Tử Cung đôi Là Gì? - Khám Chữa Bệnh, Phổ Biến Kiến Thức Y Học

Tử cung đôi là gì? Ngày đăng 24/03/2020 | 16:27 | Lượt xem: 9132

Tử cung đôi là một bất thường bẩm sinh hiếm gặp, điển hình cho trường hợp dị dạng bất thường về hình dáng tử cung của nữ giới. Tình trạng này, có thể làm giảm khả năng mang thai cũng như gây nhiều ảnh đến sức khỏe thai kỳ, đặc biệt là nguy cơ gặp phải các tai biến sản khoa nguy hiểm.

TIN LIÊN QUAN

Vậy tử cung đôi là gì?

Tử cung (hay dạ con) là một bộ phận sinh sản của nữ giới, một cơ quan nội tạng có hình quả lê lộn ngược. Tử cung đôi là một bất thường bẩm sinh hiếm gặp, điển hình cho các bất thường ở tử cung (bao gồm: dị dạng tử cung, tử cung hình vòm, tử cung hai sừng...).

Tử cung đôi là tử cung có hai buồng tử cung riêng biệt, mỗi buồng có thể dẫn đến cổ tử cung và âm đạo. Điều này có nghĩa là phụ nữ bị tử cung đôi có thể có hai tử cung và hai âm đạo riêng biệt cùng hai ống dẫn trứng. Với thai phụ có tử cung đôi, các nhánh động mạch nuôi dưỡng thai nhi sẽ bị phân tán, lòng tử cung hẹp, tử cung co giãn không tốt dễ dẫn đến tình trạng sảy thai, thai nhi chậm phát triển hay thậm chí là chết lưu, sinh non.

Nguyên nhân gây tử cung đôi

Tử cung đôi là một dị dạng ở tử cung, thường xảy ra khi bào thai đang phát triển trong bụng mẹ. Trong suốt quá trình phát triển của phôi thai, tử cung của thai nhi sẽ được hình thành nhờ vào quá trình sáp nhập hai ống dẫn song song, từ đó tạo thành một tạng rỗng chính là tử cung. Nếu quá trình sáp nhập này không gặp bất cứ khó khăn hay trở ngại nào thì sẽ tạo thành một tử cung hoàn toàn bình thường và khỏe mạnh. Trái lại, nếu xảy ra bất thường trong khi sáp nhập có thể dẫn tới tình trạng tử cung hai sừng hoặc tử cung đôi.

Nguyên nhân gây ra tình trạng sáp nhập không hoàn toàn này hiện nay vẫn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên, theo các chuyên gia cho biết, một trong những nguyên nhân chính dẫn tới sự bất thường ở tử cung hiếm gặp này là do yếu tố di truyền. Phụ nữ có tử cung đôi thường có một cổ tử cung, một âm đạo hoặc mỗi buồng tử cung có một cổ tử cung riêng biệt. Trong một số trường hợp, tử cung đôi sẽ xuất hiện một vách ngăn dọc theo âm đạo và chia âm đạo thành hai ngả tách biệt nhau.

Ảnh hưởng của tử cung đôi với sức khỏe sinh sản

Đa phần phụ nữ có tử cung đôi vẫn có đời sống tình dục bình thường, mang thai và sinh nở. Song số ít người có tử cung đôi lại gặp các trở ngại sau:

Với phụ nữ chưa mang thai, có thể dẫn đến:

- Vô sinh

- Kinh nguyệt bất thường

Trong thời kỳ mang thai, có thể gặp các vấn đề như:

- Sẩy thai

- Chảy máu sau sinh.

- Sinh khó.

- Thai nhẹ cân.

- Sinh non.

Các phương pháp chẩn đoán tử cung đôi

Sau khi khám lâm sàng, nếu nghi ngờ bệnh nhân có tử cung đôi, bác sĩ sẽ đề nghị làm xét nghiệm về hình ảnh để chẩn đoán chính xác tình trạng bất thường ở tử cung. Một số loại xét nghiệm có thể sẽ thực hiện là:

- Siêu âm.

- Chụp cộng hưởng từ (MRI).

- Chụp X-quang vòi trứng.

Phương pháp điều trị tử cung đôi

Nếu tử cung đôi không gây ra các biến chứng bất thường nào thì sẽ không cần phải thực hiện phẫu thuật. Trong trường hợp, kết quả xét nghiệm cho thấy có hai tử cung đôi cùng với hai âm đạo, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện phẫu thuật loại bỏ vách ngăn phân chia âm đạo thành hai ngã, nhằm giúp cho thai phụ dễ dàng hơn trong việc sinh con.

Một phương pháp hiệu quả khác để điều trị tử cung đôi là cắt bỏ buồng tử cung không hoạt động tốt. Tuy nhiên phương pháp này cần được cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện vì nó có liên quan đến vấn đề nội tiết ở nữ giới và có thể ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho tử cung.

Bên cạnh đó, nếu phụ nữ có tử cung đôi và đang trong thời gian mang thai phải đặc biệt chú ý tới sức khỏe thai kỳ vì có khả năng cao mắc các nguy cơ như ngôi thai bất thường, thai nhi bị chậm phát triển do buồng tử cung hẹp, sinh non hoặc thậm chí là thai chết lưu. Do đó, cần đi thăm khám thai định kỳ, thường xuyên để bác sĩ có thể theo dõi và điều trị kịp thời.

Đỗ Hương

Admin Sở Y Tế

Các tin khác
  • Sàng lọc trước sinh và các xét nghiệm sàng lọc trước sinh
  • 7 sai lầm thường gặp khi điều trị tay chân miệng cho trẻ
  • Thụ tinh trong ống nghiệm cho phụ nữ bị buồng trứng đa nang không cần kích trứng
  • Trẻ em mắc đái tháo đường do đâu?
  • Cách xử trí hạ đường huyết khi dùng insulin trị đái tháo đường
  • 4 món cháo từ sơn dược trợ tiêu hoá, kiện tỳ ích vị

  • Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
  • Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
  • Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
  • Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
  • 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
  • 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
  • Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
  • Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
  • Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
  • Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc

Dịch vụ công trực tuyến

Phần mềm Quản lý văn bản

Phần mềm QLHS Một cửa

Phần mềm Một cửa (Mới)

Tiếp nhận ý kiến công dân

Danh mục TTHC công

Tra cứu hồ sơ Một cửa

Thư điện tử TP Hà Nội

Thông tin người phát ngôn

Chọn liên kết Đang online: 378 Lượt truy cập trong tuần: 70210 Lượt truy cập trong tháng: 262880 Lượt truy cập trong năm: 3135994 Tổng số lượt truy cập: 47203382 Về đầu trang

Từ khóa » Từ Cung Có Nghĩa Là Gì