Từ Điển Thiền Tông Tân Biên - Vô Tận Đăng

LỜI NÓI ĐẦU Thiền tông – Căn cứ vào lịch sử hình thành và phát triển, với rất nhiều truyền thuyết sinh động và thiền ngữ kì dị tuyệt vời, cộng với sự ảnh hưởng dài lâu sâu sắc đến nền văn hóa Đông phương, cùng sự xâm nhập không ngừng của nó vào nền văn hóa Tây phương hiện nay, đã tạo thành một thế giới Thiền sâu xa và rộng lớn.

Trong thế giới thiền ấy, có lúc như hoa đỏ liễu xanh (Hoa hồng liễu lục), mắt ngang mũi dọc (Tỵ thụ nhãn hoành) rất phổ thông, rất bình thường; đôi khi như giọt tuyết trên lò lửa (Hồng lô thượng nhất điểm tuyết) thật đặc biệt, thật lạ lùng khiến mọi người vừa sợ vừa ngờ. Thiền quả là cao xa khó nắm bắt, nhưng lại gần gũi giản dị, vừa bình thường thực tế vừa siêu hình thần bí, không thể nghĩ bàn, đầy ắp những câu đố khó hiểu. Song càng khó hiểu càng gợi cho người đọc, người nghe bao niềm say mê, bao nỗi thắc mắc…. Quyển sách này được hình thành trên nền tảng Từ Điển Thiền Tông Hán Việt. Sở dĩ mang tên Từ Điển Thiền Tông Trung Việt - Tân biên vì nội dung bao gồm các mục từ nhân danh, địa danh, tác phẩm, thuật ngữ không chỉ của Trung Hoa mà còn của Việt Nam và được chỉnh sửa, bổ sung hình ảnh minh họa cho các mục từ trên hết sức phong phú. Do tính đặc biệt của thuật ngữ Thiền tông trong các tác phẩm chữ Hán về Thiền học, một thuật ngữ thiền đôi khi có đến hai nghĩa trái ngược nhau tùy ngữ cảnh, và khi tra cứu trong các từ điển Hán Việt thông thường thì không có. Cũng nhằm đáp ứng nhu cầu tìm học, phiên dịch các văn bản thiền từ Hán ngữ sang Việt ngữ của khá nhiều người nên sách này ra đời. Nay việc phiên dịch bổ sung và hiệu đính đã hoàn tất, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu quyển sách này đến quý độc giả gần xa. Nhân đây, chúng tôi xin chân thành cảm ơn Đại đức Chơn Không Khai Chánh, Tiến sĩ Đỗ Quốc Bảo, Sư cô Định Quang, cô Tín Thiện, Thu Hương và Diệu Phụng đã hết lòng giúp đỡ để hoàn thành tập sách. Bởi điều kiện biên dịch và khả năng của dịch giả còn có hạn, Từ Điển Thiền Tông Trung Việt khó tránh khỏi những sơ suất. Với lòng biết ơn sâu sắc, chúng tôi mong muốn quý độc giả cao minh chỉ giáo để sách này trong lần tái bản sau được hoàn chỉnh hơn. HÂN MẪN-THÔNG THIỀN Kính ghi

THỂ LỆ CHUNG

I.NỘI DUNG:

Sách này gồm có 5 phần:

1.Thuật ngữ Thiền tông: Khoảng 4.000 mục từ, bao gồm các loại:

Các thiền lâm phương ngữ: Bả kế đầu nha, Khả trung, Văn toản thiết ngưu…

Các điển cố ngữ: Đạc lạc toản, Mạc-da kiếm, Một huyền cầm…

Các tục ngữ: Dữ ma, Tác ma sinh…

Các khẩu ngữ của Thiền sư: Dã, Di, Đốt, Hảo, Khứ, Ni…

Các thành ngữ của dân gian Trung Quốc được Thiền sư thường sử dụng: Lưỡng thái nhất tái, Nhất bão vong bách cơ, Tác tặc nhân tâm hư,..

Các hành nghiệp ngữ (ngôn ngữ trong nghề): Điển tọa, Ha Phật mạ Tổ, Hắc tất dũng, Mại tử miêu đầu, Pháp hiệu, Pháp khí, Tạng chủ, Thái đầu, Tổ ấn trùng quang…

Ngoài ra, còn có những từ không nằm trong 6 loại trên, ý nghĩa của nó thế gian ít dùng mà thiền sư lại dùng, tần số xuất hiện khá cao trong trước tác thiền tông.

