TỨ ĐẾ & THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN
Có thể bạn quan tâm
- Căn bản
- Thánh ngôn
- Hoa Nghiêm
- Đại Phương Quảng Hoa Nghiêm Kinh
- Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Ký
- Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Ký Q1
- Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Ký Q2
- Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Ký Q3
- Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Ký Q4
- Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Ký Q5
- Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Ký - Tổng luận
- Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Ký Q6
- Viết cho báo
- Bài Chánh Tấn Tuệ
- Thiền
- Duyên khởi
- Phổ thông
- Luận dịch
- Thập Huyền Môn
- Đại thừa khởi tín luận nghĩa ký (Hiền Thủ)
- Đại thừa khởi tín luận trực giải (Hám Sơn)
- Đại ý của kinh Lăng Nghiêm
- Pháp âm
- Chánh Tấn Tuệ
- Bài giảng MP4 (CTT)
- Lý Duyên khởi
- Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
- Chân Hiền Tâm
- Phần giảng MP4
- Luận Đại thừa khởi tín (MP3)
- Bài tựa Trung Luận
- Trung Luận (1)
- Trung Luận (2)
- Trung luận (3)
- Cư sĩ tu thiền
- Ý sinh thân
- Hành thiền
- Vu Lan (1)
- Vu Lan (2)
- Pháp đàm
- Chánh Tấn Tuệ
- Tản mạn đời thường
- Bài tôi thích
- Văn xuôi
- Thơ kệ
- Cảm nhận bài giảng
Căn bản
TỨ ĐẾ & THẬP NHỊ NHÂN DUYÊNChân hiền tâm
11/05/2017 Tứ đế và Thập nhị duyên sinh là hai pháp được nói nhiều các bộ kinh thuộc hệ A-hàm. Chúng là giáo pháp căn bản mà bất kỳ một người học Phật nào, muốn phát triển định lực và trí tuệ đều phải nắm vững về nó. Nếu không nắm vững về nó thì chúng ta không hiểu được bản thân mình trong quá trình tu tập, cũng không hiểu tu tập là tu tập cái gì. Làm bất cứ việc gì mà chúng ta có thể ý thức và hiểu biết rõ ràng về việc ấy, vẫn luôn mang lại kết quả tốt hơn là làm một cách may rũi. Vì chỉ nêu bày Tứ đế và Thập nhị duyên sinh ở mặt Phật pháp căn bản, nên phạm vi bài viết này chỉ đề cặp đến Tứ đế và Thập nhị duyên sinh ở mặt đơn giản và dễ hiểu nhất. Tứ đế là gì? Tứ đế còn gọi là Tứ thánh đế. Đó là Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Vì sao gọi là Tứ thánh đế? Gọi là đế, vì nó “đúng là như vậy”. Phật nói thế gian này là “khổ”. Đúng là như vậy. Nên gọi là “khổ đế”. “Khổ” này do đâu mà có? Do “tập” mà có. Đúng là như vậy. Nên gọi là “Tập đế”. Tập, là chỉ cho thói quen, cho sự tích tụ nhóm họp. Từ những thứ đó mà chúng ta có khổ. Nên nói “tập” là nhân của “khổ”. Thánh nhân nói “Có thân là có khổ”. Thân là sự nhóm họp của ngũ ấm. Không có thói quen chơi game thì có game hay không có game, không có gì xảy ra. Nhưng một khi đã có thói quen chơi game, nếu không có điều kiện để chơi nữa, nhất định sẽ khổ. Thói quen là một dạng của sự tích