình tượng văn học góp phần làm cho truyện thơ Nôm có thêm nét mới, độc đáo sống mãi trong lòng người đọc
  • Không gian – thời gian: Không – thời gian thể hiện xuyên suốt trong truyện thơ Nôm cũng là một trong những yếu tố góp phần tạo nên giá trị nghệ thuật đọc đáo của tác phẩm. Thời gian xuất hiện ở hầu hết loại hình truyện này là thời gian tuyến tính, bắt đầu từ những câu chuyện từ đời xửa, đời xưa; không gian là không gian phiếm chỉ, thường là ở một địa danh nào đó xa xôi không nhớ rõ. Tên người, tên đất… nhiều khi chỉ có ý nghĩa tượng trưng chứ không có ý nghĩa lịch sử cụ thể. Ví dụ, chuyện Tống Trân – Cúc Hoa được kể rằng xảy ra ở đời vua Thái Tông như đó là Thái Tông thời Lý, thời Trần hay thời Lê thì tác giả truyện không nói rõ. Sau đó có chuyện Tống Trân bị đày sang nước Tần mười năm thì địa danh càng mơ hồ vì tương ứng cả ba thời Lý, Trần, Lê đều làm gì có nhà Tần mà chỉ có Tống, Nguyên, Minh, Thanh mà thôi. Ở Truyện Lý Thông kể lại sự việc của đời vua Tảo vương, nhưng đó là ông vua thời nào, nước nào thì vẫn không được xác định. Do vậy đây vẫn là câu chuyện phiếm chỉ về không – thời gian. Xu hướng phiếm chỉ hóa không chỉ có trong truyện thơ Nôm bình dân mà còn xuất hiện ngay ở truyện Nôm bác học. Trong Tựa truyện Song Tinh của Nguyễn Hữu Hào, người biên khảo đã viết:“Truyện Kiều xây dựng trên nền lịch sử và xã hội thực tế, nền chính trị thực tế đời Minh Gia Tĩnh; còn truyện Song Tinh thì chỉ là phiếm chỉ, đặt vào đời phong kiến nào cũng được, và cũng có thể xảy ra ở nước ta”. Tuy nhiên, ngay cả Truyện Kiều địa điểm và thời gian xảy ra các sự kiện đều ở tại Trung Hoa. Như vậy nội dung phản ảnh hiện thực tất yếu cũng là hiện thực xã hội Trung Hoa, không thể là Việt Nam. Tuy nhiên khúc xạ từ hiện thực ấy rọi chiếu vào xã hội phong kiến nước ta lúc bấy giờ vẫn có giá trị phản ánh rất lớn. Như thế, xu hướng phiếm chỉ về không – thời gian là một đặc trưng nghệ thuật của loại hình thơ Nôm nói chung. Đây là kiểu tư duy dân gian, cổ tích vì hầu hết các truyện thơ Nôm đều là chuyện kể lại, chép lại theo tích cũ, chuyện cũ, do đó cái hiện thực được phản ánh trong nó cũng là cái hiện thực của các truyện cũ, tích cũ, là cái “thực tại cổ tích[14]
  • Người kể chuyện: Truyện thơ Nôm bình dân sinh ra là để kể chuyện, do vậy ngôn ngữ tác phẩm là ngôn ngữ kể chuyện và tất yếu người kể chuyện cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Cách nói khoa trương, phóng đại, cách nói ước lệ tượng trưng của nghệ thuật kể chuyện dân gian là một đặc trưng trong phong cách kể chuyện của các tác giả truyện thơ Nôm. Trong truyện Lý Công, cảnh công chúa Bạch Hoa bị hành hình được người kể miêu tả thật ghê rợn:

Bảy châu tám quận thành đô

Chợ tan nhà đóng xem đưa hành hình

Thuyền tàu trả lái chông chênh

Thiên sầu địa thảm tung hoàng tới nay

Đặc biệt, ở câu mở đầu và kết thúc truyện Nôm tính công thức, ước lệ thể hiện khá rõ. Ở nhiều truyện Nôm khác nhau, chẳng biết nội dung truyện thế nào nhưng nhất thiết người kể vẫn phải mở đầu hoặc kết thúc bằng những lời ca tụng tốt đẹp, hay bằng những lời lẽ có tính chất chúc mừng:

Nay mừng Nam Bắc thuận hòa,

Chẳng còn lo ngại đường xa nỗi gần

Chữ rằng dĩ đức vi tiên

Ai ai chi lấy bút nghiên chép truyền

(Hoàng Triều)

Mừng nay vừa thuận nước an,

Lê dân lạc nghiệp bốn phương yên hòa

Oai linh vỗ bụng âu ca,

Chúc cho vạn thọ nhà nhà bình an

(Phạm Công – Cúc Hoa)

