Từ điển Tiếng Việt - Từ Hom Là Gì
Có thể bạn quan tâm
Tra cứu Từ điển tiếng Việt
hom | dt. Nan tre để đan: Vớt hom // Nắp lờ nắp đụt đan giụm đầu nan nhọn vô trong để cá tôm ra không được: Chớ nghe lời phỉnh tiếng phờ, Thò tay vào lờ mắc kẹt cái hom (CD) // Cái râu ở đầu hột lúa // Vật dài và nhọn: Hom cá, hom cau // Những lát đồng hay sắt trong ống khoá làm chốt chận cái móc ống-khoá lại: Khoá liệt hom // Giữ lấy, không rời ra, không sài ra: Hom tiền trong lưng // Dùng chất dẻo xảm kín các đường hèm: Hòm (hàng) nơi đây hom kỹ hơn các nơi khác. |
hom | tt. Gầy-còm: Đói cơm thì mặt phải hom. |
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Lê Văn Đức |
hom | - d. 1. Đồ đan hình nón có răng như răng lược để đậy miệng giỏ. 2. Khung bằng tre, nứa để phết giấy ở ngoài: Hom ngựa giấy; Hom quạt.- d. 1. Cái lông ở đầu hạt thóc: Thóc có hom. 2. Cái tua ở trong cái khóa: Hom khóa. 3. Cái xơ hay cái xương nhỏ: Hom cau; Hom cá.- d. Đoạn thân cây sắn dùng để cắm xuống mà trồng: Chọn hom sắn. |
Nguồn tham chiếu: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức |
hom | Nh. Bầul. |
hom | dt. Lông cứng ở đầu hạt thóc. |
hom | dt. Đoạn thân cây dùng để dâm cây: hom sắn o hom dâu. |
hom | dt. 1. Bộ khung làm bằng tre để phết giấy ngoài, tạo nên vật gì đó: hom hành nhân. 2. Bộ gồm bốn thanh tre mỏng, nhỏ và dai, bền, dùng để gài rạ, cỏ, lá cây làm thành chiếc tranh lợp nhà: mua mâý chục bộ hom để đánh tranh o tranh hỏng hết, chỉ còn trơ hom ra. 3. Cái thanh đặt ngang trên né để tằm làm kén. |
hom | dt. Bộ phận đậy một số dụng cụ bắt, nhốt tôm cá, có hình phễu: cái hom giỏ. |
hom | đgt. 1. Trát, dán kín trên bề mặt hoặc bịt các khe hở: tường mới hom xong o Thùng hom kín. 2. Giữ rịt lấy, không đưa ra; om: hom tiền không chịu tiêu xài. |
hom | tt. (Khuôn mặt) gầy teo tóp, xương xẩu: mặt hom o mắt hom. |
Nguồn tham chiếu: Đại Từ điển Tiếng Việt |
hom | dt Đồ đan bằng tre, hình nón, có răng như răng lược, dùng để dậy miệng giỏ: Trai có vợ như giỏ có hom (tng). |
hom | dt Đoạn thân cây dùng để cắm xuống mà trồng: Hom sắn; Hom dâu. |
hom | dt 1. Khung bằng tre nứa để phết giấy ở ngoài làm đồ mã: Hom ngựa giấy 2. Cốt tre, cốt gỗ của quạt: Phết giấy lên hom quạt. |
hom | dt Cái lông ở đầu hạt thóc: Hạt thóc nào chẳng có hom. |
hom | dt 1. Cái xơ nhỏ như cái lông: Hom cau 2. Cái sọi nhỏ trong cái khoá: Hom khoá. |
hom | tt Nói mặt gầy quá: Mặt hom, nhô gồ má. |
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Nguyễn Lân |
hom | dt. 1. Nan tre để đan, để ghép: Hom tranh, hom thúng. // Hom tranh, hom để đan tranh. Hom thúng, hom đang thúng. 2. Nan ở miệng lờ, miệng đó để cho cá vào được mà không ra được. |
hom | dt. Xương nhỏ, dăm: Mắc hom, xương hom, hom cá. |
hom | tt. Gầy còm: Mặt hom, mắt lõm. |