tụ. Đó là “tập”. “Tập” là nhân của “khổ”. Ăn nhiều quá sinh bệnh, khổ. Ăn nhiều quá là một dạng của tích tụ. Có rất nhiều sự tích tụ ở dạng tư tưởng, sở thích v.v… chúng là nhân duyên đưa đến khổ. Muốn hết được “khổ” đó, cần phải nhờ đến “đạo”. Đúng là như vậy. Nên nói “đạo đế”. Nhờ “đạo” mà “tập” diệt, “khổ” hết, Niết-bàn hiện tiền, chính là “diệt”. Đúng là như vậy. Nên nói “diệt đế”. Gọi là thánh, vì hiểu được bốn thứ đó rồi theo đó mà thực hành thì nó giúp hành giả đạt được quả vị thánh, nên nói “thánh”. Bốn thứ đó vừa mang tính đúng đắn vừa giúp hành giả đạt được quả vị thánh, nên gọi bốn thứ đó là Tứ thánh đế. Không gọi là “Nhất thánh đế” hay “Nhị thánh đế” mà gọi là “Tứ thánh đế” vì pháp này phải hội đủ 4 pháp duyên đó mới gọi là Thánh đế. Thiếu một hay hai hay ba thì không còn gọi là Tứ thánh đế. Tuy gọi là “khổ thánh đế”, nhưng đế này cũng phải đi liền với ba đế còn lại mới gọi là “khổ thánh đế”. Nếu không thì chỉ gọi là khổ, hay khổ đế, không gọi là “khổ thánh đế”. Vì nếu không có “đạo thánh đế” và “diệt thánh đế”, thì khổ không đưa đến các quả vị thánh, nên không thể gọi là “khổ thánh đế”. Đó là điều cần ghi nhớ. Thập nhị nhân duyên là gì? Thập nhị nhân duyên là Vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh và lão tử. Trong kinh hay viết: Vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Duyên, có nghĩa là Vô minh làm duyên cho hành xuất hiện. Hành làm duyên cho thức xuất hiện, thức làm duyên cho danh sắc xuất hiện v.v... Cũng có thể hiểu, vô minh là nhân giúp hành xuất hiện, hành là nhân giúp thức xuất hiện. Vì vòng này có 12 chi liên hệ mật thiết với nhau như vậy, nên gọi là Thập nhị nhân duyên hay Thập nhị duyên sinh hay Thập nhị duyên khởi. Gọi tên nào cũng được, vì tuy khác danh mà ý vẫn đồng không khác. Trong một sát-na đã có đủ 12 chi này xuất hiện. Bất cứ một chúng sinh hữu tình nào khi có thân cũng có đủ 12 chi nhân duyên này chi phối. Vô minh, là không sáng. Kinh Đại Niết-bàn nói: “Không biết nghĩa Đệ nhất nghĩa đế, gọi là vô minh”. Khá nhiều định nghĩa về chữ vô mình này. Nói chung là những gì thuộc về “không sáng” , không thấu rõ cái lý chi phối thế gian này, đều gọi là vô minh. Cái “không sáng” này cũng có thô và tế. Do chính cái “không sáng” đó mà chúng ta tạo ba nghiệp, là hành. Do tạo nghiệp mà thức Dị thục xuất hiện, là thức. Từ đó có ngũ ấm, là Danh sắc. Sắc, chỉ cho thân vật chất khi mới tượng hình, chưa có năm căn ngoài. Danh, chỉ cho phần tinh thần thọ - tưởng – hành - thức. Có thân ngũ ấm tức có sáu căn, là lục nhập. Sáu căn xuất hiện đồng thời với sáu trần, nên tuy nói lục nhập mà thật ra là 12 nhập. Có sáu căn và sáu trần rồi liền sinh sáu thức. Tất cả các thứ này hòa hợp với nhau, gọi là xúc. Có sự giao tiếp