Lược bày đời vua nhà Chu

Trị vì thiên hạ phong lưu thuận hòa

(Địa Tạng bản hạnh)

Thậm chí ở Truyện Kiều mặc dù nội dung phản ánh sự thối nát, bất công của xã hội phong kiến đã kinh rẽ phụ nữ và những người tài hoa bị vùi dập dưới sự chi phối của quyền lực nhưng vẫn được mở đầu bằng câu thơ công thức:

Rằng năm Gia Tĩnh đời Minh, Bốn phương phẳng lặng hai kinh vững vàng

Đây là một đặc điểm rất dễ nhận dạng ở loại hình truyện thơ Nôm nhưng cũng cần hiểu thêm rằng đó là những bình phẩm, bình luận mang triết lý nhân sinh của người kể chuyện – của tác giả. Đó là kiểu tư duy nhân dân mà đâu đó chúng ta vẫn thường hay gặp ở những câu thành ngữ, túc ngữ trong kho tàng văn học dân gian.

Mặc khác, người kể chuyện trong truyện thơ Nôm, đặc biệt là truyện thơ Nôm bình dân hay có lối kể dân dã, mộc mạc. Đó là nét đẹp chân chất gần gũi, bình dị nhưng không kém phần duyên dáng vốn có của người nông dân Việt Nam. Điều này cũng lý giải vì sao truyện thơ Nôm mặc dù qua kiểm soát gắt gao của triều đình phong kiến nhưng vẫn lưu truyền và sống mãi với thời gian, vẫn được nhân dân yêu thích, truyền tụng.