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Thanh Nghị |
hom | .- d. 1. Đồ đan hình nón có răng như răng lược để đậy miệng giỏ. 2. Khung bằng tre, nứa để phết giấy ở ngoài: Hom ngựa giấy; Hom quạt. |
hom | .- d. 1. Cái lông ở đầu hạt thóc: Thóc có hom. 2. Cái tua ở trong cái khoá: Hom khoá. 3. Có xơ hay cái xương nhỏ: Hom cau; Hom cá. |
hom | .- d. Đoạn thân cây sắn dùng để cắm xuống mà trồng: Chọn hom sắn. |
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Việt Tân |
hom | 1. Nan bằng tre vót để đan, để ghép: Hom lược, hom tranh, hom rỏ. Nghĩa rộng: Nói cái nan ở miệng lờ, miệng giỏ để cho cá vào được mà không ra được: Chồng như rỏ, vợ như hom. 2. Cái khung đan ở trong: Đan hom ngựa giấy, ghép hom quạt. |
hom | Cái râu ở đầu hột lúa: Hạt thóc có hom. Nghĩa rộng: Cái tua ở trong khoá: Hom khoá. |
hom | Xương dăm: Hom cau, hom cá. |
hom | Gầy còm: Đói cơm thì mặt phải hom. |
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí |
* Từ tham khảo:
- hom hỏm
- hòm
- hòm
- hòm chân
- hòm gian
- hòm hòm
* Tham khảo ngữ cảnh
Trương nhớ lại hom gặp Thu lần đầu và hai con mắt của Thu to và đen sáng lóng lánh ẩn trong khung vải trắng. |
Đưa về để cẩn thận trong hom. |
Tự cắt cỏ phơi khô , tự xin tre chẻ hom , đánh lấy hai chục cái tranh , mỗi cái dài mét rưỡi nộp cho nhà trường. |
Chín Hiếc , Mười Khai dắt theo một người hom hem mắt sếch , luôn nhấp nháy tên gọi là Tư nhấp nháy. |
Đưa về để cẩn thận trong hom. |
Tự cắt cỏ phơi khô , tự xin tre chẻ hom , đánh lấy hai chục cái tranh , mỗi cái dài mét rưỡi nộp cho nhà trường. |
* Từ đang tìm kiếm (định nghĩa từ, giải thích từ): hom
Bài quan tâm nhiều
Chữ quốc ngữ - Sự hình thành, phát triển và những đóng góp và văn hóa Việt Nam
Lịch sử chữ Quốc ngữ và vấn đề chuẩn hóa chính tả hiện nay
Cuốn sách in chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam lên hạng vô giá
65 năm ngành Ngôn ngữ học: Thành tựu “Giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt” và những vấn đề đặt ra hiện nay
Lịch sử đầy sóng gió của chữ quốc ngữ
Từ khóa » Cái Hom Là Gì
-
Lưu Phải Nhớ 'đàn ông Là Cái Giỏ, Phụ Nữ Là Cái Hom' - VnExpress
-
Chồng Là Cái Giỏ, Vợ Là Cái Hom - Gõ Tiếng Việt
-
Đàn Bà Là Hom, đàn ông Là Giỏ? - Báo Phụ Nữ - Phunuonline
-
Nghĩa Của Từ Hom - Từ điển Việt
-
Khi Cái “giỏ” Thiếu “hom” - Báo Bắc Giang
-
Giờ Mới Hiểu Câu Chồng Là Giỏ, Vợ Là Hom
-
đàn ông Như Giỏ, đàn Bà Như Hom Là Gì? - Từ điển Thành Ngữ Tiếng ...
-
Từ điển Tiếng Việt "hom" - Là Gì?
-
Thành Ngữ – Tục Ngữ: Chồng Cái đó, Vợ Cái Hom | Ca Dao Mẹ
-
HOM Là Gì? -định Nghĩa HOM | Viết Tắt Finder
-
CÁI HÒM - Nghĩa Trong Tiếng Tiếng Anh - Từ điển
-
Những Cái Hòm được Sử Dụng Phổ Biến Hiện Nay Là Gì?
-
Hom Nghĩa Là Gì? - Từ-điể
-
“Chồng Như Cái đó, Vợ Như Cái Hom” | Báo Dân Trí