2. Nhân danh: Mở đầu ghi rõ mục từ thuộc loại nào: Thiền sư, cư sĩ, học giả…

3. Địa danh: Mở đầu ghi rõ mục từ thuộc loại nào: Chùa, tháp, núi… chỉ chọn những địa danh thường gặp trong sách Thiền thuộc đời Đường, Tống, Trung Quốc và những ngôi chùa Việt Nam do các vị Thiền sư đắc đạo xây cất hoặc trụ trì. Đặc biệt là có sự góp mặt của các thiền viện thuộc Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam đương đại.

4. Tác phẩm: Mở đầu ghi rõ mục từ thuộc loại nào: Đăng lục, ngữ lục, bút ký, nghị luận, thi ca, sơn chí.

5. Phụ lục:

11 đồ biểu về pháp hệ Thiền tông Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản

5 đồ biểu về pháp hệ Thiền tông Việt Nam.

1 bản đồ Thiền Đông Độ

3 bản đồ Thiền tông Việt Nam.

Bốn phần trên được xếp xen lẫn nhau theo thứ tự A, B, C… còn phần phụ lục được để riêng.

Như thế, Từ Điển Thiền Tông Trung-Việt tính chung có trên 5000 mục từ và những mục từ nào thuộc thuật ngữ trích dẫn thơ, hoặc thuộc về ngữ pháp, thí dụ như những hư tự: HẢO, HOÀN, KHỨ, SINH… sẽ có kèm chữ Hán trong phần trích dẫn.

II. CÁCH TRÌNH BÀY:

Các mục từ được xếp theo thứ tự mẫu tự tiếng Việt: A, B, C, D, Đ, Ê, G, H, I, K, L, M, N, O, P, Q, R, S, T, U, V, X, Y.

Dấu giọng theo bộ ký tự tiếng Việt: Ngang, sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng.

Mỗi một mục từ được trình bày như sau:

- Tên mục từ bằng âm Hán Việt,

- Chữ Hán phồn thể.

- Còn gọi: Tức là các từ đồng nghĩa.

- Phần định nghĩa

- Phần giải thích

- Phần thí dụ

- Theo: Liệt kê tài liệu tham khảo dẫn chứng (Phần lớn các mục từ không nêu phần này là căn cứ vào Thiền Tông Từ Điển của nhóm Viên Tân).

- Xem: Mời xem các mục từ có liên quan.

III. KÝ HIỆU:

BNL: Bích Nham Lục

Phần thí dụ trích dẫn bằng chữ Hán.

( ): Lời bình của các Thiền sư xen kẽ trong các đoạn văn được trích dẫn.

(…): Lược bỏ khoảng giữa.

Phần Việt dịch các đoạn văn được trích dẫn (được in nghiêng).

Thí dụ:

NHẤT CÚ ĐẠO TẬN

Chỉ cần dùng một câu mà thông suốt được cốt tủy của Phật pháp.

Tắc 76, BNL ghi:

云。 ( 行。 盡。 )

Bảo Phúc nói: Người cho, người nhận cả hai đều mù (Theo mệnh lệnh mà thi hành, chỉ cần nghe một câu mà thông suốt cốt tủy Phật pháp, ít gặp được người như thế).

Trong một thuật ngữ của thiền sư dùng thường có hai nghĩa: Nghĩa đen, tức nghĩa bình thường của thành ngữ, phương ngữ, điển cố ngữ mà mọi người dân Trung Quốc đều có thể hiểu. Nghĩa bóng, tức là nghĩa hợp với ý của thiền sư muốn nói. Tùy trường hợp, trong phần Việt dịch của phần trích dẫn, chúng tôi có khi dùng nghĩa bóng để phù hợp với văn cảnh.

Thí dụ :

Nghĩa đen :

DŨNG ĐỂ THOÁT

Cái thùng bị lủng đáy. (Nghĩa đen)

Thiền tông mượn từ này để chỉ cho trạng thái không còn mảy may nghi hoặc, không lưu lại bất cứ vật nào trong tâm. (Nghĩa bóng)

Tắc 22 BNL ghi:

山。 事。 無。 棒。 麼。 似。

Về sau, tôi đến Đức Sơn hỏi: Việc trong Tông thừa xưa kia, người học có phần chăng? Sơn đánh cho một gậy, bảo: Nói cái gì? Lúc ấy tôi như thùng lủng đáy.