  • Yếu tố thần kỳ: Để xây dựng câu chuyện theo mô hình “kết thúc có hậu”, mô hình: gặp gỡ – tai biến – đoàn tụ quen thuộc vẫn thường xuất hiện các truyện thơ Nôm, đặc biệt là truyện thơ Nôm bình dân, yếu tố thần kỳ được sử dụng như là một “hình tượng” đặc trưng của thể loại văn học này. Chính vì thế Kiều Thu Hoạch trong giáo trình Truyện Nôm – nguồn gốc và bản chất thể loại đã khẳng định: “Yếu tố thần kỳ chẳng những chỉ là một biện pháp nghệ thuật quan trọng để thực hiện mô hình cấu trúc gặp gỡ – tai biến – đoàn tụ mà còn là một đặc trưng thi pháp không thể thiếu của thể loại truyện này”.
    • Trong mô hình cấu trúc gặp gỡ – tai biến – đoàn tụ của truyện Nôm thì trường đoạn tai biến có nhiều diễn biến phức tạp nhất của cốt truyện. Tại đây nhân vật chính luôn luôn phải trải qua những biến cố cực kỳ khủng khiếp tưởng chừng như vượt quá sức chịu đựng của một con người bình thường. Trong những trường hợp như thế, đành rằng nhân vật chính giữ vai trò quan trọng có ý nghĩa quyết định, song bên cạnh đó vẫn không thể thiếu được sự hỗ trợ của một sức mạnh vô hình, thường được biểu hiện bằng những lực lượng siêu nhiên và những yếu tố thần kỳ. Nhờ vậy mà nhân vật chính đã có thể vượt qua hàng loạt những tai ương tưởng chừng không thể vượt qua, để đi đến thắng lợi cuối cùng, đi đến kết cục đoàn tụ – một cấu trúc quen thuộc của loại hình truyện thơ Nôm.
    • Trong truyện Phạm Công – Cúc Hoa, chàng Phạm Công vì công chịu lấy công chúa Hung Nô nên bị chúa Hung Nô sai quân chặt tay, khoét mắt, đục răng… Nhưng nhờ có Ngọc Hoàng sai chư tướng xuống phù phép, nên chàng đã lành lặn như xưa. Còn nàng Cúc Hoa tuy đã chết những vẫn thường hiện linh để giúp đỡ chồng con. Và cảnh tưởng ly kỳ hơn là khi Phạm Công vì quá thương nhớ vợ nên đã lặn lội xuống âm phủ tìm gặp. Chính tình yêu thủy chung của chàng khiến Diêm Vương cảm động nên cho phép Cúc Hoa trở lại trần gian sống hạnh phúc cùng chồng. Cảnh tượng này cũng xuất hiện ở truyện Phạm Tải – Ngọc Hoa khi nàng Ngọc Hoa tự tử để được xuống âm phủ gặp chồng. Tại cõi âm, Ngọc Hoa cùng Phạm Tải viết cáo trạng kiện Trang Vương. Trang Vương đã bị bắt xuống âm ty xử tội và bị bỏ vạc dầu. Hai vợ chồng Phạm Tải, Ngọc Hoa hồi sinh trở về dương thế. Sau đó Phạm Tải được Ngọc Hoàng cho làm vua chăn dân thái bình an lạc.
    • Thoại Khanh – Châu Tuấn một loạt yếu tố thần kỳ cũng liên tục xuất hiện xung quang nhân vật Thoại Khanh. Châu Tuấn chồng Thoại Khanh khi đỗ Trạng nguyên đã bị lưu đày sang nước Tề vì không chịu kết duyên cùng công chúa con vua. Mòn mỏi đợi chờ trong bảy năm không thấy chồng về, Thoại Khanh đã dắt mẹ chồng sang Tề quốc tìm chồng. Giữa đường, đói khát sức kiệt nàng đã phải cắt thịt ở cánh tay mình cho mẹ chồng ăn. Vì đã có Phật tổ phù hộ nên cánh tay nàng vẫn không hề chảy máu, sau còn được Ngọc Hoàng cho linh sơn đắp vào lành lặn như cũ. Dọc đường đi, lúc ăn xin trong ngôi miếu hoang, Thoại Khanh lại bị Dâm thần cưỡng bức, móc mù mắt. Về sau nhờ phép tiên hai tròng mắt được mua về lắp vào sáng lại như xưa. Khi đi qua rừng sâu nàng còn được lại được hổ thần cõng giúp nên nhanh chóng đến địa phận nước Tề. Đặc biệt thần kỳ là Thoại Khanh còn được Phật tổ cho cây đàn thần, đây chính là vật môi giới giúp nàng tìm lại Châu Tuấn, kết thúc chặng đường tìm kiếm đầy khổ ải của đời mình và nhận được thành quả viên mãn.
    • Ngay cả chuyện Nôm bác học Lục Vân Tiên của nhà nho Nguyễn Đình Chiểu cũng xuất hiện rất những yếu tố thần kỳ. Theo thống kê của Nguyễn Quang Vinh trong Tạp chí Văn học số 4 – 1972 thì truyện Lục Vân Tiên có đến mười hai lần xuất hiện các yếu tố thần kỳ để phù trợ cho Vân Tiên, Nguyệt Nga trừng phạt những lực lượng độc ác và vượt qua được mọi khó khăn, thử thách. Trong Sơ kính tân trang – mặc dù câu chuyện viết từ nguyên mẫu mối tình hiện thực bi thảm giữa nhà thơ tài hoa Phạm Thái và Trương Quỳnh Như nhưng yếu tố thần kỳ vẫn được sử dụng như một cách thức để đi đến kiểu kết thúc có hậu. Chi tiết Trương Công đã ngoài sáu mươi tuổi lại sinh con và nàng Thụy Châu chính là Quỳnh Như hóa kiếp vô tình gặp gỡ Phạm Thái trên chùa để rồi tái duyên chính là những chi tiết ly kỳ giúp cho câu chuyện đi đến kết cục ngập tràn hạnh phúc.
    • Như vậy, qua một số dẫn chứng, chúng ta nhận thấy việc sử dụng yếu tố thần kỳ trong truyện thơ Nôm là một biện pháp nghệ thuật không thể thiếu để hướng nhân vật chính đi đến kết thúc có hậu cho câu chuyện. Nếu biện pháp đó chưa được thực hiện như một quy trình chặt chẽ thì tác phẩm chắc chắn chưa thể đi đến đoạn kết thắng lợi mà hạnh phúc sẽ đến với nhân vật đã chịu nhiều bất hạnh đó. Có lẽ vì thế Truyện Kiều – một tác phẩm thơ Nôm nổi tiếng của đại thi hào Nguyễn Du vẫn có màn Kim Kiều tái hợp ở đoạn kết như âm hưởng bi ai, cay đắng vẫn không thể xóa bỏ. Có lẽ do nhà thơ đã không sử dụng yếu tố thần kỳ như là một thủ pháp nghệ thuật cần phải có để hướng nhân vật chính tất yếu phải đi theo con đường kết thúc có hậu như các truyện thơ Nôm bình dân mà chúng ta hay bắt gặp. Do đó “Truyện Kiều không có cái kết cấu bình dị nhưng đầy ý nghĩa lạc quan chiến đấu của một số truyện thơ Nôm chịu ảnh hưởng của văn học dân gian như Phạm Tải – Ngọc Hoa, Thạch Sanh, Tống Trân – Cúc Hoa… nhạc khúc cuối cùng của kiệt tác Truyện Kiều nghe ta vẫn ngậm đắng nuốt cay thế nào. Màn “Tái hồi Kim Trọng” là một kết thúc vừa sáng tươi, vừa bi kịch[15]
  • Ngôn ngữ:
    • Tuỳ theo tài năng của tác giả cũng như trình độ phát triển văn học của các vùng miền nơi sản sinh tác phẩm mà ngôn ngữ truyện thơ Nôm hoặc còn thô sơ, mộc mạc hay đã đạt đến mức độ tinh tế, hoàn thiện.
    • Truyện thơ Nôm luôn có sự kết hợp của hai loại ngôn ngữ: ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ bác học. Ngôn ngữ bình dân là lời ăn tiếng nói hằng ngày, ngôn ngữ đời sống (khẩu ngữ, thành ngữ, tục ngữ, phương ngữ...) mộc mạc, ít được chải chuốt cũng như sử dụng các biện pháp tu từ và thường có yếu tố "vừa thanh vừa tục". Ngôn ngữ bác học là ngôn ngữ được trau chuốt, dùng phổ biến trong nền văn học viết trung đại, thiên về ước lệ tượng trưng, sử dụng nhiều từ Hán Việt, điển tích, điển cố, văn thi liệu Hán học, nhiều thủ pháp tu từ khá phức tạp nên dành cho tầng lớp tri thức thượng lưu trong xã hội. Mỗi loại ngôn ngữ có ưu thế riêng: ngôn ngữ bình dân thì cụ thể, chi tiết, cá thể hoá; ngôn ngữ bác học thì trang trọng, tao nhã, thâm thuý và có tính bác học cao. Tuỳ từng tác phẩm của từng tác giả mà tỉ lệ hai loại ngôn ngữ này có khác nhau và sự kết hợp, bổ trợ cho nhau cũng khác nhau. Những truyện thơ Nôm thành công là những tác phẩm sử dụng hài hoà, kết hợp nhuần nhuyễn và tận dụng được ưu thế của cả hai loại ngôn ngữ trên.

