Truyền Thống Yêu Nước, Chống Giặc Ngoại Xâm Của Nhân Dân Tỉnh ...
Có thể bạn quan tâm
Thanh Huyền
Bắc Giang là một tỉnh nằm ở phía đông bắc của tổ quốc. Trong suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, Bắc Giang luôn gắn liền với những chiến công hiển hách và hào hùng của dân tộc, mang trong mình nhiều giá trị truyền thống của dân tộc. Là vùng đất có địa thế quân sự quan trọng, trong lịch sử chống giặc ngoại xâm, Bắc Giang đã chứng kiến nhiều cuộc quyết chiến, như: cuộc kháng chiến chống quân Tống của nhà Lý trên phòng tuyến sông Như Nguyệt (sông Cầu), trận Xa Lý - Nội Bàng và trận thuỷ chiến trên Lục Đầu Giang (Phả Lại) chống giặc Nguyên - Mông của triều Trần, trận Cần Trạm -Xương Giang - Hố Cát chiến thắng giặc Minh của nhà Lê, khởi nghĩa Yên Thế chống thực dân Pháp do anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám lãnh đạo trong suốt hơn 30 năm…
Dưới triều nhà Lý, nhân dân Bắc Giang cùng nhân dân cả nước đã đánh tan 10 vạn quân Tống. Dưới triều nhà Trần, Bắc Giang đã góp phần ba lần đánh tan quân Nguyên - Mông xâm lược. Năm 1427, trong cuộc kháng chiến chống quân Minh do Lê Lợi và Nguyễn Trãi lãnh đạo, Bắc Giang đã diễn ra nhiều trận đánh quyết liệt, trong đó nổi bật là trận quyết chiến chiến lược 20 ngày đêm, tiêu diệt được 9 vạn quân địch ở Cần Trạm - Hố Cát - Xương Giang, góp phần quan trong trong việc kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược.
Ngày 28/10/1788, lấy danh nghĩa giúp nhà Lê khôi phục giang sơn, 29 vạn quân Thanh đã ồ ạt kéo vào nước ta. Đầu năm 1789, quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của vua Quang Trung đã đánh tan đồn Ngọc Hồi, tiến về giải phóng kinh đô Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị (tổng chỉ huy quân Thanh) đã phải kéo quân tháo chạy. Biết trước quân Thanh sẽ phải chạy qua Kinh Bắc lên Lạng Sơn để về nước, vua Quang Trung đã phái Đô đốc Lộc và Đô đốc Tuyết đưa quân lên huyện Phượng Nhỡn chặn đánh quân địch. Trong trận đánh này, nhân dân tỉnh Bắc Giang đã cùng nghĩa quân Tây Sơn đánh cho quân Thanh phải hoảng sợ vứt lại cả ấn tín, cờ hiệu, lệnh bài để chạy lên Lạng Sơn, trốn sang Quảng Tây, Trung Quốc.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ngay từ khi thực dân Pháp nổ tiếng súng đầu tiên vào đất nước ta (năm 1958) cho đến khi có Đảng Cộng sản lãnh đạo (năm 1930), nhân dân tỉnh Bắc Giang vẫn vùng lên đánh đuổi quân xâm lược và bè lũ tay sai, bằng hàng loạt các cuộc khởi nghĩa, như: khởi nghĩa của Cai Kinh (1882-1888), khởi nghĩa Nguyễn Cao (1883-1887), khởi nghĩa của Cai Biều - Tổng Bưởi (1884-1891), khởi nghĩa của Lưu Kỳ - Hoàng Thái Nhân (1884-1894). Đặc biệt, không thể không nhắc đến cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Lương Văn Nắm và Hoàng Hoa Thám lãnh đạo (1884-1913). Thực dân Pháp liên tiếp bị giáng những đòn đau, đã hai lần phải giảng hoà với quân dân Yên Thế. Mặc dù, đến cuối bị thất bại, song cuộc khởi nghĩa Yên Thế kéo dài trên 30 năm đã gây nhiều tổn thất to lớn về người và của cho thực dân Pháp. Trong dân gian đã truyền tụng câu ca:
“Ba mươi năm giữ núi rừng
Danh ông Đề Thám vang lừng trời Nam”.
