Từ đầu Năm 2022 đến Nay, Tòa án Nhân Dân Tp.hà Nội Thụ Lý 19 Vụ/50 ...
Có thể bạn quan tâm
Hà Nội: Đa số người tiêu dùng chưa ý thức được trách nhiệm tự bảo vệ quyền lợi của bản thân Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17/11/2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011. Trong hơn 10 năm thực thi (2011-2022), các quy định tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các văn bản hướng dẫn Luật đã góp phần thay đổi mạnh mẽ, đồng thời, kiến tạo các khung khổ, nền tảng cơ bản vững chắc để tiếp tục tạo dựng sự phát triển của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam.
Tại cuộc làm việc giữa Đoàn giám sát của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường với thành phố Hà Nội xung quanh việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mới đây, Phó Chánh án Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đình Tiến cho biết: Lãnh đạo Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm đến việc đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng giải quyết các vụ án tranh chấp dân sự, kinh doanh thương mại, các vụ án hình sự liên quan đến quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn Thành phố, đã yêu cầu đồng chí Chánh tòa Tòa Hình sự, Dân sự, Kinh tế, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc Hà Nội căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình, triển khai thực hiện một số công việc.
Cuộc làm việc giữa Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường với UBND Tp.Hà Nội xung quanh việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Đối với các vụ án tranh chấp dân sự do người tiêu dùng khởi kiện hoặc các bên tranh chấp thương mại liên quan đến quyền lợi người tiêu dùng đều được Tòa án quan tâm đặc biệt, đặt quyền lợi của người tiêu dùng lên trước, tập trung hòa giải sao cho quyền lợi của người tiêu dùng được đảm bảo tối đa vì lợi ích người tiêu dùng. Tòa án nhân dân các cấp chủ động phối hợp với các Trung tâm bảo vệ người tiêu dùng thành phố trong công tác hòa giải các vụ án tranh chấp tại Tòa án. Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương để tuyên truyền kết quả giải quyết các vụ việc liên quan đến người tiêu dùng, đồng thời nâng cao ý thức, hiểu biết pháp luật của người dân để có cách thức bảo vệ mình, bảo vệ quyền lợi của mình.
Đối với các vụ án hình sự về các tội phạm liên quan đến người tiêu dùng chủ yếu tập trung các loại tội các tội liên quan đến hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 192, 193, 194 và 195 Bộ luật Hình sự (BLHS), tội đầu cơ (Điều 196 BLHS), tội quảng cáo gian dối (Điều 197 BLHS) và tội lừa dối khách hàng (Điều 198 BLHS tội xâm phạm sở hữu công nghiệp (Điều 226 BLHS).
Năm 2021, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội thụ lý 30 vụ/58 bị cáo bị truy tố về các tội liên quan đến hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 192, 193, 194 và 195 BLHS), tội đầu cơ (Điều 196 BLHS), tội quảng cáo gian dối (Điều 197 BLHS) và tội lừa dối khách hàng (Điều 198 BLHS) (trong đó thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 09 vụ/29 bị cáo), thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 21 vụ/29 bị cáo); giải quyết 23 vụ/47 bị cáo (trong đó bị cáo, giải quyết theo thủ tục sơ thẩm 05 vụ/23 bị cáo, giải quyết theo thủ tục phúc thẩm 18 vụ/24 bị cáo). Hình phạt được Tòa án Nhân dân thành phố áp dụng đối với các bị cáo như sau: tù có thời hạn 22 bị cáo; tù nhưng cho hưởng án treo 01 bị cáo; cải tạo không giam giữ 0 bị cáo; phạt tiền 0 bị cáo. Trong các vụ án mà Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã giải quyết chủ yếu là các tội sản xuất, buôn bán hàng cấm tổng số là 06 vụ/07 bị cáo.
Từ đầu năm 2022 đến nay, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội thụ lý 19 vụ/50 bị cáo bị truy tố về các tội liên quan đến hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 192, 193, 194 và 195 BLHS) và tội lừa dối khách hàng (Điều 198 BLHS) (trong đó thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 09 vụ/35 bị cáo, thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 10 vụ/15 bị cáo); giải quyết 19 vụ/47 bị cáo (trong đó giải quyết theo thủ tục sơ thẩm 9 vụ/35 bị cáo, giải quyết theo thủ tục phúc thẩm 10 vụ/12 bị cáo). Hình phạt được Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội áp dụng đối với các bị cáo: tù có thời hạn 15 bị cáo; tù nhưng cho hưởng án treo 04 bị cáo; cải tạo không giam giữ 0 bị cáo; phạt tiền 0 bị cáo. Trong các vụ án mà Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã giải quyết thì chủ yếu là các tội sản xuất, buôn bán hàng cấm theo Điều 190 Bộ luật Hình sự với tổng số là 10 vụ/10 bị cáo.