Thủ pháp dựng truyện

[sửa | sửa mã nguồn]

Sự khác biệt về thi pháp giữa loại truyện thơ Nôm tài tử – giai nhân và loại truyện thơ Nôm cổ tích mà ta thấy rõ khi xem xét ở phương diện thủ pháp dựng truyện. Chúng ta dễ dàng nhận thấy sự ảnh hưởng, chi phối của Phật giáo và tín ngưỡng dân gian trong thủ pháp dựng truyện của loại truyện thơ Nôm cổ tích. Thế giới tâm linh đa sắc nhiều vẻ ấy đã thể hiện một cách sống động trong loại truyện thơ Nôm có phong cách bình dân này. Những tình tiết mang tính tâm linh thần kì ấy là những yếu tố “kĩ thuật” quan trọng kiến tạo cốt truyện, nối kết các trường đoạn Gặp gỡ – Tai biến – Đoàn viên của truyện thơ Nôm cổ tích với nhau và làm cho chúng mềm mại, uyển chuyển. Nói về cốt truyện của truyện Nôm bình dân, nhà văn Nguyễn Lộc nhận xét rằng, “những tình tiết, những sự kiện không có ý nghĩa khách quan chân thực của nó, mà chỉ có tác dụng soi sáng hay tô đậm cho đặc điểm của tính cách nhân vật”, “chi tiết nhiều khi được cường điệu đến mức hoang đường”.[16] Về vấn đề nhân vật chính diện không bao giờ thất bại, kết thúc có hậu, ông cho rằng, “rõ ràng là lí tưởng hóa chứ không phải hiện thực”. “Và chính vì vậy mà trong cốt truyện của truyện Nôm bình dân, nhà thơ thường sử dụng rất nhiều yếu tố ngẫu nhiên, phi thường, nhiều yếu tố có tính chất thần linh”.[16][17]

Những yếu tố Phật giáo và tín ngưỡng dân gian thường được tác giả “hiện thực hóa” trong thế giới truyện thơ Nôm thông qua các mô típ thần kì có tính phổ biến.[18] Những mô típ thường thấy là:

  • Nhân vật chính sinh ra nhờ thế lực siêu nhiên: Nhân vật chính trong loại truyện thơ Nôm cổ tích vốn là người của cõi Trời cõi Phật đầu thai xuống trần nhằm khổ độ chúng sinh cho nhân dân. Mô típ thường thấy là do đôi vợ chồng côi cút nào đó ở cõi trần luôn “tu nhân tích đức”, “hiếu trung tiết nghĩa”, kính tín Phật Trời, nên khiến cho các đấng quyền năng siêu nhiên cảm động cho người đầu thai xuống “kế hậu nối dòng”. Sự ra đời có tính thần kì của nhân vật chính thể hiện rõ nét tín ngưỡng thờ Trời và tư tưởng khuyến thiện của Phật giáo trong dân gian có ảnh hưởng lớn đền lối ứng xử, lối sống của nhân dân lao động, đồng thời mô típ này cũng là một thủ pháp nghệ thuật có tính phổ biến, nó liên quan đến phẩm hạnh và tài năng của nhân vật, liên quan đến sự vượt qua khó khăn, thử thách của họ, và chắc chắn là một người có nguồn gốc xuất thân như vậy thì không thể nào thất bại, kết thúc có hậu là hiển nhiên.
  • Nhân vật chính thường học được phép thuật, nhận được bảo bối: Chúng ta dễ dàng nhận thấy những nhân vật chính trong truyện thơ Nôm cổ tích thường học được phép thuật, nhận được bảo bối nhờ một lực lượng siêu nhiên nào đó. Đây là kiểu mô típ chức năng mà trong công trình Hình thái học truyện cổ tích V.IA. Propp gọi là “sự có được biện pháp thần kì”. Trong loại truyện thơ Nôm này phần lớn nhân vật chính phải trải qua những thử thách, khó khăn trước thế lực độc ác, gian tà. Thường thì họ vượt qua thử thách nhờ học được phép lạ hay có được bảo bối từ Trời, Phật, thần tiên. Hơn nữa, những biện pháp thần kì đó còn có công năng nhấn mạnh tài năng, phẩm hạnh của nhân vật, thử thách càng nhiều càng lớn thì phẩm chất đó càng chói sáng, thắng lợi cuối cùng càng vẻ vang và đem lại nhiều hạnh phúc cho cuộc sống của nhân vật đó và những người xung quanh mà thường được nói chung là "muôn dân"
  • Nhân vật được được cứu giúp nhờ một lực lượng siêu nhiên nào đó: Đây cũng là kiểu mô típ chức năng có tính phổ biến trong truyện cổ tích và trong loại truyện thơ Nôm cổ tích bởi sự dễ dàng trong lập ý cũng như xây dựng lời thoại của nhân vật. Hình thức cứu giúp và chủ thể cứu giúp hết sức đa dạng, có thể chia thành hai kiểu loại là: nhân vật được cứu thoát khỏi tai nạnnhân vật được tái sinh. Trong quá trình đi đến thắng lợi và kết thúc có hậu nhân vật chính luôn bị thử thách, và tai nạn là kiểu thử thách hiệu quả nhất. Tai biến là trường đoạn li kì, gay cấn, hấp dẫn nhất của câu chuyện. Để cường điệu những gian lao, khó khăn mà nhân vật “đáng thương” trải qua, tai nạn thường diễn ra theo kiểu “họa vô đơn chí”, hết họa này lại đến nạn kia, và nối tiếp nhau bằng những móc nối hình ảnh và thường thì họ luôn thoát khỏi một cách thần kì nhờ sự giúp đỡ từ một thế lực siêu nhiên nào đó: Trời, Phật, thần tiên, chúa sơn lâm, giao long, hay các còn vật được thần thánh hóa… Và trong truyện thơ Nôm cổ tích, để thực hiện mô hình kết thúc đoàn viên có hậu tác giả thường hay sử dụng mô típ “tái thế tương phùng” thần kì. Với tâm thức hướng thiện người ta không cho phép nhân vật vẹn nghĩa trọn tình của mình phải chịu cảnh nửa đường dang dở, chia li, có một kết cuộc vô hậu phũ phàng. Trong quan niệm của quần chúng, như vậy thì còn gì là công lí, còn gì đạo trời. Một số truyện thơ Nôm tài tử giai nhân do văn nhân Việt Nam sáng tác trong chừng mực nào đó cũng đã sử dụng thủ pháp dựng truyện thần kì nói trên (trong Lục Vân Tiên ta bắt gặp khá nhiều), song về căn bản nó chưa làm cho chủ đề tư tưởng của tác phẩm giống như loại truyện thơ Nôm cổ tích. Xét ở góc độ kiểu hình nhân vật, mô thức, kết cấu thì loại truyện thơ Nôm tài tử – giai nhân do văn nhân Việt Nam sáng tác có khuôn dạng giống với loại truyện thơ Nôm tài tử – giai nhân vay mượn Trung Quốc. Có thể nói rằng, tuy do văn nhân Việt Nam tự sáng tác, nhưng những truyện này có mối quan hệ mật thiết với các tác phẩm tài tử – giai nhân trong văn học thông tục Trung Quốc. Chúng giống với loại truyện thơ Nôm tài tử – giai nhân vay mượn Trung Quốc căn bản trên 3 phương diện sau:
    • Về mặt xây dựng kiểu hình nhân vật: Nhân vật nam nữ chính được xây dựng theo khuôn mẫu tài tử – giai nhân, là người trần “có lí lịch tốt”; truyện đáp ứng căn bản các nhóm nhân vật của tiểu thuyết tài tử – giai nhân.[2]
    • Về mặt xây dựng mô thức cốt truyện: Nhìn chung là xây dựng theo mô thức chuẩn “Hội ngộ – Li tán – Đoàn viên”.[3]
    • Về mặt tạo dựng tình tiết: Vay mượn những mô típ thường thấy trong các tác phẩm tài tử – giai nhân. Thí dụ: mô típ “cha mẹ đôi bên ước hôn trao đổi tín vật”, mô típ “ước hôn rồi từ hôn”; mô típ “giai nhân bị cống Hồ”; mô típ “giai nhân chung tình tự vẫn”; mô típ “tìm được nhau thông qua tranh họa”; mô típ “tài tử đỗ Trạng bị ép hôn”.v.v...[2]