Cuối những năm 20, đầu những năm 30 của thế kỷ XX, Bắc Giang là một trong những địa bàn hoạt động chủ yếu của tổ chức Việt Nam Quốc dân, sau đó là Việt Nam Quốc dân Đảng trong thời gian đầu khởi nghiệp. Mặc dù cuộc khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam quốc dân Đảng thất bại, song Bắc Giang đã cống hiến cho cuộc khởi nghĩa những lãnh tụ xuất sắc, như: Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính, Nguyễn Thị Bắc (Cô Bắc), Nguyễn Thị Giang (Cô Giang) đặc biệt là lãnh tụ Nguyễn Thái Học, người nêu cao khí tiết “Sát thân thành nhân” được người đời ca tụng: Vì dân quyên sinh, vì nước quyên sinh, vì đảng nghĩa quyên sinh, thề chẳng ham sinh cùng giặc nước; Danh ông không chết, lòng ông không chết, tinh thần ông không chết, quyết đem cái chết giục đồng bào. Tất cả những anh hùng dân tộc ấy cùng các tên đất, tên sông như Ngọc Lâm, Tam Tầng, Như Nguyệt, Nội Bàng, Động Bản, Cần Trạm, Hố Cát, Xương Giang, Yên Thế... mãi mãi đi vào sử sách chống ngoại xâm oai hùng của dân tộc.
Năm 1926, Bắc Giang đã tập hợp những thanh niên ưu tú đi học, tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin và con đường cách mạng vô sản do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc lãnh đạo. Tháng 8/1929, Đảng bộ Đông Dương Cộng sản Đảng ra đời đã lãnh đạo phong trào cách mạng trong tỉnh phát triển khá vững. Đây là mốc son quan trọng trong lịch sử cách mạng của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bắc Giang. Từ đây, Đảng Cộng sản đi vào lòng người dân Bắc Giang và truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của nhân dân tỉnh nhà được nhân lên gấp bội. Phong trào cách mạng ở Bắc Giang thực sự đi trên con đường mới, phù hợp quy luật phát triển tất yếu của lịch sử. Sau một thời gian bị đàn áp và tạm lắng đi vào hoạt động bí mật, trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ (giai đoạn 1936-1939), phong trào cách mạng lại được phục hồi và phát triển mạnh mẽ trên phạm vi toàn tỉnh. Với hình thức hoạt động vừa công khai hợp pháp, vừa bí mật của những người cán bộ đảng viên, nhân dân nhanh chóng được giác ngộ và được tập hợp trong Mặt trận Dân chủ. Cuối năm 1938, chi bộ Phủ Lạng Thương ra đời, lãnh trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo phong trào cách mạng toàn tỉnh.
Tháng 9/1939, chiến tranh thế giới lần thứ II bùng nổ, thực dân Pháp đàn áp khốc liệt các cơ sở và phong trào cách mạng nước ta. Trước tình hình ấy, Đảng ta đã nhanh chóng chuyển hướng đưa cách mạng nước ta bước vào thời kỳ trực tiếp giải phóng dân tộc. Vì có nhiều điều kiện thuận lợi, Bắc Giang được Trung ương tập trung xây dựng thành một địa bàn cách mạng trọng yếu. Và chỉ trong một vài năm sau đó, Bắc Giang đã thực sự là một vùng cách mạng vững chắc. Từ năm 1943, Trung ương đã chọn Hiệp Hoà và một phần Phú Bình, Phổ Yên (Thái Nguyên) để xây dựng An toàn khu II. Nhiều làng đã trở thành những cơ sở vững chắc trong suốt thời kỳ tiến tới Cách mạng tháng Tám năm 1945. Nhiều Hội nghị quan trọng của Trung ương, Xứ uỷ Bắc Kỳ đã được tổ chức ở Bắc Giang. Nhiều đồng chí lãnh đạo của Đảng đã ăn, ở, làm việc và được nhân dân bảo vệ an toàn. Trong suốt thời gian 1939-1945, Bắc Giang bị địch khủng bố ác liệt nhiều lần, nhưng phong trào cách mạng cả tỉnh vẫn phát triển, tổ chức Đảng vẫn ăn sâu, bám rễ trong quần chúng, lãnh đạo quần chúng đấu tranh.
Tháng 3/1945, huyện Hiệp Hoà (Bắc Giang) được Trung ương Đảng chọn làm thí điểm khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khỏi nghĩa và xã Xuân Biều là nơi tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân đầu tiên trong cả nước, theo tinh thần Chỉ thị “Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.Sau khi Xuân Biều khởi nghĩa giành chính quyền thành công, một cao trào khởi nghĩa từng phần tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền toàn tỉnh bùng nổ và thắng lợi. Chỉ trong một thời gian ngắn, cả hệ thống chính quyền của địch đã sụp đổ, chính quyền cách mạng lần lượt được thành lập. Bắc Giang là một trong những tỉnh tiến hành cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công sớm nhất trong toàn quốc.