Nghĩa bóng :

BÁT THẢO CHIÊM PHONG

Vạch cỏ đón gió. (Nghĩa đen)

Thiền tông mượn từ này để chỉ cho việc đoạn trừ vọng tưởng, tham cứu đến chỗ huyền diệu. (Nghĩa bóng)

ĐSNL ghi:

縣、 連、 人。 風、 重。

Ngươi đi đến Lễ Lăng ở huyện Du, nơi các thất đá liền nhau có một đạo nhân tên Vân Nham. Nếu người trừ được vọng tưởng, tham cứu đến chỗ huyền diệu, chắc chắn sẽ được y ta quý trọng.

Ngoài ra, các thuật ngữ Hán Việt đồng nghĩa được giải thích qua một thuật ngữ mà soạn giả cho là tiêu biểu nhất, sẽ được xếp trong phần Còn gọi (được in nghiêng).

Thí dụ:

THÂN TÂM NHẤT NHƯ

Còn gọi: Sắc tâm bất nhị, Tính tướng bất nhị.

IV. VIẾT TẮT:

Tên tác phẩm được trích dẫn trong sách này:

BNL: Bích Nham Lục

BTTQCNK: Bách Trượng Thanh Quy Chứng Nghĩa Ký

CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng Lục

CPNT: Chính Pháp Nhãn Tạng

CTTNL: Cổ Tôn Túc Ngữ Lục

DTNL: Duy Tắc Ngữ Lục

ĐCNL: Đại Châu Ngữ lục

ĐSNL: Động Sơn Ngữ Lục

ĐHNL: Đại Huệ Ngữ Lục

ĐQMT: Đại Quang Minh Tạng

GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng Lục

HĐNL: Hư Đường Ngữ Lục

HNNL: Huệ Nam Ngữ Lục

HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du Tập

KĐL: Kế Đăng Lục (VN)

KHL: Khóa Hư Lục (VN)

KTTP: Kiến Tánh Thành Phật (VN)

KTTQTĐL: Kiến Trung Tịnh Quốc Tục Đăng Lục

LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu

LGL: Lâm Gian Lục

LTNL: Lâm Tế Ngữ Lục

MANL: Mật Am Ngữ Lục

MBTL: Minh Bản Tạp Lục

MGNL: Minh Giác Ngữ Lục

NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên

NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán

NHQL: Nguyên Hiền Quảng Lục

NLNL: Nguyên Lai Ngữ Lục

NTNL: Như Tịnh Ngữ Lục

NTNM: Nhân Thiên Nhãn Mục

PDNL: Pháp Diễn Ngữ Lục

PDgNL: Phần Dương Ngữ Lục

PHNL: Phương Hội Ngữ Lục

PKNL: Phạm Kỳ Ngữ Lục

PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển

STBTTQ: Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy

TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục Truyện

TCNL: Triệu Châu Ngữ Lục

TCTT: Tống Cao Tăng Truyện

TDL: Thung Dung Lục

TĐSU: Tổ Đình Sự Uyển

TĐT: Tổ Đường Tập

TLBH: Thiền Lâm Bảo Huấn

TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo Truyện.

TMVK: Tông Môn Võ Khố

TMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền Sư Tạp Lục

TLTKT: Thiền Lâm Tượng Khí Tiên

TPQL: Trung Phong Quảng Lục.

TQST: Thiền Quan Sách Tiến

TTBH: Thiền Tông Bản Hạnh (VN)

TTĐL: Tục Truyền Đăng Lục

TTM: Tín Tâm Minh

TTTCLCTT: Thiền Tông Tụng Cổ Liên Châu Thông Tập

TTTL: Tam Tổ Thực Lục (VN)

TTTSNL: Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục (VN)

TUMC: Thiền Uyển Mông Cầu

TUTA: Thiền Uyển Tập Anh (VN)

TUTQ: Thiền Uyển Thanh Quy

VCSC: Vân Cư Sơn Chí

VINL: Văn Ích Ngữ Lục

VMQ: Vô Môn Quan

VMQL: Vân Môn Quảng Lục

VNVHTH: Việt Nam Văn Hóa Tổng Hợp.

VPQTL: Vạn Pháp Quy Tâm Lục

Chữ viết tắt:

đc.ng: điển cố ngữ

hn.ng: hành nghiệp ngữ

k. ng.: khẩu ngữ

t.ng: tục ngữ

th.ng: thành ngữ

tlp.ng: thiền lâm phương ngữ

X.: xem.

Từ khóa » Từ điển Thiền Tông Hán Việt