Vấn đề

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc và sự phát triển của truyện Nôm

[sửa | sửa mã nguồn]

Hình thức đầu tiên và sơ khai của các truyện Nôm là những bài hát tự sự của các nghệ nhân hát rong (hay nhiều sách vở đương thời gọi là nghề ca hát. Hiện tượng hát rong theo từng đám nhỏ xuất hiện ở nước ta từ thế kỷ nào cho đến chưa xác định được, chỉ biết rằng khi có các đô thị thì đã có nhiều người sống bằng nghề này một phần do nhu cầu thưởng thức âm nhạc lớn của xã hội, nhất là sau thế kỷ XV).

Những bài hát tự sự này phần lớn được các nghệ nhân tự sáng tác hoặc dựa trên cơ sở cũ của truyện cổ dân gian, hay một tích cũ được lưu truyền từ đời này sang đời khác hoặc rút ra từ một truyện Nôm đã có trước như Quan Âm thị Kính... Càng về sau, những bài hát này càng được bồi bổ thêm về mặt nội dung cũng như nghệ thuật và đến một lúc nào đó bài hát đã được biết đến và được sử sách ghi chép lại và được phổ biến rộng rãi thì tác phẩm đó chính thức trở thành một truyện Nôm (loại này có thể kể đến các truyện như Trương Chi, Tấm Cám).

Nơi thứ hai là nơi sinh ra và lưu truyền các truyện Nôm là các nhà chùa của đạo phật. Để tuyên truyền đạo phật cho các tín đồ mà phần đông là không biết chữ, một số nhà sư có học đã nghĩ ra cách diễn Nôm một số sự tích trong kinh phật, hình thức này ngày càng phát triển và nhiều truyện Nôm đã xuất hiện theo con đường này tuy nhiên chúng vẫn giữ được những ý chính trong kinh phật. Thể loại này không phát triển do sự phổ biến chỉ nằm trong một chùa hay lớn cũng chỉ một làng biết đến nên hầu hết bị thất truyền.

Các hình thái của truyện Nôm được chia thành 2 loại: Truyện Nôm ra đời và tồn tại với hình thái đầu tiên là truyện Nôm truyền khẩu. Loại này được phổ biến rộng rãi trong dân gian và được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Sau một thời gian dài, khi phong trào truyện Nôm truyền khẩu phát triển mạnh mẽ trong xã hội với một tầng lớp đông đảo thì các nho sĩ bình dân và bác học đã mạnh dạn sử dụng loại hình văn học này để sáng tác, hoặc ghi chép lại những truyện Nôm đã có vào sách vở để tiện cho việc tra cứu. Từ đó truyện Nôm viết được xuất hiện. Cũng như mọi hình thái sáng tác, truyện Nôm không phải là đã kế tiếp nhau một cách dứt khoát mà mỗi cái khi xuất hiện đều tồn tại song song với những cái xuất hiện trước hoặc sau nó. Nhưng do các ghi chép đương thời quá thô sơ và chịu nhiều ảnh hưởng từ xã hội phong kiến nên cho đến nay chúng ta vẫn chưa xác định được truyện Nôm viết xuất hiện vào thời gian nào và sự phát triển của nó trong lịch sử văn học. Bởi vì cho đến nay hầu hết các truyện Nôm còn lại đều không có tên tác giả và thời điểm sáng tác cụ thể rõ ràng.