giữa căn và cảnh, liền có cảm thọ. Cảnh vừa ý thì vui (lạc), cảnh không vừa ý thì buồn (khổ). Cũng có loại cảnh khiến tâm thức không vui cũng không buồn (không khổ không lạc). Cảnh vật hay con người nào khiến mình vui thì mình có khuynh hướng yêu thích. Sự yêu thích đó là ái. Có sự yêu thích thì liền muốn nắm giữ. Chính là thủ. Từ đó tạo ba nghiệp, là hữu. tạo ba nghiệp rồi, đủ duyên liền có sanh. Sanh có thì có lão tử. Với chi ái, ghét cũng thuộc về ái, vì nó là mặt duyên khởi với ái. Ái có khuynh hướng chấp thủ, ghét có khuynh hướng làm phát sinh sân giận và muốn đẩy ra. Dù muốn ôm vào hay đẩy ra thì chúng cũng là dạng của thủ. Cũng đều đưa đến hữu. Đó là vòng 12 nhân duyên của một người được nhìn qua hai đời. Đời trước và đời sau. Vô minh và hành thuộc đời quá khứ. Sinh và lão tử thuộc vị lai. Các chi còn lại thuộc hiện tại. Tạm phân chia như vậy. Bệnh và lão không được lập thành một chi riêng vì có người sanh rồi tử, không qua bệnh và lão. Có người sanh, bệnh rồi tử, không qua lão. Có người sanh, lão rồi tử, không qua bệnh. Bệnh và lão không dứt khoát tất cả đều phải có, nên không lập thành hai chi riêng. Còn sanh nhất định ai cũng có. Có sanh rồi nhất định là có tử. Vì thế sanh và tử lập thành hai chi riêng. Lão để chung với tử, là muốn nói đến sự suy vi đưa đến tử. Nếu nhìn vòng 12 nhân duyên này từ cội gốc thanh tịnh bất giác từ đó có thế giới chúng sinh thì vô minh đó, chính là Căn bản vô minh nói trong luận Đại thừa khởi tín, là Vô minh trụ địa trong kinh Thắng Man. Do chân thể không có tự tánh, không thể tự giữ nên bất giác mà tâm thể động. Cái động đó là hành. Do cái động đó mà chân thể biến thành thức thứ tám, là thức. Thức thứ tám (Dị thục thức) là nền tảng để ngũ ấm xuất hiện, là danh sắc … Cứ thế mà tiếp diễn theo vòng nhân như đã nói trên cho đến lão tử. Muốn vòng 12 nhân duyên này không còn, thì chỉ cần cắt đi một chi trong 12 chi đó thì vòng nhân duyên này tạm diệt. Song vòng nhân duyên này chỉ thật sự chấm dứt khi cái gốc của nó là vô minh diệt. Vô minh diệt thì hành diệt. Hành diệt thì thức diệt. Thức diệt thì danh sắc diệt v.v… Vì phải đoạn gốc thì tất cả mới đoạn. Trong ba thứ “hoặc, nghiệp, khổ” thì : Ba thứ vô minh, ái và thủ thuộc về hoặc. Vô minh gọi là phiền não phát nghiệp, vì từ đó mà có ba hành. Ái và thủ, gọi là phiền não nhuận sanh. Hai thứ hành và hữu thuộc về nghiệp. Bảy thứ Thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, sanh, lão tử thuộc về khổ. Luận Trung Quán nói: Nhân ái có bốn thủ Nhân thủ mà có hữu Nếu thủ ấy không thủ Thì giải thoát không hữu Theo hệ A hàm thì bốn thủ là Kiến thủ, Dục thủ, Giới cấm thủ, Ngã ngữ thủ. Theo Duy thức học thì hoặc và khổ thuộc về thủ. Hoặc là năng thủ và khổ là sở thủ. Đó chính