Truyền Thuyết Về Lá Diêu Bông Và Nhạc Sĩ Trần Tiến - Thu Âm Việt

Truyền thuyết về Lá Diêu Bông và nhạc sĩ Trần Tiến (1) 27/07/2024 Hồng Ngọc Theo dõi chúng tôi trên Google News logo png

“Lá Diêu Bông" cái tên được nhắc trong tác phẩm “Sao em nỡ lấy chồng” của nhạc  Trần Tiến 1990. Vậy có ai đã từng tìm hiểu ý nghĩa về loại Lá Diêu Bông này và nó như thế nào mà lại được xướng tên trong một tác phẩm âm nhạc và nhận được nhiều sự đón nhận. Cùng tìm hiểu về loại lá diêu bông này nhé!

Nội dung bài viết
  • Lá diêu bông và lời tin
  • Bản nhạc được sáng tác từ bài thơ “Lá diêu bông” của nhạc sĩ Trần tiến

Truyền thuyết về Lá Diêu Bông và nhạc sĩ Trần Tiến

Truyền thuyết về Lá Diêu Bông và nhạc sĩ Trần Tiến

Lá diêu bông và lời tin

Lá diêu bông là một loại lá không hề tồn tại trên thế gian, bởi tác giả Hoàng Cầm khi viết bài thơ này. Ông mang mong muốn diễn tả được một cách chân thật nhất về mối tình tuổi thơ của một người con trai. Ít tuổi hơn dành cho một người chị gần nhà đã từng chơi chung với mình ở thủa nhỏ. Chị đó từng nói rằng nếu như ai có thể tìm thấy được chiếc lá diêu bông thì chị sẽ lấy làm chồng. Nhưng đấy chỉ là một câu nói đùa của người chị hàng xóm, nhưng cậu bé lại tin là thật. Từ đó cậu luôn cố gắng tìm cho bằng được chiếc lá diêu bông để có thể lấy chị làm vợ.

Tác giả Hoàng Cầm đã đưa một tình yêu vừa có phần chân thật vừa mờ ảo vào tác phẩm của mình. Tạo thành một tác phẩm bình dị, chân thực và hài hước của một thời trai trẻ ở cậu bé. Cũng từ tác phẩm này mà các cô gái muốn chối bỏ tình cảm của người con trai. Thường sử dụng chiếc lá diêu bông để làm khó người con trai.

Sự thật về lá diêu bông

Sự thật về lá diêu bông

Câu chuyện có thật bên chiếc lá diêu bông mờ ảo với mối tình đơn phương

“Lá Diêu Bông” bắt nguồn từ câu chuyện tình cảm có thật của chính tác giả. Khi đó ông chỉ là cậu bé 8 tuổi, về quê thăm ông bà ở làng Đình Bảng, tỉnh Bắc Ninh. Đúng lúc đang ở trong quán của mẹ mình ông đã gặp được một người con gái xinh đẹp 16 tuổi. Bước vào quán của mẹ mình, ngay lập tức tác giả đã trúng phải tiếng sét ái tình. Qua một khoảng thời gian 4 năm trời ông đã luôn yêu thầm người con gái ấy.

Tuy nhiên người con gái ấy cũng biết được tình cảm của ông nhưng vẫn giữ im lặng. Một ngày nọ cô nói vui với ông rằng “Nếu ai tìm được chiếc Lá Diêu Bông thì sẽ gọi là chồng của mình”. Với kiến thức của mình thì tác giả đã biết rằng không hề có chiếc lá diêu bông. Nhưng vẫn mải miết đi tìm suốt từng ấy năm, tuy nhiên khi ông 12 tuổi thì người con gái đó đã đi lấy chồng. Đến năm ông 37 tuổi, chôn chặt hình ảnh lãng mạn đầu đời đó mãi đến năm 1959 thì bài thơ “Lá Diêu Bông” mới ra đời.

Bản nhạc được sáng tác từ bài thơ “Lá diêu bông” của nhạc sĩ Trần tiến

Nhạc sĩ Trần Tiến - 1947

Ông là một nhạc sĩ dòng nhạc trữ tình Việt Nam, vừa là nhạc sĩ sáng tác ca khúc quần chúng, vừa là ca sĩ. Ngoài ra, ông từng giành được một đề cử tại giải Cống hiến.

Hình ảnh Nhạc sĩ Trần Tiến và ca khúc về chiến là huyền thoại " Lá Diêu Bông "

Hình ảnh Nhạc sĩ Trần Tiến và ca khúc về chiến là huyền thoại " Lá Diêu Bông "

“Sao em nỡ lấy chồng"

Từ bài thơ “ Lá diêu bông" nói về tình đơn phương ấy, các nhạc sĩ đã sử dụng hình ảnh lá diêu bông để đưa vào tác phẩm của họ. Cùng đó nhạc sĩ Trần Tiến cũng đã phổ nhạc và lời mới cho bài thơ cho ra tác phẩm “ Sao em nỡ vội lấy chồng" vào năm 1990, mang âm hưởng dân ca Bắc Bộ. Bài hát này được Trần Tiến sáng tác để tuyên truyền cho phong trào Dân số - Kế hoạch hóa gia đình - một phong trào được Liên Hợp Quốc bảo trợ.

Nhạc sĩ Trần Tiến vừa qua đã tiết lộ bí mật chiếc lá diêu bông: Hóa ra, diêu bông không phải là loài hoa trong tưởng tượng. Trong một lần trình diễn tại Điện Biên, một người phụ nữ đã rủ ông vào rừng tìm lá diêu bông - một loài lá chỉ xuất hiện trong mùa trăng giữa rừng thẳm.

Trích lời bài hát Lá Diêu Bông:

Bướm vàng đã đậu trái mù u rồi

Lấy chồng sớm làm gì, để lời ru thêm buồn

Ru em thời thiếu nữ xa xôi

Còn đâu bao đêm trăng thanh

Tát gàu sòng, vui bên anh

Ru em thời con gái kiêu sa

Em đố ai tìm được lá diêu bông

Em xin lấy làm chồng...

Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu về nguồn cội của chiếc lá diêu bông và hiểu được ý nghĩa sâu thẳm trong nó. Chúc bạn đọc một ngày vui vẻ.

Dịch vụ tham khảo:

>> Dịch vụ phòng thu âm chuyên nghiệp

>> Dịch vụ đào tạo sáng tác nhạc

>> Dịch vụ đào tạo hòa âm phối khí

Bài viết liên quan:>> Hậu trường MV Sân Khấu Nhạc Sĩ Nguyễn An Đệ và các ca khúc trữ tình dân ca quê hương say đắm

>> Nhạc sĩ viết Ca khúc "Nhỏ ơi" gắn liền với tên tuổi cố nghệ sĩ Chí Tài nhạc là ai?

>> Hướng dẫn bạn cách viết bài hát phổ thơ hay như nhạc sĩ sáng tác nhạc

  • Chia sẻ bài viết này

Từ khóa » Bài Thơ Lá Diêu Bông Tác Giả Là Ai