Tự điển - Kê Túc Sơn - .vn

kê túc sơn có nghĩa là:

(雞足山) I. Kê Túc Sơn. Phạm:Kukkuỉapàda-giri, Kurkuỉrapàda -giri. Pàli: Kukkuỉapada-giri, Kurkuỉapadagiri. Cũng gọi Kê cước sơn, Tôn túc sơn, Lang túc sơn, Lang tích sơn. Núi ở nước Ma kiệt đà thuộc Trung Ấn độ, là nơi ngài Ma ha ca diếp nhập tịch. Vị trí núi này cách Già da (Phạm:Gayà) hiện nay khoảng hơn 25 cây số về mạn bắc đông bắc và cách Phật đà già da (Phạm:Buddha-Gayà) về phía đông bắc 32 cây số. Đại đường tây vực kí quyển 9 (Đại 51, 919 trung) nói: Núi non cao chót vót, hang động sâu thăm thẳm, dòng suối uốn quanh co, cây cối mọc um tùm, che kín cả cửa động, ba ngọn cao sừng sững như lẫn trong mây (...). Tôn giả Đại Ca diếp nhập tịch nơi này, người đời tỏ lòng tôn kính nên gọi núi này là Tôn túc sơn. [X. kinh Tăng nhất a hàm Q.44; kinh A dục vương Q.7; Cao tăng Pháp hiển truyện]. II. Kê Túc Sơn. Núi ở huyện Tân xuyên, tỉnh Vân nam, Trung quốc, về phía tây bắc khoảng hơn 50 cây số. Cứ theo điều Sơn xuyên trong Đại thanh nhất thống chí quyển 378, thì núi Kê túc nằm về mạn tây bắc cách châu Tân xuyên 100 dặm, là chỗ giáp ranh giữa huyện Thái hòa và châu Đặng xuyên. Còn trong Đại minh nhất thống chí thì có nói đến núi Cửu khúc nằm về phía đông Nhĩ hà hơn 100 dặm, núi non trùng điệp xếp thành hình như 9 mâm hoa sen nên gọi là Cửu trùng nham sơn. Trong núi có động đá nhưng không thể đi vào được. Trong Du kí của ông Lí nguyên dương nói: Phía đông sông Diệp du, đi đường bộ 80 dặm, có một dẫy núi cao chót vót, hướng nam của đỉnh núi bằng phẳng; còn 3 hướng kia có 3 ngọn nhỏ như 3 cái chân trên đỉnh núi, nên gọi là Kê túc sơn(núi chân gà). Trên đỉnh núi có một động đá, tương truyền là nơi ngài Ma ha ca diếp nhập định, đợi ngài Di lặc ra đời để trao lại áo của Phật Thích ca, vì thế núi này cũng được coi là đạo tràng của ngài Ma ha ca diếp và là trung tâm của Phật giáo tỉnh Vân nam, rất đông tăng chúng trụ ở đây. Ở thời Tam quốc chỉ có một ngôi am nhỏ, đến đời Đường được mở rộng và vào thời hưng thịnh có tới hơn 100 chùa viện lớn nhỏ, trong đó có 5 ngôi lớn nhất là các chùa: Thạch tông, Tất đàn, Đại giác, Hoa nghiêm và Truyền y. [X. Điền thích kí Q.1; Tiểu phương hồ trai dư địa tùng sao, pho thứ 4; Điền nam bi truyện tập Q.32; Minh quí điền kiềm Phật giáo khảo (Trần viên)].

Trên đây là ý nghĩa của từ kê túc sơn trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Từ khóa » Núi Kê Túc ấn độ