Từ điển Tiếng Việt - Từ Khéo Là Gì
Có thể bạn quan tâm
Tra cứu Từ điển tiếng Việt
khéo | tt. Giỏi-giắn, có tài làm ra vật đẹp mà ít tốn-hao: Thợ khéo, vợ khéo // Đẹp, đâu đó vừa-vặn: Chữ khéo, cái áo khéo // trt. Cách hay-ho vừa-vặn: Khéo ăn khéo ở, khéo nói, khéo xoay; Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm; Khen ai khéo tiện ngù cờ, Khéo xây bàn án, khéo thờ tổ-tiên (CD)// Thường, hay có luôn: Chữ tài chữ mạng khéo là ghét nhau (K)// Bậy, ai đâu (dùng cách mỉa-mai): Rõ khéo! Khéo nói hôn! Khéo dư nước-mắt khóc người đời xưa (K)// Kẻo, tiếng nhắc chừng: Khéo té, khéo xe cán; Chàng ơi đi trẩy khéo trưa, Cửa nhà cậy mẹ nắng mưa cậy trời (CD). |
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Lê Văn Đức |
khéo | - I. t. 1. Có tài năng, kỹ thuật, biết làm đẹp, làm tốt : Thợ khéo ; May vá khéo. Khéo chân khéo tay. Có khả năng về thủ công. 2. Biết cách cư xử, đối đãi cho vừa lòng người khác : Ăn ở khéo ; Khéo chiều vợ . Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm. Biết cách thu xếp thì dù phương tiện có thiếu thốn cũng vẫn được ổn. II. ph. Rõ thật : Khéo ỡm ờ chưa ! ; Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau (K). III. l .Thế thì có lẽ : Đi chậm khéo nhỡ tàu mất. |
Nguồn tham chiếu: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức |
khéo | I. tt. 1. Tài nghệ trong công việc, tạo được những sản phẩm đẹp, tinh tế: khéo tay o làm gì cũng khéo. 2. Hợp lí trong sắp xếp, tính toán công việc: khéo sắp xếp thời gian o khéo lo đời sống gia đình. 3. Biết làm vừa lòng người khác trong đối xử: khéo nói o ăn ở rất khéo. 4. Vừa vặn, thích hợp, do biết tính toán: Cái áo mặc khéo thật. 5. Xinh, đẹp: Con bé trông khêo thật. II. pht. 1. Có thể là, không chừng là: Trời này khéo mưa đấy. 2. Chứ không thì; kẻo: đi cẩn thận khéo ngã o nói nhỏ thôi, khéo lộ hết bí mật. |
Nguồn tham chiếu: Đại Từ điển Tiếng Việt |
khéo | tt 1. Có tài năng, có kĩ thuật; biết làm đẹp, làm tốt: Người thợ khéo; Người phụ nữ khéo. 2. Vừa vặn: Cái áo mặc thế là khéo. 3. Đẹp, xinh: Cách múa thật khéo; Cái cười mới khéo làm sao!. trgt 1. Biết cách cư xử: Khéo ăn ở với mọi người; Anh ta khéo chiều vợ; Phải biết cách khéo lợi dụng kinh nghiệm (HCM). 2. Có tài làm đẹp, làm tốt: May vá khéo; Vẽ khéo. 3. Biết lựa lời cho hợp tình thế: Nói khéo với người ta. 4. Rõ thật: Câu chuyện khéo buồn cười; Có khéo điên lại làm thế. 5. Thực là: Khá trách chàng Trương khéo phũ phàng (Lê Thánh-tông). 6. Biết cách làm đúng: Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm (tng). lt Thế thì có lẽ: Đi chậm thế này, khéo lỡ tàu mất. tht Từ đòi hỏi phải cẩn thận: Khéo! Đừng đập nữa, vỡ mất!. |
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Nguyễn Lân |
khéo | tt. 1. Hay, giỏi: Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm, Hoa sao hoa khéo đoạ đầy bấy hoa (Ng.Du) // Khéo ăn khéo ở. 2. Tiếng nói mai mỉa: Khéo dư nước mắt khóc người đời xưa (Ng.Du) 3. trt. Ngẫu nhiên: Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau (Ng.Du) Khéo vô duyên bấy là mình với ta (Ng.Du) // Khéo ngã, coi chừng kẻo ngã. |
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Thanh Nghị |