là phiền não chướng và sở tri chướng. Phiền não chướng là chỉ cho tham sân si. Nghiệp hữu lậu làm nhân, phiền não chướng làm duyên, khiến sinh ra cái khổ sinh tử phần đoạn của chúng sinh. Nghiệp vô lậu làm nhân, sở tri chướng làm duyên, sinh ra cái khổ biến dịch sanh tử của thánh nhân. Vì thế kinh luận dạy người tu trừ tham sân si, chính là trừ cái thủ này. Trung luận nói chỉ cần “Nếu thủ ấy không thủ” thì “giải thoát không hữu”. Hữu là chỉ cho ba hành là thân hành, khẩu hành và ý hành. Pháp thế gian là pháp duyên khởi, nghĩa là không lìa nhân lìa duyên lìa quả mà có. Vì thế cùng một khái niệm mà có khi nói ở mặt nhân, có khi nói ở mặt quả, thành thấy có vẻ khác nhau, nhưng thật chất thì cũng là nghĩa của chính khái niệm đó. Như từ “hữu”, có khi “hữu” được giải thích là ba hành, có khi “hữu” được giải thích là ba cõi. Nói ba hành là nói ở mặt nhân. Nói ba cõi là nói ở mặt quả. Pháp nhân duyên là vậy. Không nắm được mặt này thì chúng ta sẽ thấy có sự lộn xộn trong các khái niệm Phật học.Các tin khác
-
» BẤT ĐẮC KỲ TỬ VÀ PHÁP ĐỐI TRỊ (27/05)
-
» 4 PHÁP LÀM THỐI THẤT TÂM BỒ-ĐỀ (24/04)
-
» HỌC HẠNH KÍNH LỄ (26/03)
-
» NHÂN QUẢ QUA MỘT CÂU CHUYỆN (26/03)
-
» VU LAN NÓI ĐẾN BIẾT ÂN VÀ BÁO ÂN (26/03)
-
» PHÁP GIÚP BỒ TÁT SINH HỈ TÂM (26/03)
-
» BẰNG CHỨNG CÓ THÂN TRUNG ẤM TRONG KINH LUẬN (25/03)
-
» MỘT CÂU CHUYỆN VỀ NGHIỆP (25/03)
-
» NĂNG LỰC PHÁT NGUYỆN (25/03)
-
» BA PHÁP TU TẬP CỦA BỒ-TÁT TẠI GIA (25/03)
Thông báo
- 1 ***** PHẬT HỌC VẤN ĐÁP *****
- 2 ***** TÍCH TRUYỆN PHÁP CÚ *****
- 3 ***** SÁCH ĐÃ XUẤT BẢN *****
- Thập Thiện lược giải
- Kinh Thắng Man Phu Nhân Hội
- Hương Sen Ngàn Cánh
- Luận Đại thừa khởi tín
- Trung Luận (Chánh Tấn Tuệ)
- 13 phẩm Trung luận
- Xác định TT và LT tu hành
- Định tuệ
- Chuyện xưa chuyện nay
- Ý Tổ sư trên đầu ngọn cỏ
- Hai chữ mẹ cha
- Vu Lan gợi nhớ
- Có trí tuệ là biết như thật về...
- Thử một lần nhìn lại
- HT cha mẹ trong kinh Duy-ma
- Mục tiêu của cuộc sống
- Hương của người đã chết
Video
Tinh thần thiện nguyện Phú-lâu-na Thiện nguyện ở Phan Thiết Thiện nguyện Tây nguyên cuối năm 2016 SHPPTG kỳ 24 - Tạ pháp cuối năm 2016 SHPPTG kỳ 25 - Khai pháp đầu năm 2017 SHPPTG kỳ 26 - tại chùa Hưng Long Pháp đàm lần 2 (23/4/2017) SHPPTG kỳ 28 - Tại Ninh Thuận. SHPPTG kỳ 29 - Chùa Hưng Long ĐĂNG KÝ
NHÂN DUYÊN AN LÀNH Sau những thăng trầm của cuộc đời, tôi đến với Đạo năm 36 tuổi. Người giúp tôi biết đến Phật pháp là người bạn đời của tôi. Anh ngộ tâm từ "Bảy chỗ tìm tâm" trong kinh Lăng Nghiêm, buông tất cả, chay trường và chuyên tâm cho việc tham cứu và tu học. Chúng tôi tìm hiểu Phật pháp được rõ hơn là nhờ vào những kinh luận mà Hòa thượng Thanh Từ đã giảng (được quay thành những bản rô-nhô bán ngoài chợ trời). Chúng tôi tìm đến Thường