Các đại biểu tham dự cuộc làm việc giữa Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường với UBND Tp.Hà Nội xung quanh việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Theo Phó Chánh án Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đình Tiến, nhìn chung, công tác xét xử các loại vụ án của ngành Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội luôn đảm bảo về chất lượng, đúng pháp luật, không có trường hợp nào xét xử oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm. Các vụ án đều được đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh, áp dụng mức hình phạt nghiêm khắc đáp ứng được yêu cầu đấu tranh, phòng chống tội phạm trên địa bàn Thủ đô.
Các bản án đã tuyên thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, có tác dụng răn đe, giáo dục riêng và phòng ngừa chung, đảm bảo cho những người tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình. Phán quyết của Tòa án căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa và trên cơ sở xem xét một cách toàn diện, khách quan các chứng cứ của vụ án, đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội và bỏ lọt tội phạm.
Đề cập về những thuận lợi trong xét xử án ma túy, Phó Chánh án Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đình Tiến nhấn mạnh: Trong quá trình giải quyết các vụ án, Tòa án nhân dân hai cấp thành phố Hà Nội luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời và tạo điều kiện thuận lợi của Tòa án nhân dân tối cao, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội; sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan tiến hành tố tụng thành phố. Đây là tiền đề quan trọng để Tòa án nhân dân hai cấp thành phố Hà Nội có thể đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng xét xử các vụ án.
Bên cạnh những thuận lợi trên, công tác xét xử các loại án còn có khó khăn, tồn tại. Các loại tranh chấp cũng như các vụ án liên quan đến quyền lợi người tiêu dùng thường có nhiều tình tiết phức tạp, quy định pháp luật xung quanh xác định các giới hạn xâm phạm đến quyền lợi người tiêu dùng còn chưa cụ thể; các giải pháp giải quyết trước tòa án cũng như các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng chưa phát huy được sức mạnh kịp thời bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngay từ giai đoạn đầu.
Với những bất cập, tồn tại trên, Phó Chánh án Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đình Tiến đề nghị các cơ quan tiến hành tố tụng Thành phố và chính quyền địa phương tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Tòa án nhân dân hai cấp thành phố Hà Nội trong công tác xét xử được tiến hành kịp thời, có chất lượng, đúng pháp luật. Bên cạnh đó, đề nghị các cơ quan thông tin, truyền thông tích cực đưa tin, bài về hoạt động xét xử án của Tòa án nhân dân hai cấp thành phố Hà Nội với mục đích tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân thủ đô trong công tác đấu tranh và phòng chống các tội phạm về ma túy. Ngoài ra, cần nâng cao vị thế, thẩm quyền các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng trong phát hiện, ngăn ngừa việc xâm phạm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng./.
Từ khóa » Chánh Tòa Dân Sự Tòa án Nhân Dân Thành Phố Hà Nội
-
Tòa Dân Sự - Tòa án Nhân Dân Thành Phố Hà Nội
-
Chánh án Tòa án Nhân Dân Thành Phố Hà Nội Qua Các Thời Kỳ
-
Tòa án Nhân Dân Thành Phố Hà Nội – Wikipedia Tiếng Việt
-
Giới Thiệu - Tòa án Nhân Dân Thành Phố Hà Nội
-
Lãnh đạo - TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI Hà Nội
-
DANH SÁCH THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN CÁC CẤP
-
Chánh án Hà Nội: Một Số Thẩm Phán Vẫn Có Tư Tưởng Chọn án Dễ ...
-
Bổ Nhiệm Chánh án Toà án Nhân Dân Cấp Cao Tại Hà Nội
-
Bổ Nhiệm 3 Phó Chánh án Tòa án Nhân Dân Cấp Cao Tại Hà Nội - VOV
-
Nữ Lãnh đạo Là Thẩm Phán Mẫu Mực, Thẩm Phán Tiêu Biểu, Thẩm ...
-
Ông Lưu Tuấn Dũng được Bổ Nhiệm Phó Chánh án TAND TP Hà Nội
-
Tòa án Nhân Dân TP Hà Nội đã Xét Xử Nhiều Vụ án Hình Sự Trọng ...
-
Bản In - Tòa án Nhân Dân Tối Cao