“Từ Điển Mã Kiều” Và Một Trung Quốc Còn ít được Biết - Tiền Phong
Có thể bạn quan tâm
Theo những nhà văn của trào lưu này, văn hóa truyền thống Trung Quốc chia thành hai bộ phận “quy phạm” và “bất quy phạm”.
Họ cho rằng, trong văn hóa truyền thống, nên khẳng định và phát huy hơn nữa phần tinh hoa văn hóa “bất quy phạm” đang tồn tại trong phong tục tập quán ở những nơi xa xôi hoang dã, trong truyền thuyết, dã sử, trong tư tưởng Đạo gia và triết học Thiền tông; còn đối với văn hóa “quy phạm” đã được thể chế hóa lấy học thuyết Nho giáo làm nòng cốt, thì giữ thái độ từ chối, phủ định, phê phán.
Hàn Thiếu Công hư cấu nên Mã Kiều để phiếm chỉ một ngôi làng xa xôi thuộc miền Hồ Nam Trung Quốc.
Ở đây, từ ngữ được hiểu khác hẳn với ý nghĩa thông thường, khiến cho người ngoài hết sức lúng túng.
Trước tiên phải kể hiện tượng dùng ngược nghĩa của từ ngữ. Nếu người Mã Kiều nói bạn “tỉnh”, thì “tỉnh” không phải là tỉnh táo, thông tuệ hay có lý trí mà là ngu dại. Nếu hỏi “các bác bên nhà có hèn không?” thì “hèn” là nói đến sức khỏe.
Hỏi đường đi ở Mã Kiều, họ chỉ Đông thực ra là Tây, nói Bắc là Nam và ngược lại. Nguyên do bắt nguồn từ việc đi săn, người Mã Kiều sợ thú rừng nghe hiểu tiếng người nên mới ngầm quy ước như vậy. Họ tin bất kỳ sự vật nào cũng đều có sức sống, có ý chí.
Sự nhân cách hóa, tâm linh hóa phản ánh rất sống động trong ngôn ngữ và làm nên đặc trưng thứ hai trong từ điển Mã Kiều. Con người nơi đây có thói quen nói chuyện với mọi thứ xung quanh, dỗ dành, khuyên nhủ, mắng mỏ hay ban thưởng hoặc cho phép chúng.
Người Mã Kiều cự tuyệt nền văn minh hiện đại, “khoa học” đối với họ chỉ là thói lười biếng, chẳng khác nào mấy anh chàng lười ở phủ Thần Tiên, luôn vin cớ “khoa học” để suốt ngày chẳng làm việc gì. Họ có một từ rất lạ lùng, ấy là “say phố”, giống như say tàu say xe, dân làng hễ ra thành phố là “say”, đến nỗi chẳng ai ở lâu được, phải vội vã quay về làng.
Họ tin rằng, văn minh hiện đại phát triển quá mức, tán phát quá mức sẽ không còn khả năng tụ hợp lại được. Sức lực tụ hợp một khi yếu đi có nghĩa là sự bắt đầu của cái chết. Vì thế khi đứng trước thế giới bên ngoài rộng lớn, người Mã Kiều luôn giữ thái độ cảnh giác cố chấp, coi tất cả là “ngoại di”, hàm ý khinh miệt, kỳ thị.
Tác giả Hàn Thiếu Công đưa ra nhiều kiến giải độc đáo về những cái bẫy ngôn ngữ, qua đó tìm lại những mẩu lịch sử cực nhỏ bị chôn vùi theo quá trình sử dụng ngôn ngữ.
Tác phẩm không sử dụng thủ pháp sáng tác truyền thống mà kết hợp nhiều thể loại như ngôn ngữ xã hội học, tùy bút, tiểu thuyết kinh điển; dùng “từ” và “điển” để tạo ra hàng loạt các câu chuyện phong phú mà sinh động.
Lôi cuốn và hài hước, cuốn sách là chuyến phiêu lưu khám phá sức mạnh ngôn ngữ, hé lộ một Trung Quốc mà nhiều người chưa từng biết tới.
P.VTừ khóa » Từ điển Mã Kiều
-
Từ Điển Mã Kiều | Tiki
-
Từ điển Mã Kiều - Báo Người Lao động
-
Từ Điển Mã Kiều - FAHASA.COM
-
Từ điển Mã Kiều - Giải Sách Hay
-
Yêu Cầu Sách - Từ Điển Mã Kiều - Hàn Thiếu Công - TVE-4U
-
Từ điển Mã Kiều By Han Shaogong - Goodreads
-
Những Biểu Hiện Của Tiểu Thuyết Từ điển Qua "Từ điển Mã Kiều"
-
Hàn Thiếu Công Và Tác Phẩm “Từ điển Mã Kiều” - Hànộimới
-
Nơi Bán Từ điển Mã Kiều - Hàn Thiếu Công Giá Rẻ Nhất Tháng 08/2022
-
Từ điển Mã Kiều - Shaogong Han - World Of Books
-
Từ điển Mã Kiều | Facebook