Từ điển Tiếng Việt "nguyên âm đôi" - Là Gì?

Từ điển tổng hợp online Từ điển Tiếng Việt"nguyên âm đôi" là gì? Anh-Việt Việt-Anh Nga-Việt Việt-Nga Lào-Việt Việt-Lào Trung-Việt Việt-Trung Pháp-Việt Việt-Pháp Hàn-Việt Nhật-Việt Italia-Việt Séc-Việt Tây Ban Nha-Việt Bồ Đào Nha-Việt Đức-Việt Na Uy-Việt Khmer-Việt Việt-Khmer Việt-Việt Tìm

nguyên âm đôi

sự kết hợp hay sự tổ hợp của hai nguyên âm - âm tiết tính và phi âm tiết tính - trong phạm vi một âm tiết, xét thuần tuý về mặt ngữ âm học. NÂĐ được cấu âm trượt từ một yếu tố hẹp đến một yếu tố rộng, hoặc ngược lại, từ một yếu tố rộng đến một yếu tố hẹp. Vd. oa, ai. Do đặc trưng ngữ âm và chức năng trong cấu trúc của âm tiết, NÂĐ được phân biệt theo hai loại: NÂĐ thật và NÂĐ giả. NÂĐ thật là NÂĐ đồng chất, cân bằng và cố định. Xét về chức năng, NÂĐ thật có tính đơn âm vị, là yếu tố âm tiết tính (âm chính) như các nguyên âm đơn khác trong cấu trúc âm tiết. Trong tiếng Việt có 3 nguyên âm đôi thật: /ie/ (chữ viết iê, yê, ia), /шγ/ (chữ viết ươ, ưa), /uo/(chữ viết uô, ua). Vd. miến, chuyển, chia; ương, chưa, uống, thuốc, lúa. NÂĐ giả là sự tổ hợp của nguyên âm có độ căng không như nhau, tức là một yếu tố âm tiết tính, một yếu tố phi âm tiết tính, khác với NÂĐ thật. Vd. oa và ai trong hai âm tiết “hoa” và “hai” là hai NÂĐ giả.

Tra câu | Đọc báo tiếng Anh

Từ khóa » Nguyên âm đôi Trong Tiếng Việt Lớp 1 Là Gì