khéo | .- I. t. 1. Có tài năng, kỹ thuật, biết làm đẹp, làm tốt: Thợ khéo; May vá khéo. Khéo chân khéo tay. Có khả năng về thủ công. 2. Biết cách cư xử, đối đãi cho vừa lòng người khác: Ăn ở khéo; Khéo chiều vợ. Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm. Biết cách thu xếp thì dù phương tiện có thiếu thốn cũng vẫn được ổn. II. ph. Rõ thật: Khéo ỡm ờ chưa!; Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau (K). III. l.Thế thì có lẽ: Đi chậm khéo nhỡ tàu mất. |
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Việt Tân |
khéo | 1. Hay, giỏi, trái với vụng: Khéo chân, khéo tay, khéo ăn, khéo nói. Văn-liệu: Vụng chèo, khéo chống. Khéo vá vai, tài vá nách. Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm. Khi nên phung-phá cũng nên, Khi suy dầu khéo giữ-gìn cũng suy. Rượu ngon bất nệ be sành, áo rách khéo vá hơn lành vụng may. Khéo vô duyên bấy là mình với ta! (K). Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau! (K). Hoa sao hoa khéo đoạ đày bấy hoa! (K). Giấc nam-kha khéo bất-bình! (C-o). Cái phong-ba khéo cợt phường lợi-danh (C-o). 2. Tiếng nói mỉa, nói mát: Khéo bày trò. Khéo dư nước mắt khóc người đời xưa (K). 3. Ngẫu nhiên: Khéo thay gặp gỡ cũng trong chuyển-vần (K). |
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí |
* Từ tham khảo:
- khéo ăn thì no, khéo co thì ấm
- khéo chân khéo tay
- khéo con mắt, vụng hai bàn tay
- khéo đấy
- khéo để cái méo ra ngoài
- khéo ghét
* Tham khảo ngữ cảnh
Cậu lại kkhéonịnh hót đủ hết mọi ông sếp , biết cách luồn lụy , len lỏi , nên sau bốn năm soát vé trên tàu , cậu được làm Phó thanh tra đường xe hỏa với một món lương tây ngoài hai trăm đồng. |
Nhưng bà Tuân khôn kkhéokhuyên : Cứ theo đúng lề lối thì vẫn thế. |
Nghe mẹ nói , bỗng nàng sinh ngờ rằng bà Tuân chỉ khôn kkhéothân thiện để cho được việc. |
Sở dĩ nàng ngờ bà khôn kkhéođi dỗ dành nàng và đem lòng ghét bà chỉ tại mợ phán đã quá khắc nghiệt với nàng. |
Mợ phán như muốn lấy lòng mẹ đã kkhéochọn được một nàng hầu ngoan ngoãn , giọng nịnh hót : Nó cũng dễ bảo , nhu mì và hiền lành. |
Vào bếp thấy Trác đang thái thịt , bà khen lấy khen để : Gớm , cô khéo nhỉ , mua miếng thịt nạc quá. |
* Từ đang tìm kiếm (định nghĩa từ, giải thích từ): khéo
Bài quan tâm nhiều
Chữ quốc ngữ - Sự hình thành, phát triển và những đóng góp và văn hóa Việt Nam
Lịch sử chữ Quốc ngữ và vấn đề chuẩn hóa chính tả hiện nay
Cuốn sách in chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam lên hạng vô giá
65 năm ngành Ngôn ngữ học: Thành tựu “Giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt” và những vấn đề đặt ra hiện nay
Lịch sử đầy sóng gió của chữ quốc ngữ
Từ khóa » Khéo Là Từ Gì
-
Khéo - Wiktionary Tiếng Việt
-
Nghĩa Của Từ Khéo - Từ điển Việt
-
Từ điển Tiếng Việt "khéo" - Là Gì?
-
Khéo Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Khéo Nghĩa Là Gì? - Từ-điể
-
'khéo Là' Là Gì?, Từ điển Tiếng Việt
-
'khéo' Là Gì?, Từ điển Tiếng Việt
-
Tìm Từ Trái Nghĩa Với Từ “khéo”
-
Từ Kheo Khéo Là Gì - Tra Cứu Từ điển Tiếng Việt
-
Kết Quả Tìm Kiếm Của 'khéo Léo' - TỪ ĐIỂN HÀN VIỆT
-
Lắt Léo Chữ Nghĩa: Khéo Léo Vốn Không Phải Là Từ Láy - Báo Thanh Niên
-
Giải Bài Luyện Từ Và Câu: Luyện Tập Về Từ Trái Nghĩa - Tech12h
-
Từ “Khôn Khéo” Là Loại Từ Gì - Giải Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4 - Lazi