Tụ điện Của Quạt Và Cách Khắc Phục Các Sự Cố Liên Quan

Nội dung

Toggle
  • Tụ điện của quạt là gì?
  • Cách đọc các chỉ số trên tụ điện của quạt
  • Cách nhận biết tụ điện của quạt điện bị hỏng
    • Sử dụng đồng hồ vạn năng để kiểm tra
    • Kiểm tra bằng cách sử dụng đồng hồ số (điện tử)
    • Kiểm tra tụ điện bằng mắt thường
    • Kiểm tra tụ điện bằng cách nạp điện trực tiếp
  • Các hiện tượng của quạt khi bị hỏng tụ điện
  • Cách xử lý tụ điện của quạt khi bị hỏng
Rate this post

Trong mỗi chiếc quạt chúng ta sử dụng đều có tụ điện. Nếu không có tụ điện thì quạt không khởi động được. Đây là sự cố mà khi sử dụng trong thời gian dài sẽ thường có hiện tượng như vậy. Nếu quạt có công suất càng lớn thì tụ điện của quạt cũng phải lớn tương ứng để duy trì hoạt động.

Tụ điện của quạt là gì?

Tụ điện là một linh kiện quan trọng của quạt, nó có hình dáng hộp chữ nhật màu đen, có chức năng nhận và tạo điện áp tạo dòng khởi động. Khi quạt khởi động thì tụ này không còn tác dụng nữa. Khi tháo quạt nó sẽ nằm ngay gần động cơ hoặc hộp số

Tụ điện được sử dụng trong quạt có tác dụng làm lệch từ trường và cung cấp một điện thế lớn để khởi động quạt, khi quạt quay bình thường thì tụ này không còn tác dụng. Do vậy, nếu tụ quạt hỏng hoặc công suất không đủ, quạt sẽ không thể vận hành.

Tụ điện được kí hiệu bằng đơn vị micro fara kí hiệu μF

Cách đọc các chỉ số trên tụ điện của quạt

Trên tụ thông thường có các chỉ số sau: tên hãng, công suất của tụ, điện áp cấp, tần số, nhiệt độ hoạt động

Ví dụ thực tế:

Tụ điện CBB61

Mã tụ: CBB61

Công suất tụ: 1.5 μF, trị số càng lớn thì công suất của tụ càng lớn

Dung sai: 5%

Điện áp cấp: 450VAC là mức chịu đựng dòng điện chạy qua. Đây là mức tối đa nó có thể chịu được. Nếu dòng điện lớn hơn sẽ dẫn đến tụ bị nổ.

Tần số tụ: 50/60Hz đây là dải tần số cho phép và ở mức an toàn đối với các thiết bị điện tử. Nó cũng tương đương với nguồn điện lưới dân dụng

Cách nhận biết tụ điện của quạt điện bị hỏng

Sử dụng đồng hồ vạn năng để kiểm tra

Đồng hồ vạn năng

Nếu bạn có chiếc đồng hồ vạn năng thì ngoài cách thông dụng đo điện áp, đo điện trở nó còn có thang đo micro fara rất hữu ích

Vặn thang đồng hồ về các mức số tương ứng trên đông hồ như X1, X10, X100, X1k, X10K tương ứng với trị số ghi trên thân của tụ. ( Tụ có số Mi lớn ta chọn thang đỏ nhỏ và tụ có số mi nhỏ ta chọn thang đo lớn tương ứng )

Chạm 2 que đo vào hai đầu tụ, sau đó đổi chiều que đo, tiếp tục thực hiện lại như vậy một vài lần và quan sát vào kim đồng hồ để để biết được tụ còn sống hay chết như sau:

Kim đồng hồ không lên chút nào là tụ hỏng

Kim đồng hồ lên ít rồi về không đạt mức tiêu chuẩn là tụ yếu

Kim lên mà không về là tụ bị chập

Kim lên nhanh về nhanh là tụ tốt

Chú ý : Khi kiểm tra tụ điện bằng đồng hồ vạn năng thường các bạn chỉ đoán được độ chính xác khi tụ điện bị chập hoặc khô hẳn ( yếu hẳn ) còn tụ bị giảm trị số ít sẽ rất khó phát hiện bạn cần kiểm tra bằng đồng hồ số có chức năng đo tụ để đảm bảo chính xác.