Chiếu và tu pháp "Biết vọng không theo". Pháp "Biết vọng" ấy đã mang lại cho chúng tôi những điều kỳ diệu khó nói. Nó đã khiến cuộc sống của chúng tôi thay đổi. Từ tư tưởng cho đến hành động và cả hoàn cảnh sống. Đó là những gì thiết thực nhất mà Phật pháp đã mang lại cho chúng tôi. Và... chúng tôi muốn chia sẻ cùng bạn đọc. Để mọi người cùng an vui, gặp khó không nản, thấy nhọc không buồn, trong bận rộn vẫn thấy thảnh thơi, trong yêu thương vẫn bình an không dính mắc.Chỉ mong thế giới an bình, người người hạnh phúc, ai rồi cũng hưởng được cái lạc rốt ráo mà chư Phật đang sở hữu.Thân kính |
Chân Hiền TâmĐiện thoại: 08.98.325.575 Website: chanhientam.net Email: [email protected] |
- Trang chủ
- Căn bản
- Thánh ngôn
- Hoa Nghiêm
- Đại Phương Quảng Hoa Nghiêm Kinh
- Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Ký
- Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Ký Q1
- Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Ký Q2
- Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Ký Q3
- Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Ký Q4
- Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Ký Q5
- Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Ký - Tổng luận
- Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Ký Q6
- Viết cho báo
- Bài Chánh Tấn Tuệ
- Thiền
- Duyên khởi
- Phổ thông
- Luận dịch
- Thập Huyền Môn
- Đại thừa khởi tín luận nghĩa ký (Hiền Thủ)
- Đại thừa khởi tín luận trực giải (Hám Sơn)
- Đại ý của kinh Lăng Nghiêm
- Pháp âm
- Chánh Tấn Tuệ
- Bài giảng MP4 (CTT)
- Lý Duyên khởi
- Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
- Chân Hiền Tâm
- Phần giảng MP4
- Luận Đại thừa khởi tín (MP3)
- Bài tựa Trung Luận
- Trung Luận (1)
- Trung Luận (2)
- Trung luận (3)
- Cư sĩ tu thiền
- Ý sinh thân
- Hành thiền
- Vu Lan (1)
- Vu Lan (2)
- Pháp đàm
- Chánh Tấn Tuệ
- Tản mạn đời thường
- Bài tôi thích
- Văn xuôi
- Thơ kệ
- Cảm nhận bài giảng
Từ khóa » Tứ Diệu đế Và Thập Nhị Nhân Duyên
-
Tứ Diệu Đế Và Thập Nhị Nhân Duyên - Thầy Thích Pháp Hòa
-
Tứ Diệu Đế Và 12 Nhân Duyên- Thích Bảo Nguyên - YouTube
-
Tứ Diệu Đế – Thập Nhị Nhân Duyên – Bát Chánh Đạo – Thiền
-
09. Thập Nhị Nhân Duyên - Phật Học
-
Tứ Thánh đế Và Thập Nhị Nhân Duyên - Ehipassiko
-
Giải Thích Thập Nhị Nhân Duyên Như Một Tiến Trình Sinh Khởi Tại đây ...
-
Vô Thường, Duyên Khởi Và Thập Nhị Nhân Duyên - Phật Pháp Căn Bản
-
Sơ Chuyển Pháp Luân Tứ đế, Thập Nhị Nhân Duyên
-
TỨ DIỆU ĐẾ & 12 NHÂN DUYÊN - ĐƯỜNG VỀ NẺO CHÍNH
-
Ý Nghĩa Sâu Sắc Của Giáo Pháp Tứ Diệu Đế, Tứ Thánh Đế
-
Thập Nhị Nhân Duyên - Đạo Phật Ngày Nay
-
Làm Sao Thoát Khỏi Thập Nhị Nhân Duyên? - Phật Giáo Long An
-
THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN (Viên Minh) - Phật Pháp Chân Thật