Đáp lại lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, quân và dân Bắc Giang đã cùng với quân và dân cả nước vượt lên muôn vàn khó khăn, gian khổ, hy sinh giành thắng lợi vẻ vang, góp phần ghi tiếp những chiến công chói lọi vào trang sử vàng chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp trường kỳ gian khổ ấy, Đảng bộ và nhân dân Bắc Giang đã huy động hàng vạn người con ưu tú ra mặt trận, đóng góp trên 3 triệu ngày công phục vụ tiền tuyến, hàng vạn tấn gạo, 4.516 con lợn, bò để nuôi quân đánh giặc; đã tiến đánh địch 1723 trận lớn nhỏ, tiêu diệt 9.160 tên, làm bị thương 5.076 tên, bắt sống 1.333 tên địch và binh vận 3.792 lính nguỵ, 796 lính Âu Phi đào ngũ và đòi hồi hương; thu và phá huỷ 1.619 khẩu súng các loại.
Trong giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975, hàng triệu lượt người trong tỉnh đã được huy động phục vụ cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Trong 11 năm (1965-1975), tỉnh Bắc Giang đã tiễn đưa trên 70.000 người con thân yêu của mình tòng quân đánh Mỹ. Năm 1964 đế quốc Mỹ cho máy bay bắn phá miền Bắc, tỉnh Bắc Giang là một trọng điểm bắn phá và có thời điểm là địa bàn huỷ diệt của giặc Mỹ. Tổng cộng, đế quốc Mỹ đã sử dụng nhiều loại vũ khí khác nhau (kể cả máy bay B52 và F111) dội xuống tỉnh ta 26.258 tấn bom, đạn các loại. Giặc Mỹ đã gây ra nhiều tội ác, song chúng đã bị quân dân tỉnh ta trừng trị đích đáng: 162 chiếc máy bay bị bắn hạ, 92 giặc lái máy bay tiêu diệt và bị bắt sống. Dưới làn bom đạn quân thù, nhân dân toàn tỉnh tiếp tục thi đua thực hiện thắng lợi khẩu hiệu: “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, kiên định lẽ sống “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Với hàng loạt những thành tích xuất sắc ấy, quân và dân tỉnh Bắc Giang cùng 45 tập thể, 26 cá nhân đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang, 350 bà mẹ đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng và rất nhiều Huân, Huy chương, Bằng khen, Giấy khen các loại. Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Đảng bộ tỉnh Bắc Giang, truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm kiên cường bất khuất của quân và dân tỉnh Bắc Giang vẫn tiếp tục được phát huy mạnh mẽ, sát cánh cùng Đảng và nhân dân cả nước bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Từ khóa » Trong Lịch Sử Chống Giặc Ngoại Xâm
-
Lịch Sử Quân Sự Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
10 Trận đánh Nổi Tiếng Trong Lịch Sử Việt Nam - Báo Lào Cai
-
Những Hình ảnh đầy Tự Hào Về Lịch Sử Chống Giặc Ngoại Xâm Bất Khuất
-
Tác Phẩm “truyền Thống Chống Ngoại Xâm” Của Giáo Sư Sử Học Trần ...
-
Truyền Thống Dựng Nước Và Giữ Nước Của Dân Tộc Việt Nam
-
CHỐNG THÙ TRONG GIẶC NGOÀI, GIẶC ĐÓI, GIẶC DỐT, BẢO VỆ ...
-
Chiến Thắng Hiển Hách Trong Lịch Sử Chống Ngoại Xâm
-
Chống Giặc Ngoại Xâm
-
Iv. Các Cuộc Kháng Chiến Chống Giặc Ngoại ... - Dân Ta Phải Biết Sử Ta
-
Hai Cuộc Kháng Pháp Của Dân Tộc Việt Nam - Thành ủy TPHCM
-
Oai Hùng Ngàn Năm đánh Tan Giặc Ngoại Xâm - Báo Thanh Niên
-
Thăng Long Với Kế Sách “thanh Dã” Trong Chống Giặc Ngoại Xâm
-
Kế Thừa Và Phát Triển Những Giá Trị Truyền Thống Chống Ngoại Xâm ...
-
Bài 3: Bước Tiếp Nối Truyền Thống Quật Cường Của Dân Tộc - Hànộimới