Tụ Bù Là Gì - Tụ Bụ Công Suất Phản Kháng - Tủ điện Bù Cosphi - IEEC

Tụ bù được sử dụng như thế nào?

Tụ bù có thể được đấu nối trực tiếp vào hệ thống điện song song với tải để bù công suất phản kháng. Cách bù này gọi là bù tĩnh hay bù nền. Tuy nhiên cách bù này rất ít được sử dụng và chỉ có thể bù cho các hệ thống nhỏ vài chục kW. Trong hầu hết các hệ thống cần phải sử dụng Tủ bù tự động bao gồm nhiều cấp tụ. Tủ bù tự động được điều khiển bằng bộ điều khiển tụ bù thông qua Contactor để đóng cắt các cấp tụ. Tủ tụ bù

Hình ảnh Tủ điều khiển cosphi – Tủ bù công suất phản kháng do IEEC Việt Nam sản xuất và chế dạo

Ví dụ: Hệ thống cần bù 100kVAr có thể dùng 5 cấp tụ 20kVAr, hệ thống bù 600kVAr có thể dùng 12 cấp tụ 50kVAr. Cấp tụ dung lượng càng nhỏ thì bù càng tốt, thông thường tủ chia từ 4 đến 12 cấp tùy theo công suất bù.

Tủ bù tự động thường bao gồm các thiết bị chính sau:

  • Bộ điều khiển bù tự động
  • Aptomat: Aptomat tổng, Aptomat nhánh các cấp tụ
  • Contactor các cấp tụ
  • Tụ điện
  • Cuộn kháng lọc sóng hài (đối với các hệ thống có nhiều sóng hài gây hỏng tụ)
  • Đồng hồ đo Volt, Ampe
  • Vỏ tủ và các vật tư phụ để lắp ráp.

Nên chọn tụ bù của hãng nào, loại nào? 

Để mang lại hiệu quả tốt nhất cho hệ thống và tiết kiệm chi phí là vấn đề băn khoăn của rất nhiều khách hàng. Đây là câu hỏi rất quan trọng trong bài toán thiết kế hệ thống bù công suất phản kháng. Để chọn được loại phù hợp cần hiểu rõ đặc thù của hệ thống điện từng đơn vị từ đó quyết định lựa chọn. Hiện nay trên thị trường có các loại tụ bù thông dụng phải kể đến như tụ bù của hãng Nuitek, Samwha hay cao cấp hơn là tụ bù của Shneider

Tụ bù Schneider

Hình ảnh về tụ bù cao cấp của Shneider

Tụ bù Mikro

Tụ bù trung thế, hạ thế và cuộn kháng hãng Mikro

Những lưu ý cần chú ý khi lựa chọn tụ bù

Để lựa chọn được loại tụ phù hợp với hệ thống các bạn cần khảo sát hệ thống điện một cách nghiêm túc, cần thiết phải đo sóng hài trong hệ thống điện, đây là thành phần rất nguy hiểm, chúng làm cho tụ của bạn nhanh hỏng hơn. Ngoài ra, tham số điện áp càng cao cũng giúp cho tụ có tuổi tho cao hơn.

Dưới đây là một số lưu ý khi lựa chọn mà các bạn cần lưu ý

1. Điện áp đặt lên tụ: Thông thường trên thị trường có 02 loại tụ điện với điện áp lớn nhất mà tụ có thể chịu đựng được là Tụ có điện áp 415V, 440V

2. Công suất của tụ điện: 15KVA, 20KVA, hay 50KVA…Chúng tôi khuyên bạn nên lựa chọn tụ điện có công suất từ bé đến lớn, vì các cấp tụ càng đều, việc bù sẽ càng hiệu quả

3. Lựa chọn cuộn kháng hay không lựa chọn cuộn kháng đi kèm: Chúng tôi khuyên bạn nên khảo sát hệ thống điện thật kỹ càng trước khi lựa chọn cuộn kháng tham gia và hệ thống bù, bởi cuộn kháng sẽ phát sinh nhiệt trong quá trình làm việc và chi phí đắt đỏ. Nhưng việc có cuộn kháng chắc chắn sẽ giúp tụ có tuổi thọ dài hơn

Mọi chi tiết cần tư vấn liên hệ với chúng tôi qua:

  • Hotline/Zalo: 098 434 8386
  • Fanpage: Sản xuất tủ điện công nghiệp

Từ khóa » Công Thức Tính điện Dung Của Tụ Bù