Các nhà nghiên cứu đã căn cứ vào mối quan hệ giữa nội dung tác phẩm và hiện thực đời sống xã hội, căn cứ vào tài liệu từng bị cấm đoán của giai cấp thống trị còn lưu giữ được cho đến ngày nay, căn cứ vào hình thức ngôn từ và thể loại mà đi đến một nhận định sơ bộ về sự phát triển của bộ phận văn học này như sau: Chính giai đoạn lịch sử từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX là giai đoạn bộ phận văn học này ra đời và phát triển, thời kỳ cực thịnh của nó là khoảng thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX. Phần lớn các truyện Nôm lưu hành hiện nay cũng ra đời trong hai thế kỷ này. Sang đầu thế kỷ XX việc sáng tác truyện Nôm dần dần chấm dứt vì thể loại văn xuôi hiện đại ra đời đã đủ sức thay thế nó bởi sự phù hợp với thời cuộc cũng như phù hợp với đại bộ phận nhân dân đương thời.

Khuyết danh

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện nay vẫn còn lưu giữ một số lượng khá lớn truyện Nôm nhưng không còn tên tác giả và thời điểm sáng tác, người ta gọi bộ phận văn học này là truyện Nôm khuyết danh. Có ba nguyên nhân giải thích cho sự thiếu hụt về các ghi chép về tác giải và thời điểm sáng tác là:

  • Do tâm lý coi thường các sáng tác bằng chữ Nôm của các nhà nho khi chữ Nôm ra đời và lấn lướt và dần chiếm ưu thế về cả chất lượng lẫn số lượng của tác phẩm. Tâm lý này đã ảnh hưởng đến nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội kể cả những người sáng tác các tác phẩm đó. Do bị coi thường (bị coi là loại văn học nhảm nhí, nôm na, mách qué) cho nên khi các sáng tác bằng chữ Nôm ra đời tác giả của chúng không được chú ý đến và dần dần bị quên lãng. Chỉ có thể còn được lưu truyền qua con đường truyền miệng tong dân gian nên cũng không giữ được nhiều truyện do bị mai một qua các thế hệ
  • Do sự cấm đoán, thái độ thù địch của giai cấp thống trị trong xã hội bởi nội dung thường hướng đến cái tốt đẹp và đả kích cái xấu xa đen tối nên để tránh búa rìu của tầng lớp cai trị, nhiều tác giả đã không dám lưu danh trong sáng tác. Đây là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự khuyết danh của nhiều tác phẩm văn học này
  • Nguyên nhân văn học: Trước khi được ghi chép bằng chữ quốc ngữ, truyện Nôm được lưu hành trong nhân dân chủ yếu là bằng miệng. Qua một thời gian dài lưu hành từ người này sang người khác, từ vùng này sang vùng khác nhiều truyện Nôm dần dần mất tên tác giả ban đầu và trở thành tác phẩm khuyết danh, có truyện đã trở nên rất gần gũi với các truyện cổ dân gian.

Hạn chế

[sửa | sửa mã nguồn]

Tuy đây là một thể loại văn học được lưu truyền rất rộng rãi trong quần chúng nhân dân tuy nhiên những hạn chế là điều không thể tránh khỏi. Một trong số có thể nhắc đến:

  • Thể hiện cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt trong xã hội mới ở khía cạnh đấu tranh bảo vệ tình yêu, hạnh phúc lứa đôi, chưa toàn diện trên các mặt đời sống
  • Chưa phản ánh khía cạnh giai cấp thống trị cấu kết với nhau để bóc lột nhân dân về kinh tế và cuộc sống của nhân dân
  • Chưa gắn được cuộc đấu tranh giữa những người bị áp bức vào cuộc đấu tranh của quần chúng lao động trong xã hội.
  • Ước mơ cuối cùng của tác giả là thay đổi triều đại chứ chưa phải là thay đổi chế độ xã hội.

Những hạn chế trên là tất yếu vì sống trong xã hội phong kiến các tác giả không thể thoát khỏi ảnh hưởng nhiều hay ít của tư tưởng thống trị xã hội cũng như không thể vượt qua được hạn chế của lịch sử.

