Từ điển Tiếng Việt "hối Lộ" - Là Gì?
Có thể bạn quan tâm
một loại hình tham nhũng, lạm dụng chức vụ, quyền lực, uy tín của mình hay của cơ quan một cách phi đạo đức và trái pháp luật nhằm đạt được lợi ích cá nhân bằng các thủ đoạn trắng trợn hay tinh vi buộc người khác lễ lạt của cải, tiền bạc cho mình để làm một việc, một dịch vụ không thuộc trách nhiệm, quyền hạn của mình hoặc không làm một việc, dịch vụ mà mình phải làm, theo yêu cầu của người đưa HL. Vd. trong việc xét xử một vụ kiện, trong việc đề bạt chức vụ, trốn thuế, lậu thuế...
Mỗi một xã hội có những tiêu chuẩn riêng về giá trị văn hóa, bao hàm những tiêu chuẩn chung để xác định bản chất hối lộ và tham nhũng; nhưng dù với hình thức, phương pháp, thủ đoạn như thế nào mà công chức hay người có quyền hành nhận HL của tư nhân, hoặc của một tổ chức, một người khác nhờ mình đều là tham nhũng dưới hình thức HL và bị pháp luật trừng trị. Không những nhận HL là phi đạo đức và phạm pháp, mà hành vi đưa HL cũng là phi đạo đức và phạm pháp. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn đặt ra những khoản thu trực tiếp hay gián tiếp để chia nhau hưởng lợi ngoài giới hạn quy định, không được pháp luật cho phép, cũng là một hình thức HL.
Tội HL được quy định trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 (điều 280) và trong Pháp lệnh chống tham nhũng (chương III). HL gồm: nhận HL, môi giới HL, đưa HL. Nhận HL là lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian để nhận tiền của hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kì hình thức nào để làm một việc thuộc hoặc có khi không thuộc trách nhiệm của mình, hoặc không làm một việc phải làm, hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn để làm một việc không được phép làm. Tội nhận HL trong trường hợp bình thường có thể bị xử phạt tù từ 2 đến 7 năm; trong trường hợp nghiêm trọng có thể bị xử phạt tù từ 7 đến 15 năm; trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng bị xử phạt tù từ 15 đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Làm môi giới HL là hình thức trung gian giúp vào việc xác lập và thoả thuận việc người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc có lợi cho người đưa HL và theo sự uỷ nhiệm của người đưa HL chuyển tiền, của HL cho người nhận. Theo điều 289 và 290 Bộ luật hình sự năm 1999 thì tội đưa HL và tội làm môi giới HL trong trường hợp thường có thể bị xử phạt tù từ 1 đến 6 năm; trong trường hợp nghiêm trọng có thể bị xử phạt tù từ 6 đến 13 năm; trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng có thể bị xử phạt tù từ 13 đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Luật hình sự Việt Nam khoản 6 điều 289 còn quy định "người bị ép buộc đưa HL mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa HL. Người đưa HL tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa HL".
Từ khóa » Nhận Hối Lộ Nghĩa Là Gì
-
Nhận Hối Lộ Là Gì? Quy định Về Tội Nhận Hối Lộ Theo Bộ Luật Hình Sự?
-
Nhận Hối Lộ Là Gì ? Quy định Pháp Luật Về Nhận Hối Lộ
-
Hối Lộ Là Gì? Quy định Pháp Luật Hình Sự Hiện Hành Về Các Tội Phạm ...
-
Hối Lộ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nhận Hối Lộ Là Gì? Nhận Hối Lộ Bao Nhiêu Thì Bị Truy Tố?
-
Nhận Hối Lộ Là Gì? - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Ví Dụ Về Nhận Hối Lộ - Luật Trần Và Liên Danh
-
Tội Nhận Hối Lộ Bị Xử Lý Thế Nào Theo Quy định Mới Nhất - LuatVietnam
-
Nhận Hối Lộ Bao Nhiêu Thì Bị Truy Tố? Mức Phạt Hiện Nay Thế Nào?
-
Hối Lộ - Hành Vi Vi Phạm Về Chức Vụ Nghiêm Trọng!
-
Bàn Về Tội Nhận Hối Lộ Điều 354 BLHS - Tạp Chí Tòa án
-
Tội Nhận Hối Lộ Theo Luật Hình Sự Mới
-
Vì Sao Doanh Nghiệp Cần Phòng Chống Tham Nhũng?
-
Hối Lộ Và Những Sửa đổi Pháp Luật Cần Thiết để Chống Hối Lộ