Kiểm tra bằng cách sử dụng đồng hồ số (điện tử)

Đồng hồ vạn năng điện tử

Biện pháp này là chuẩn xác nhất, khi đo ta sẽ chỉnh mức thang đo tụ là μF

Kẹp 2 đầu kim vào 2 cực khi chỉ số lên bằng với chỉ số tụ thì tụ đó vẫn còn tốt

Khi giá trị nhỏ hơn giá trị là tụ bị khô

Khi giá trị trên đồng hồ nhỏ hơn hoặc không lên thì tức là tụ đã bị hỏng

Kiểm tra tụ điện bằng mắt thường

Nếu thấy phần đáy của tụ nồi lên là tụ hỏng

Thấy tụ chảy nước là tụ hỏng

Thấy bị nỏ bung ra là tụ hỏng

Kiểm tra tụ điện bằng cách nạp điện trực tiếp

Tháo tụ điện ra khỏi quạt, sau đó chập hai đầu dây vào nhau. Nếu thấy tụ phát tia sáng kèm tiếng nổ nhỏ thì đó là tụ còn sống, ngược lại khi chập mà không thấy dấu hiệu gì thì chắc chắn tụ điện của quạt đã bị hỏng.

Các hiện tượng của quạt khi bị hỏng tụ điện

Nếu một ngày mà bạn thấy quạt có các dấu hiệu bất thường như bật công tắc quạt không quay hoặc hộp phía sau thấy có tiếng âm thanh è è rung nhẹ thì đây chính là dấu hiệu quạt bị hỏng tụ

Nguyên nhân dẫn đến quạt bị hỏng tụ

Tụ điện cũng giống như các linh kiện điện tử khác, đều có tuổi thọ giới hạn tính theo số lần nạp xả hoặc theo thời gian sử dụng. Tụ điện hoạt động nạp và xả trong thời gian rất ngắn chỉ khoảng 10^-6 đến 10^-3 giây, điện áp khi nạp xả của tụ điện cao hơn điện áp định mức rất nhiều. Nên khi điện áp vượt quá giới hạn cho phép sẽ dẫn đến tụ bị đánh thủng, lớp điện môi không còn nữa nên tụ sẽ bị phồng hoặc cháy tụ

Các nguyên nhân chính:

+ Tụ điện kém chất lượng dẫn đến lớp điện môi bị chảy

+ Tụ điện sử dụng sai trị số

+ Thời gian sử dụng quá lâu

Cách xử lý tụ điện của quạt khi bị hỏng

Khi thay thế trước tiên là phải ngắt nguồn điện và kiểm tra lại bằng bút thử điện để đảm bảo tuyệt đối an toàn

Ngắt quạt khỏi nguồn điện (rút phích cắm điện, ngắt cầu dao..).

Dùng tua vít tháo đế quạt (trường hợp tụ ở chân đế quạt). Tháo phần vỏ bọc động cơ điện phía sau cánh (trường hợp tụ gắn ở khu vực động cơ).

Xác định vị trí của tụ điện của quạt. Dùng điện thoại chụp vị trí các sợi dây điện nối với từng cực của tụ (mỗi dây sẽ có ký hiệu một màu). Việc này sẽ giúp các bạn lần đầu tiên thực hiện tránh bối rối khi đấu tụ mới vào.

Dùng kìm cắt dây điện nối với tụ cũ.

Tìm hiểu thông số của tụ điện của quạt cũ. Nếu chưa rõ thì có thể cầm tụ ra các quán kim khí mua loại có thông số tương tự

Khi đã có tụ mới. Các bạn mở lại hình ảnh chụp mạch dây nối với tụ cũ trên điện thoại mà bạn đã chụp. Xem lại cách đấu nối.

Dùng mỏ hàn thiếc, hàn đúng các đầu dây với chân tụ theo hình ảnh mạch dây cũ. Lưu ý phải sử dụng băng dính cách điện khi đã hàn xong.

Bước cuối cùng, ta lắp lại vỏ quạt, kết nối nguồn điện và bật thử quạt.

Như vậy quatdienchinhhang đã hướng dẫn các bạn hiểu và kiểm tra tụ điện của quạt một cách chi tiết nhất. Mọi góp ý xin chia sẻ về hotline 0936.359.088 / Zalo : 0936.359.088

Trân trọng!!!!

Từ khóa » Tụ điện Quạt Công Nghiệp