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Truyện cổ tích
  • Chữ Nôm

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nguyễn Văn Hoài (23 tháng 4 năm 2015). “Thi pháp truyện thơ Nôm tài tử giai nhân và một số tiểu loại truyện thơ Nôm khác: Nhìn từ góc độ nhân vật, mô thức cốt truyện”. Trường Khoa học xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2020.
  2. ^ a b c d Kiều Thu Hoạch (2007). Truyện Nôm – lịch sử hình thành và thi pháp thể loại. Nxb. Giáo dục. tr. 322–326, 57.
  3. ^ a b c Nguyễn Văn Hoài (tháng 9 năm 2011). “Từ văn học thông tục Trung Quốc nghĩ về truyện thơ Nôm Việt Nam”, Kỉ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Việt Nam và Trung Quốc: những quan hệ văn hóa, văn học trong lịch sử. Trường ĐH KHXH và NV – ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh và ĐH Sư phạm Hồ Nam-Trung Quốc. tr. 386–397.
  4. ^ Lê Trí Viễn, Phan Côn, Đặng Thanh Lê, Phạm Văn Luận, Lê Hoài Nam (1965). Lịch sử văn học Việt Nam. 3. Hà Nội: NXB Giáo dục. tr. 214.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  5. ^ Nguyễn Văn Hoài (2012). “Cách hiểu khái niệm "tiểu thuyết tài tử giai nhân" của học giới Trung Quốc”. Tạp chí Đại học Sài Gòn, số chuyên đề Bình luận văn học: 254 - 267.
  6. ^ Tô Kiến Tân (2006). Trung Quốc tài tử giai nhân tiểu thuyết diễn biến sử,. Bắc Kinh: Xã hội khoa học văn hiến xuất bản xã. tr. 14–17, 16.
  7. ^ Nhậm Minh Hoa (2002). Tài tử giai nhân tiểu thuyết nghiên cứu. Trung Quốc văn liên xuất bản xã. tr. 4.
  8. ^ Nguyễn Văn Hoài (tháng 9 năm 2011). “Từ văn học thông tục Trung Quốc nghĩ về truyện thơ Nôm Việt Nam”, Kỉ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Việt Nam và Trung Quốc: những quan hệ văn hóa, văn học trong lịch sử. Trường ĐH KHXH và NV – ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh và ĐH Sư phạm Hồ Nam-Trung Quốc. tr. 386–397.
  9. ^ a b Nguyễn Lộc (2007). Văn học Việt Nam (nửa cuối thế kỷ XVIII - hết thế kỷ XIX). Hà Nội: Nxb. Giáo dục.
  10. ^ Đặng Văn Lung (tháng 3 năm 1998). “Truyện Nôm”. Tạp chí Văn học: 36–39.
  11. ^ Đổng Quốc Viêm, Minh Thanh tiểu thuyết tư trào, Thái Nguyên, Sơn Tây nhân dân xuất bản xã, 2004, tr. 414.
  12. ^ Hà Thanh Vân (2003). So sánh loại tiểu thuyết “tài tử giai nhân” ở một số nước phương Đông thời kỳ trung đại (Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên). Thành phố Hồ Chí Minh: Viện Khoa học Xã hội tại Tp. Hồ Chí Minh.
  13. ^ Kiều Thu Hoạch, “Truyện Nôm – nguồn gốc và bản chất thể loại”, Giáo trình Khoa Ngữ văn ĐH Tổng hợp TP.HCM, 1994
  14. ^ Theo thuật ngữ của V.Ia.Prop trong Fonklo và thực tại. Dẫn lại theo A.M.Nôvicova: Sáng tác thơ ca dân gian Nga, T1, bản dịch của Đỗ Hữu Chung, Xuân Diên, H.183, tr 270.
  15. ^ Đặng Thanh Lê (1979). Truyện Kiều và thể loại Truyện Nôm. tr. 151.
  16. ^ a b Nguyễn Lộc, Văn học Việt Nam (nửa cuối thế kỷ XVIII - hết thế kỷ XIX), Nxb. Giáo dục, 1997: Những truyện ông đề cập đến là những truyện Nôm mà chúng tôi xếp vào loại cổ tích.
  17. ^ A. Gurevich (1996). Các phạm trù văn hoá trung cổ. Nxb. Giáo dục. tr. 188.
  18. ^ Georg Wilhelm Friedrich Hegel (1998). Mỹ học. 1. Nxb. Văn học. tr. 201.

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Kiều Thu Hoạch (1996). “Truyện nôm bình dân của người Việt - lịch sử hành thành và bản chất thể loại”. Thư viện Quốc gia Việt Nam. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2020.
  • Trần Đình Sử (2005). Thi pháp văn học trung đại Việt Nam. Hà Nội: NXB ĐH Quốc gia Hà Nội.
  • Trần Nho Thìn (1983). “"Hiện tượng vay mượn cốt truyện ở các truyện Nôm bác học giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII-nửa đầu thế kỷ XIX"”. Tạp chí Văn học. 1.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Nguyễn Văn Hoài. “Yếu tố Phật giáo và tín ngưỡng dân gian trong truyện thơ Nôm có nguồn gốc bản địa Việt Nam” (PDF). Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 19 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2020.

Từ khóa » Thơ Chữ Nôm Là Gì